- Xưa nay, cái gốc của học Văn, chính là học làm người. Nhưng cuộc đua về điểm số, trường lớp hiện nay đã góp phần khiến cho việc giảng dạy và học Văn cũng như thước đo cho sự trưởng thành về tâm hồn của học sinh bị lùi một quãng khá xa so với thực tế.
Bức thư của em học sinh Phạm Thị Mẫn gửi cô giáo dạy Văn của mình là câu trả lời rõ ràng cho “khoảng hụt” đó. Nhiều thầy cô giáo đã “nhìn lại” chính mình sau khi bức thư được đăng tải trên báo Văn nghệ Thái Nguyên, số 8/2011.
VietNamNet xin trích đăng bức thư này để độc giả cùng tham khảo.
"Cô kính yêu của em!
Chắc cô sẽ ngạc nhiên khi nhận và đọc xong lá thư này. Em nói như thế, phần vì chưa bao giờ em viết thư gửi cô, phần vì những điều em viết ra có thể sẽ làm cô rơi nước mắt, hoặc cô sẽ phẫn nộ vì tội bất kính của đứa học trò hỗn hào, hoặc cô sẽ giận run người. Vâng, dù thế nào em cũng xin chấp nhận, và không vì thế mà em vơi hao sự kính trọng và lòng biết ơn đối với cô.
Thưa cô, em đã từng được sống trong những bài giảng văn của cô. Em đã thấy mỗi khi nói về nỗi đau của con người, cô đều nghẹn lời, mắt rưng rưng lệ. Em đã thấy Con Người là một khái niệm chứa đựng trong đó bao điều lớn lao và đau khổ mà vì nó, cô của em đã tận tụy sống, tận tụy đem tình thương yêu tới lũ trò nhỏ, và cũng từng nhận về mình bao hệ lụy. (…)
Nhưng cô ơi, ở đời nhiều khi không biết thế nào là hay. Nếu như được ở bên cô là một niềm hạnh phúc, và học môn Văn cô dạy em đã giúp em thi đậu Đại học với điểm số cao, thì những ngày học môn Văn cũng là thời gian em phải chứng kiến nhiều việc mà lẽ ra ở tuổi học trò, chúng em chưa nên biết. Em đã suy nghĩ rất nhiều và thấy rằng, mình không thể im lặng lâu hơn được nữa.
(...) Thưa cô, em phải nói thực là dù vẫn biết cô là một giáo viên giỏi, nhưng không rõ tại sao, với nhiều bạn trong lớp em, giờ Văn thường là giờ buồn ngủ. Buồn ngủ lắm cô ạ, dù thương cô nhưng cơn buồn ngủ của tuổi mới lớn khiến chúng em không sao cưỡng lại được. Cô cũng biết, và có lần cô đã lại gần bạn Nam, dùng văn chương lay thật khẽ: “Tỉnh lại em ơi qua rồi cơn ác mộng!”, làm cả lớp cười ồ. (...)
Cô ạ, một trong các lý do để chúng em buồn ngủ trong giờ Văn là do phải học quá nhiều. (...) Nghĩa là với học sinh lớp 12, ngày “chạy sô ba ca” là chuyện thường tình. Mà môn nào thầy cô cũng yêu cầu: “Phải học! Phải học!”. Yêu môn Văn và kính trọng cô, nhưng nay nghĩ lại em thấy, áp lực như vậy mà cái đầu bé nhỏ của chúng em không “nổ tung” thì mới là chuyện lạ! Chúng em đã phải học như “cái máy”, học như để “nhồi nhét” vào đầu, thì còn đâu thời gian cảm thụ, nghiền ngẫm tác phẩm văn học?
Còn vì tình yêu văn chương, nếu chúng em cất lên tiếng nói thật, suy nghĩ thật của bản thân trong cảm thụ tác phẩm thì có khi sẽ tự làm khổ mình. Bởi chắc chắn tiếng nói thật, suy nghĩ thật đó không trùng khớp với những bài văn mẫu, với những “ba rem” mà thầy cô đã chuẩn bị sẵn. Và hình như đôi lúc thầy cô đã quên điều từng truyền dạy chúng em rằng: “Văn chương phải khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có...”.
Em nhớ, cô đã dạy thật hay trích đoạn Thề nguyền, ngợi ca một cô Kiều dám “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” đến tự tình với Kim Trọng. Và họ đã ở bên nhau cho đến sáng. Khi cô nói đến đó, có bạn đã thì thầm: “Thế mà không có con!” Em thì lại nghĩ, dù ở thời nào cũng không có cha mẹ nào đồng ý cho con gái mình chủ động đến nhà bạn trai như vậy.
Thầy cô dạy chúng em về đức hi sinh của người đàn bà miền biển. Chị ấy biết chấp nhận đớn đau từ những trận đòn dữ dội của người chồng chỉ để nhìn thấy đàn con được ăn no. Thày cô còn bênh vực lão đàn ông vũ phu rằng anh ta chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh. Vì đói khổ không lối thoát nên ngày nào anh ta cũng lôi vợ mình ra đánh.
Sao lại có thể oan ức như vậy? Giờ là thế kỉ nào rồi? Giải phóng phụ nữ ở đâu? Quyền con người ở đâu?
Rồi trong bài giảng “Về luân lý xã hội”... cô khen ngợi cách đặt vấn đề trực diện, bộc lộ quan niệm tư tưởng của một nhà Nho uyên bác, sắc sảo, thức thời: “Xã hội luân lí trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến”. Và cô đưa ra một loạt dẫn chứng: “dân ta quen phải ai tai nấy, ai chết mặc ai, cháy nhà hàng xóm bình chân như vại, đèn nhà ai nhà nấy rạng, chỉ nghĩ đến sự yên ổn của riêng mình, bất công cũng cho qua”.
Em ngồi nghe và nghĩ, nói như thế e có vơ đũa cả nắm hay không? Dù chỉ là một học sinh lớp 12, nhưng qua tìm hiểu, em đã lờ mờ nhận thấy chúng ta đã đi từ cực đoan này đến cực đoan khác.
Chương trình cũ hầu như chỉ một “tông” ca ngợi, chương trình mới lại yêu cầu chúng em tiếp cận một loạt vấn đề gai góc. Chúng em không dám cãi, vì cô nói rất say sưa, nhưng ngồi dưới nghe thì chúng em chưa phục. Vâng, thưa cô, còn bao điều nhức nhối mà em muốn gửi đến cô và không biết trang giấy này có nói hết.
(…) Và chúng em liên tục phải nghe để chép, nhìn máy chiếu và chép. Cô ngồi ghế đung đưa chân và đọc những con chữ từ một thế giới vô hình xa xăm nào đó.
Còn chúng em thì chép lia lịa, chép mà nhiều khi chẳng biết mình đang chép cái gì? Chép để khỏi bị cô phạt, chép để yên tâm khi thi cử có cái để ôn, nếu thuận tiện thì có cái để mà... “quay”!
Và thế là điều thầy cô dạy: “các em phải là những ngọn đèn tự sáng, lối học nhồi nhét nặng về đổ đầy kiến thức đã cũ kĩ lắm rồi” trở thành một sáo ngữ hơn là lời răn dạy có ý nghĩa thực hành. Một vài bạn không thích đi theo lối mòn, suy nghĩ và diễn đạt phá cách, thì nhận được lời phê: “Bài của em thể hiện tư duy độc lập, nhưng cần chú ý kiến thức cơ bản để đảm bảo yêu cầu thi cử”.
Thế đấy cô ạ, phải viết như khuôn mẫu mới dễ “ăn điểm”. Vì đáp án dài đến 3, 4 trang, qui định chi li kiến thức cần có, phần ghi chú bao giờ cũng nói rõ: “Học sinh có thể trình bày theo ý riêng”. Nhưng cái “ý riêng” liệu có ý nghĩa gì trước các bài văn mẫu?
Có lúc vô tình, cô từng kể về một bài thi làm đầy đủ cả ba câu chỉ được 2 điểm, và cô nói đùa: “Chắc vị giám khảo này say rượu!”. Sau này, phúc tra lại, bài ấy lại được 7 điểm, như thế là chênh lệch đến 5 điểm phải không cô?
(… ) Thưa cô, vì sao lại có những sai lệch như vậy?"
(Còn nữa)
Bức thư của em học sinh Phạm Thị Mẫn gửi cô giáo dạy Văn của mình là câu trả lời rõ ràng cho “khoảng hụt” đó. Nhiều thầy cô giáo đã “nhìn lại” chính mình sau khi bức thư được đăng tải trên báo Văn nghệ Thái Nguyên, số 8/2011.
VietNamNet xin trích đăng bức thư này để độc giả cùng tham khảo.
Hình minh họa. Nguồn ảnh: internet |
"Cô kính yêu của em!
Chắc cô sẽ ngạc nhiên khi nhận và đọc xong lá thư này. Em nói như thế, phần vì chưa bao giờ em viết thư gửi cô, phần vì những điều em viết ra có thể sẽ làm cô rơi nước mắt, hoặc cô sẽ phẫn nộ vì tội bất kính của đứa học trò hỗn hào, hoặc cô sẽ giận run người. Vâng, dù thế nào em cũng xin chấp nhận, và không vì thế mà em vơi hao sự kính trọng và lòng biết ơn đối với cô.
Thưa cô, em đã từng được sống trong những bài giảng văn của cô. Em đã thấy mỗi khi nói về nỗi đau của con người, cô đều nghẹn lời, mắt rưng rưng lệ. Em đã thấy Con Người là một khái niệm chứa đựng trong đó bao điều lớn lao và đau khổ mà vì nó, cô của em đã tận tụy sống, tận tụy đem tình thương yêu tới lũ trò nhỏ, và cũng từng nhận về mình bao hệ lụy. (…)
Nhưng cô ơi, ở đời nhiều khi không biết thế nào là hay. Nếu như được ở bên cô là một niềm hạnh phúc, và học môn Văn cô dạy em đã giúp em thi đậu Đại học với điểm số cao, thì những ngày học môn Văn cũng là thời gian em phải chứng kiến nhiều việc mà lẽ ra ở tuổi học trò, chúng em chưa nên biết. Em đã suy nghĩ rất nhiều và thấy rằng, mình không thể im lặng lâu hơn được nữa.
|
Cô ạ, một trong các lý do để chúng em buồn ngủ trong giờ Văn là do phải học quá nhiều. (...) Nghĩa là với học sinh lớp 12, ngày “chạy sô ba ca” là chuyện thường tình. Mà môn nào thầy cô cũng yêu cầu: “Phải học! Phải học!”. Yêu môn Văn và kính trọng cô, nhưng nay nghĩ lại em thấy, áp lực như vậy mà cái đầu bé nhỏ của chúng em không “nổ tung” thì mới là chuyện lạ! Chúng em đã phải học như “cái máy”, học như để “nhồi nhét” vào đầu, thì còn đâu thời gian cảm thụ, nghiền ngẫm tác phẩm văn học?
Còn vì tình yêu văn chương, nếu chúng em cất lên tiếng nói thật, suy nghĩ thật của bản thân trong cảm thụ tác phẩm thì có khi sẽ tự làm khổ mình. Bởi chắc chắn tiếng nói thật, suy nghĩ thật đó không trùng khớp với những bài văn mẫu, với những “ba rem” mà thầy cô đã chuẩn bị sẵn. Và hình như đôi lúc thầy cô đã quên điều từng truyền dạy chúng em rằng: “Văn chương phải khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có...”.
Em nhớ, cô đã dạy thật hay trích đoạn Thề nguyền, ngợi ca một cô Kiều dám “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” đến tự tình với Kim Trọng. Và họ đã ở bên nhau cho đến sáng. Khi cô nói đến đó, có bạn đã thì thầm: “Thế mà không có con!” Em thì lại nghĩ, dù ở thời nào cũng không có cha mẹ nào đồng ý cho con gái mình chủ động đến nhà bạn trai như vậy.
Thầy cô dạy chúng em về đức hi sinh của người đàn bà miền biển. Chị ấy biết chấp nhận đớn đau từ những trận đòn dữ dội của người chồng chỉ để nhìn thấy đàn con được ăn no. Thày cô còn bênh vực lão đàn ông vũ phu rằng anh ta chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh. Vì đói khổ không lối thoát nên ngày nào anh ta cũng lôi vợ mình ra đánh.
Sao lại có thể oan ức như vậy? Giờ là thế kỉ nào rồi? Giải phóng phụ nữ ở đâu? Quyền con người ở đâu?
Rồi trong bài giảng “Về luân lý xã hội”... cô khen ngợi cách đặt vấn đề trực diện, bộc lộ quan niệm tư tưởng của một nhà Nho uyên bác, sắc sảo, thức thời: “Xã hội luân lí trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến”. Và cô đưa ra một loạt dẫn chứng: “dân ta quen phải ai tai nấy, ai chết mặc ai, cháy nhà hàng xóm bình chân như vại, đèn nhà ai nhà nấy rạng, chỉ nghĩ đến sự yên ổn của riêng mình, bất công cũng cho qua”.
Em ngồi nghe và nghĩ, nói như thế e có vơ đũa cả nắm hay không? Dù chỉ là một học sinh lớp 12, nhưng qua tìm hiểu, em đã lờ mờ nhận thấy chúng ta đã đi từ cực đoan này đến cực đoan khác.
Chương trình cũ hầu như chỉ một “tông” ca ngợi, chương trình mới lại yêu cầu chúng em tiếp cận một loạt vấn đề gai góc. Chúng em không dám cãi, vì cô nói rất say sưa, nhưng ngồi dưới nghe thì chúng em chưa phục. Vâng, thưa cô, còn bao điều nhức nhối mà em muốn gửi đến cô và không biết trang giấy này có nói hết.
(…) Và chúng em liên tục phải nghe để chép, nhìn máy chiếu và chép. Cô ngồi ghế đung đưa chân và đọc những con chữ từ một thế giới vô hình xa xăm nào đó.
Còn chúng em thì chép lia lịa, chép mà nhiều khi chẳng biết mình đang chép cái gì? Chép để khỏi bị cô phạt, chép để yên tâm khi thi cử có cái để ôn, nếu thuận tiện thì có cái để mà... “quay”!
Và thế là điều thầy cô dạy: “các em phải là những ngọn đèn tự sáng, lối học nhồi nhét nặng về đổ đầy kiến thức đã cũ kĩ lắm rồi” trở thành một sáo ngữ hơn là lời răn dạy có ý nghĩa thực hành. Một vài bạn không thích đi theo lối mòn, suy nghĩ và diễn đạt phá cách, thì nhận được lời phê: “Bài của em thể hiện tư duy độc lập, nhưng cần chú ý kiến thức cơ bản để đảm bảo yêu cầu thi cử”.
Thế đấy cô ạ, phải viết như khuôn mẫu mới dễ “ăn điểm”. Vì đáp án dài đến 3, 4 trang, qui định chi li kiến thức cần có, phần ghi chú bao giờ cũng nói rõ: “Học sinh có thể trình bày theo ý riêng”. Nhưng cái “ý riêng” liệu có ý nghĩa gì trước các bài văn mẫu?
Có lúc vô tình, cô từng kể về một bài thi làm đầy đủ cả ba câu chỉ được 2 điểm, và cô nói đùa: “Chắc vị giám khảo này say rượu!”. Sau này, phúc tra lại, bài ấy lại được 7 điểm, như thế là chênh lệch đến 5 điểm phải không cô?
(… ) Thưa cô, vì sao lại có những sai lệch như vậy?"
(Còn nữa)
- Ban Giáo dục
Theo các độc giả, việc học môn Văn có những bất cập gì? Những ý kiến trong bức thư của em học sinh Phạm Thị Mẫn có phản ánh hiện tượng chung trong việc dạy và học môn Văn hiện nay? Báo VietNamNet rất mong nhận được các ý kiến đóng góp, phản hồi của độc giả về chủ đề này, theo hòm thư: bangiaoduc@vietnamnet.vn |