- Hiện đang sống cùng với gia đình ở Thụy Điển, mẹ KiKi than thở: "Thật là khốn khổ khi con người ta thì ngoan lành còn con mình thì bướng bỉnh, nghịch phá". Để uống nắn cậu con trai "cá biệt" này, mẹ KiKi đã rất kỳ công.
VietNamNet giới thiệu với độc giả "hành trình" thuần phục con trai bướng bỉnh của mẹ KiKi, trích đăng trên blog của mẹ KiKi cùng với sự cho phép của tác giả.
Khi con trai vào lớp 1, mình có một tâm trạng kỳ lạ ấy là ghen tị với những ông bố bà mẹ có thể chỉ cần đưa mắt một cái là con cái họ đâu vào đấy luôn. Họ làm phép thuật gì vậy? Có cái quyền lực bí ẩn nào đằng sau một cái đưa mắt ấy? Cái gì khiến một đứa trẻ đang phá phách bỗng trở nên "thuần phục" chỉ với một cái đưa mắt? Mình thực sự thèm khát cái "quyền lực" ấy.
Đầu tiên phải kể về con mình để cả nhà hiểu "gia cảnh" nhà mình. Anh chàng nhà mình là một đứa trẻ rất ngoan nếu: con được làm cái gì con muốn vào đúng lúc con muốn; con không nói trống không và cáu gắt; con chịu để các thây cô giáo giúp con; con biết lắng nghe và vâng lời. Mình là người luôn tự cho rằng mình quan tâm đầy đủ đến con, hiểu con và làm mọi điều tốt nhất có thể cho con, kể cả nghỉ làm để chăm con.
Chồng mình là một ông bố Việt Nam điển hình: yêu thương vợ con nhưng tự xem mình như một cái máy-gặt-đập-liên-hợp với trách nhiệm lao động kiếm tiền là công tác chính. Mình nuôi con theo cách "tây", dạy con sống tự lập, tự chịu trách nhiệm về mọi quyết định của con, mọi hành vi của con. Con mình không được chiều chuộng mà cũng bị phạt, phải ngồi vào góc time-out mỗi khi hư. Mình phản đối mọi hình thức bạo lực trong gia đình nên đánh con không nằm trong hệ thống phương pháp của mình.
Mình không có gì để phàn nàn về chuyện ăn uống ngủ nghỉ của con vì từ bé con đã được rèn ăn, ngủ, chơi đúng giờ. Con tự ăn, tự chơi, tự ngủ, tự xếp dọn. Thật là quá tốt! Nhưng từ khi con đi học mình bỗng nhận ra: một đứa trẻ như con mình vẫn có thể là một học sinh "cá biệt". Con nóng nảy và không thể chờ đợi. Mỗi khi con không được làm một việc con muốn ngay lập tức vào cái lúc con muốn, theo cái cách con muốn y nhu rằng con cáu. Con giận cô, giận bạn, con quăng ra những lời khó nghe. Con hét to, thậm chí con khóc.
Ở trường, không chỉ các bạn, mọi thầy cô giáo đều đã từng là "nạn nhân" của con. Con "nắn" thử từng người xem ai là người con có thể "điều trị" được. Con la lối với hầu như mọi người. Trong mắt các thầy cô, con là một đứa trẻ khó chịu. Phần lớn bạn bè không chịu nổi lối chơi quá mạnh của con hoặc không chịu nổi sự cáu kỉnh của con mỗi khi chẳng may con thua cuộc khi chơi với bạn. Mình vẫn nhớ một buổi chiều, mình phải đến trường gặp cô giáo con vì con dựng chuyện, "tố" một thầy giáo thực tập nói bậy (con đến mách cô giáo rằng thầy A nói F*** you với con).
Thầy giáo thực tập cực kỳ tức giận và hoảng hốt vì nếu cô giáo con tin theo lời khăng khăng của con thì thầy chắc chắn lãnh một nhận xét chẳng hay ho gì khi kết thúc kỳ thực tập. Thầy thề sống thề chết với cô giáo con rằng thầy không đời nào nói thế. Con tỉnh queo nói với cô là thầy nói như thế thật và con nghe thấy rõ ràng nên chạy đi mách cô. Sự việc ngã ngũ khi cô giáo tâm sự với con và con cười toe toét, nói hồn nhiên với thầy và cô là con chỉ muốn đùa với thấy một chút thôi.
Một lần khác, cô giáo dạy thể dục viết thư về nhà và để nghị gặp bố mẹ vì con mình phá hoại giờ học. Con không thích giờ thể dục và con quyết định... không học. Con thấy mọi bài tập đều ngớ ngẩn, lố bịch. Con bắt đầu bằng việc giả vờ quên đồ tập để bị ngồi ngoài. Khi mình đảm bảo với cô là con sẽ luôn có đồ tập vào những ngày có giờ thể dục thì con mệt vào những ngày đó. Khi cô giáo và bác sĩ của trường đảm bảo là con không mệt, con có thể tập được thì con quay sang nói là phòng thay đồ của trường dơ hầy, con không muốn bước chân vào đó nên đâm ghét giờ thể dục.
Ít lâu sau, nhà trường thay công ty dọn vệ sinh. Các con có phòng thay đồ sạch láng coong thì con bắt đầu nghịch phá. Con biết những bạn phá rối sẽ phải ra ngoài ngồi, không được tham gia tập luyện cùng cả lớp. Từ cái góc ngồi phạt, con vui vẻ buông ra những lời bình luận "búa bổ" kiểu như: thật ngớ ngẩn mà đi nhảy múa tưng tưng thế kia; hay chỉ những thằng đần mới tập cùng và cầm tay bọn con gái. Những bạn ngoan cũng chẳng còn tâm trạng nào mà tập luyện nữa. Rốt cục, cô giáo phải cho cả lớp nghỉ tập, thay vào đó là hoạt động tự do (bọn trẻ tha hồ leo trèo nhảy nhót trong phòng tập).
Con gặp khó khăn trong việc nắm bắt luật lệ của các trò chơi và thường muốn xậy dựng một thứ luật lệ của riêng con. Mỗi khi thua, con chẳng ngần ngại nói rằng bạn ăn gian và khiến bạn cũng giận dữ chẳng kém gì con. Con thích cung vẩy mọi thứ con cầm trên tay. Một ngày, cái thứ con cầm trên tay là một cái dây lưng khiến con vô tình giáng cho một bạn một cú trời giáng với cái đầu khóa kim loại to đùng. Con rất ân hận và hứa là sẽ không bao giờ vung vẩy thắt lưng nữa.
Vài ngày sau lại có một bạn gái tím mặt. Mẹ được mời đến trường. Lần này, con bực mình nói rằng đấy là tại bọn con gái quá nhạy cảm, hơi một chút thì khóc chứ con có chủ ý đánh đâu. Tất cả chỉ là một tai nạn. Con đã giữ lời hứa, không quật cái dây lưng. Lần này, con quật nguyên cả cái áo khoác với cái dây kéo bằng đồng. Con học hành thông minh, chẳng mấy chốc đã kịp và vượt hầu hết các bạn trong lớp. Cô giáo cho con học vượt lên cùng các bạn lớp trên một vài môn.
Mẹ được mời đến trường vì con không thể chờ đến khi cô đặt xong câu hỏi. Thường là câu trả lời thường vuột ra khỏi miệng con trước khi cô kịp dừng lời. Tất nhiên là con chẳng kịp giơ tay và cũng không chờ được cô cho phép phát biểu. Mỗi ngày, con nói đến cái chết 20 lần: Con muốn chết để khỏi phải giơ tay xin phát biểu, con muốn chết để khỏi phải chờ đến lượt con. Con muốn chết để khỏi cần tập thể dục... Điều khó khăn nhất là con cự tuyệt mọi sự giúp đỡ của mọi người. Con không lắng nghe và hoàn toàn bất hợp tác.
Đến đây thì mọi người chắc nhất trí rằng con mình là một đứa trẻ "cá biệt" rồi. Nếu đi học ở một trường điểm nào đó, chắc con mình đã bị đuổi học vài lần. Nhưng chúng mình rất may mắn vì con được học ở một ngôi trường tốt với một cô giáo chủ nhiệm tận tâm và các thầy cô giáo phụ đầy tình yêu thương và khoan dung. Cùng với họ, chúng mình bắt tay vào con đường cải tạo anh chàng cá biệt nhà mình.
Mẹ KiKi
VietNamNet giới thiệu với độc giả "hành trình" thuần phục con trai bướng bỉnh của mẹ KiKi, trích đăng trên blog của mẹ KiKi cùng với sự cho phép của tác giả.
Hình minh hoạ. Nguồn ảnh: internet |
Khi con trai vào lớp 1, mình có một tâm trạng kỳ lạ ấy là ghen tị với những ông bố bà mẹ có thể chỉ cần đưa mắt một cái là con cái họ đâu vào đấy luôn. Họ làm phép thuật gì vậy? Có cái quyền lực bí ẩn nào đằng sau một cái đưa mắt ấy? Cái gì khiến một đứa trẻ đang phá phách bỗng trở nên "thuần phục" chỉ với một cái đưa mắt? Mình thực sự thèm khát cái "quyền lực" ấy.
Đầu tiên phải kể về con mình để cả nhà hiểu "gia cảnh" nhà mình. Anh chàng nhà mình là một đứa trẻ rất ngoan nếu: con được làm cái gì con muốn vào đúng lúc con muốn; con không nói trống không và cáu gắt; con chịu để các thây cô giáo giúp con; con biết lắng nghe và vâng lời. Mình là người luôn tự cho rằng mình quan tâm đầy đủ đến con, hiểu con và làm mọi điều tốt nhất có thể cho con, kể cả nghỉ làm để chăm con.
Chồng mình là một ông bố Việt Nam điển hình: yêu thương vợ con nhưng tự xem mình như một cái máy-gặt-đập-liên-hợp với trách nhiệm lao động kiếm tiền là công tác chính. Mình nuôi con theo cách "tây", dạy con sống tự lập, tự chịu trách nhiệm về mọi quyết định của con, mọi hành vi của con. Con mình không được chiều chuộng mà cũng bị phạt, phải ngồi vào góc time-out mỗi khi hư. Mình phản đối mọi hình thức bạo lực trong gia đình nên đánh con không nằm trong hệ thống phương pháp của mình.
Mình không có gì để phàn nàn về chuyện ăn uống ngủ nghỉ của con vì từ bé con đã được rèn ăn, ngủ, chơi đúng giờ. Con tự ăn, tự chơi, tự ngủ, tự xếp dọn. Thật là quá tốt! Nhưng từ khi con đi học mình bỗng nhận ra: một đứa trẻ như con mình vẫn có thể là một học sinh "cá biệt". Con nóng nảy và không thể chờ đợi. Mỗi khi con không được làm một việc con muốn ngay lập tức vào cái lúc con muốn, theo cái cách con muốn y nhu rằng con cáu. Con giận cô, giận bạn, con quăng ra những lời khó nghe. Con hét to, thậm chí con khóc.
Ở trường, không chỉ các bạn, mọi thầy cô giáo đều đã từng là "nạn nhân" của con. Con "nắn" thử từng người xem ai là người con có thể "điều trị" được. Con la lối với hầu như mọi người. Trong mắt các thầy cô, con là một đứa trẻ khó chịu. Phần lớn bạn bè không chịu nổi lối chơi quá mạnh của con hoặc không chịu nổi sự cáu kỉnh của con mỗi khi chẳng may con thua cuộc khi chơi với bạn. Mình vẫn nhớ một buổi chiều, mình phải đến trường gặp cô giáo con vì con dựng chuyện, "tố" một thầy giáo thực tập nói bậy (con đến mách cô giáo rằng thầy A nói F*** you với con).
Thầy giáo thực tập cực kỳ tức giận và hoảng hốt vì nếu cô giáo con tin theo lời khăng khăng của con thì thầy chắc chắn lãnh một nhận xét chẳng hay ho gì khi kết thúc kỳ thực tập. Thầy thề sống thề chết với cô giáo con rằng thầy không đời nào nói thế. Con tỉnh queo nói với cô là thầy nói như thế thật và con nghe thấy rõ ràng nên chạy đi mách cô. Sự việc ngã ngũ khi cô giáo tâm sự với con và con cười toe toét, nói hồn nhiên với thầy và cô là con chỉ muốn đùa với thấy một chút thôi.
Một lần khác, cô giáo dạy thể dục viết thư về nhà và để nghị gặp bố mẹ vì con mình phá hoại giờ học. Con không thích giờ thể dục và con quyết định... không học. Con thấy mọi bài tập đều ngớ ngẩn, lố bịch. Con bắt đầu bằng việc giả vờ quên đồ tập để bị ngồi ngoài. Khi mình đảm bảo với cô là con sẽ luôn có đồ tập vào những ngày có giờ thể dục thì con mệt vào những ngày đó. Khi cô giáo và bác sĩ của trường đảm bảo là con không mệt, con có thể tập được thì con quay sang nói là phòng thay đồ của trường dơ hầy, con không muốn bước chân vào đó nên đâm ghét giờ thể dục.
Ít lâu sau, nhà trường thay công ty dọn vệ sinh. Các con có phòng thay đồ sạch láng coong thì con bắt đầu nghịch phá. Con biết những bạn phá rối sẽ phải ra ngoài ngồi, không được tham gia tập luyện cùng cả lớp. Từ cái góc ngồi phạt, con vui vẻ buông ra những lời bình luận "búa bổ" kiểu như: thật ngớ ngẩn mà đi nhảy múa tưng tưng thế kia; hay chỉ những thằng đần mới tập cùng và cầm tay bọn con gái. Những bạn ngoan cũng chẳng còn tâm trạng nào mà tập luyện nữa. Rốt cục, cô giáo phải cho cả lớp nghỉ tập, thay vào đó là hoạt động tự do (bọn trẻ tha hồ leo trèo nhảy nhót trong phòng tập).
Con gặp khó khăn trong việc nắm bắt luật lệ của các trò chơi và thường muốn xậy dựng một thứ luật lệ của riêng con. Mỗi khi thua, con chẳng ngần ngại nói rằng bạn ăn gian và khiến bạn cũng giận dữ chẳng kém gì con. Con thích cung vẩy mọi thứ con cầm trên tay. Một ngày, cái thứ con cầm trên tay là một cái dây lưng khiến con vô tình giáng cho một bạn một cú trời giáng với cái đầu khóa kim loại to đùng. Con rất ân hận và hứa là sẽ không bao giờ vung vẩy thắt lưng nữa.
Vài ngày sau lại có một bạn gái tím mặt. Mẹ được mời đến trường. Lần này, con bực mình nói rằng đấy là tại bọn con gái quá nhạy cảm, hơi một chút thì khóc chứ con có chủ ý đánh đâu. Tất cả chỉ là một tai nạn. Con đã giữ lời hứa, không quật cái dây lưng. Lần này, con quật nguyên cả cái áo khoác với cái dây kéo bằng đồng. Con học hành thông minh, chẳng mấy chốc đã kịp và vượt hầu hết các bạn trong lớp. Cô giáo cho con học vượt lên cùng các bạn lớp trên một vài môn.
Mẹ được mời đến trường vì con không thể chờ đến khi cô đặt xong câu hỏi. Thường là câu trả lời thường vuột ra khỏi miệng con trước khi cô kịp dừng lời. Tất nhiên là con chẳng kịp giơ tay và cũng không chờ được cô cho phép phát biểu. Mỗi ngày, con nói đến cái chết 20 lần: Con muốn chết để khỏi phải giơ tay xin phát biểu, con muốn chết để khỏi phải chờ đến lượt con. Con muốn chết để khỏi cần tập thể dục... Điều khó khăn nhất là con cự tuyệt mọi sự giúp đỡ của mọi người. Con không lắng nghe và hoàn toàn bất hợp tác.
Đến đây thì mọi người chắc nhất trí rằng con mình là một đứa trẻ "cá biệt" rồi. Nếu đi học ở một trường điểm nào đó, chắc con mình đã bị đuổi học vài lần. Nhưng chúng mình rất may mắn vì con được học ở một ngôi trường tốt với một cô giáo chủ nhiệm tận tâm và các thầy cô giáo phụ đầy tình yêu thương và khoan dung. Cùng với họ, chúng mình bắt tay vào con đường cải tạo anh chàng cá biệt nhà mình.
Mẹ KiKi
Mẹ KiKi đã dạy đứa con được cho là "cá biệt" này như thế nào? Mời các bạn và các bố mẹ cùng theo dõi tiếp ở các phần sau! |