- 9h sáng nay (3/6) thí sinh rời phòng thi môn Địa lý trong tâm trạng phấn chấn vì đề thi dễ. Một số giáo viên dự đoán, năm nay tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình trở lên môn Địa lý là cao hơn năm trước.

TIN BÀI LIÊN QUAN
Tới trường thi bằng...xế hộp
Những "ca" đặc cách thi bất đắc dĩ
Gần 3.500 thí sinh bỏ thi tốt nghiệp
Sĩ tử sì sụp cầu may trước giờ "cân não"
Trên 1 triệu thí sinh thi tốt nghiệp THPT
Sĩ tử chen chân sờ đầu rùa trước giờ G
Năm nay thi tốt nghiệp Vật lý, Sinh, Địa
Thông tin mới về đề thi tốt nghiệp năm nay
Thi tốt nghiệp: Địa phương sẵn sàng
Trông thi tốt nghiệp, xin lãnh đạo chừa tôi ra!
Vắt sức học sinh chạy đua 'chiến dịch 100%'

Phù hợp với học sinh lớp 12

Các thí sinh thi xong môn Địa lý sáng nay cho rằng đề quá dễ, học sinh trung bình có thể đạt 6 đến 7 điểm.


 
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí

Đề thi phù hợp với kiến thức học sinh 12 về địa kinh tế chính trị của Việt Nam trong thời kỳ hiện đại, nhưng để đạt điểm tối đa thì không dễ.

"Với đề này, năm nay tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình trở lên môn Địa lý là cao hơn năm trước" - một giáo viên dự đoán. Câu hỏi trong phần tự chọn là phần hay trong trong cả hai chương trình chuẩn và nâng cao giúp đánh giá phân lọai học sinh rõ ràng hơn.

Rời phòng thi với vẻ phấn chấn - Dung, học sinh Trường THPT Nhân Chính, Hà Nội nhẩm tính: "Em thấy bình thường và làm được 80%. Đề năm nay chủ yếu kiến thức làm bài sử dụng trong Atlat.

Riêng phần tự chọn thì hầu hết các bạn đều chọn chương trình nâng cao vì câu này dễ hơn theo chương trình chuẩn. và kiến thức đồng bằng sông Hồng có thể suy ra từ Alat. Biểu đồ hơi khó, vì các bạn không chú ý nhiều đến biểu đồ miền.

Em Vũ Văn Cường - Trường THPT Nhân Chính, Hà nội chia sẻ: " Đề năm nay có những chỗ không làm được vì không giành nhiều thời gian ôn tập. Em  làm được khoảng 60%. Ở trong phòng thi các thầy cô nghiêm nên không trao đổi được"

Rời hội đồng thi Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội - Phan Quyết Thành tự tin "Em nghĩ chắc mình cũng được khoảng 7 điểm".

Cùng chung nhận định trên, Thu Thảo, học sinh lớp 12 Trường THPT Chuyên Chu Văn An và Trần Minh Trang, học sinh lớp 12 Trường THPT Trần Phú – Kim Liên (Hà Nội) đều cho rằng đề thi môn Địa lí năm nay không hề khó và đánh đố. Thu Thảo theo học khối D và Minh Trang theo học khối A nhưng với đề này hai em tin chắc “ít nhất cũng được 7-8 điểm”.

Minh Trang bổ sung: “Đề thi vừa có phần hỏi vận dụng lí thuyết vừa có phần thực hành Atlat nhưng các câu hỏi khá rõ ràng nên học sinh cứ thế mà làm”. Tuy nhiên cũng không ít bạn nhăn nhó vì “lệch tủ” hoặc kém kĩ năng sử dụng Altat.

Thí sinh Trần Văn Tùng của Trường THPT Phan Đăng Lưu, quận Gò Vấp (TP.HCM) cho rằng đề Địa lý ra vào phần kiến thức cơ bản, không có câu nào đánh đố học sinh.

Tự tin bước ra khỏi điểm thi trường phổ thông trung học Nguyễn Tất Thành, Thế Lâm, học sinh lớp 12C ước chừng, bài thi vừa rồi ít nhất cũng sẽ đật 7-8 điểm. Theo Lâm, với đề thi môn địa lý sáng nay, chỉ cần học tốt nội dung cơ bản của chương trình lớp 12 là đã có thể hoàn thành bài thi tốt.

Vốn không phải dân chuyên khối C nhưng để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp năm nay, Lâm đã theo dõi rất kỹ những đề thi các năm trước để có cách ôn tập thật khoa học.

So sánh đề thi sáng nay với những năm trước, cậu học sinh lớp 12 cho rằng cấu trúc đề địa lý năm nay hợp lý. “Nắm vững kiến thức cơ bản, cùng với atlat là đã có thể được 6 điểm,” Lâm khẳng định.

Theo đánh giá nhiều học sinh, sĩ từ có thể gỡ điểm ở những câu vẽ biểu đồ, sử dụng Atlat Địa lý nếu những câu học thuộc không làm thật tốt. Tuy nhiên, để đạt được điểm cao tuyệt đối sẽ là không nhiều bởi câu hỏi đòi hỏi thí sinh có kiến thức tổng hợp mới hoàn chỉnh được bài làm.

Đề dễ nhưng dài

“Nếu kém kĩ năng Atlat học sinh chỉ có thể đạt tối đa 4-5 điểm, không thể hơn được”- Cô Nguyễn Thị Cẩm Vân, giáo viên dạy Địa lý, Trường THPT Nguyễn Trãi, Hà Nội nhận định. Theo cô: “Đề Địa lý năm nay không khó, chỉ hơi dài nhưng các em chắc chắn làm được, tầm 5-6 điểm. Học sinh học khá có thể làm được 6-7 điểm”.

Cô Lan Anh, giáo viên dạy Địa lý, Trường THPT Việt Đức, Hà Nội cũng cho biết: “Tất cả các câu hỏi đều khá sát với chương trình học của các em, không có phần nào đánh đố theo kiểu như phải lựa chọn bản đồ nào để thể hiện, hay tính toán gì phức tạp. Học sinh nếu sử dụng Atlat thành thạo và học khá thì việc đạt điểm khá, giỏi là không khó”.

Một thí sinh thi tại Quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết: Mặc dù đề dễ nhưng nhiều bạn trong phòng thi của em không làm được bài, lý do vì các bạn ấy hầu như không học môn Địa. Có thể đi thi muốn nhờ vả bạn bè hoặc nhờ may rủi vào câu dễ. Em thấy mình làm bài hôm nay rất tốt.

Nhiều em cho biết, đề thi không khó, riêng quyển Atlat địa lý Việt Nam đã “cứu” được 5 điểm. Chỉ cần lực học trung bình là có thể kiếm điểm dễ dàng.

Mặc dù không hoàn thành thật tốt bài thi, tuy nhiên, Đỗ Văn Dũng, học sinh Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) cũng thở phào vì đã trót lọt vượt ải địa lý sáng nay.

Theo Dũng, đề thi hơi dài và 90 phút của thời gian thi là những phút chạy đua khá căng thẳng của cậu. Dũng nhăn nhó, mặc dù tối qua đã ngồi xem lại một lượt kiến thức học trên lớp nhưng sáng nay vào phòng thi cậu vẫn chẳng nhớ được rành rọt.

“Lúc đấy, em đành phải vừa cố nhớ lại, vừa tự luận để hoàn thành bài, mong là được 5-6 điểm,” Dũng thành thật.

Kết thúc thi môn Địa trong ngày thứ hai, hầu hết các thí sinh đều nhận định đề địa năm nay không khó nhưng hơi dài và không đủ thời gian làm hết.

Cùng suy nghĩ, Nguyến Tú Anh, học sinh Trường THPT Việt Đức chia sẻ, đề năm nay hơi dài và trải rộng kiến thức, học sinh nào nắm thật chắc kiến thức mới có thể làm nhanh và kịp thời gian.

Tại điểm thi trường Việt Đức - Trần Văn Bình, học sinh Trường THPT Ngô Tất Tố cũng cho biết đề không khó nhưng dài.

Đến thời điểm này hơn triệu thí sinh đã hoàn tất được 50% chặng đường vượt "vũ môn" để cán đích tốt nghiệp năm 2011. Chiều nay, thí sinh cả nước bước vào thi môn Sinh học theo hình thức trắc nghiệm với thời gian thi là 60 phút.

  • Nhóm PV - CTV

"Con không nên tin vào tin đồn"

Cô Thu Hà, phụ huynh một học sinh Trường THPT Lương Thế Vinh: “Ở trường của con cô, các thầy cô giáo bảo học tất cả, quán triệt tư tưởng là không có chuyện lộ đề thi và cảnh báo học sinh không được tin vào các tin nhắn lộ đề. Các thầy cô cũng không giới hạn hay làm đề cương cho môn Địa lý mà yêu cầu học tất cả và luyện theo từng đề.

Con cô trước khi vào phòng thi còn xem lại bộ đề. Nó khá căng thẳng với buổi thi Địa vì học khối D, học lệch, không chú ý nhiều đến môn này. Thi xong con nói "chắc với bài làm này, con chỉ đạt khoảng 5, 6 điểm, đủ đỗ là mừng lắm rồi. Rất may là được mang Atlat vào nên mới làm được.

Trong phòng thi của con cô có cả học sinh hệ GDTX. Con nói ở mấy buổi thi trước, các bạn ngồi “cắn bút” nhiều lắm, không trông chờ vào bạn cùng phòng được, mình phải tự lực cánh sinh thôi. Giám thị cũng nghiêm lắm, không cho phép hỏi bài nhau. Con chỉ ngồi lệch một chút, đã bị các thầy cô nhắc rồi.

Cô thấy con nói: năm nay đề không có câu nào giống trong đề cương ôn luyện, thế nên có bạn mang một nắm tài liệu “ruột mèo” bỏ trong túi quần than thở: chẳng trúng câu nào nên phao “nổi” thành “phao xẹp”.

  • Nguyễn Hường