- Sáng ngày 1/7, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận chọn cụm thi Thái Nguyên là điểm đến đầu tiên của kỳ thi nhiều đổi mới. 

{keywords}

Thái Nguyên vào cuộc với tinh thần hỗ trợ thí sinh tối đa cả về đi lại, ăn ở. 100% giám thị và cán bộ làm công tác coi thi được tập huấn chi tiết quy chế thi.

Ngoài ra, Thái Nguyên có đường dây nóng hỗ trợ, giải đáp các thắc mắc của thí sinh và người nhà thí sinh. 

Tỷ lệ thí sinh đến làm thủ tục dự thi tại cụm thi này đạt 99,64%. Một vài sai sót của thí sinh như sai tên đệm, số chứng minh thư nhân dân, thiếu ảnh... đã được điều chỉnh, bổ sung kịp thời.

Ông Đặng Kim Vui, Giám đốc ĐH Thái Nguyên cho biết, nhà trường miễn phí 100% KTX cho thí sinh các tỉnh lân cận về dự thi. Công tác sao in đề đảm bảo tuyệt đối. Ngay sau kết thúc kỳ thi, bộ phận làm phách sẽ được cách ly. Cụm thi này huy động 600 cán bộ là  giáo viên phổ thông và giảng viên đại học có nhiều kinh nghiệm tham gia chấm thi.

Ghi nhận nỗ lực của các cụm thi, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trao đổi với tinh thần "đi để chia sẻ": "Với tinh thần "học gì thi nấy" nên việc ra đề nằm trong chương trình các nội dung các cháu học, không đánh đố, lắt léo. Chúng ta dạy các cháu như nào thì sẽ thi theo cách đó. "Học gì thi nấy" không phải câu của học sinh, mà là câu của thầy cần phải ghi nhớ.

Chúng tôi quan niệm kỳ thi này là một hoạt động giáo dục quan trọng, vì vậy phải tổ chức thi trung thực để củng cố những gì chúng ta đã dạy học sinh.

Tổ chức thi không phải để cháu nào vượt qua hay không qua, mà cũng là một trải nghiệm để thí sinh cảm được sự quan tâm của bố mẹ, gia đình và xã hội.

Mặt khác, thông qua đổi mới thi để đổi mới phương pháp dạy và học, thay đổi nhận thức của thầy cô giáo. Việc huy động giáo viên phổ thông cùng giám sát thi là một hoạt động chuyên môn. Sự gắn bó, trao đổi về chuyên môn sẽ là tiền đề triển khai nhiều đổi mới tới đây...." - ông Luận nói.

Theo ông Luận, đã thi là lo vì đây là vấn đề xã hội. Cho thí sinh trải qua sư lo này để có trải nghiệm, để xử lý các tình huống tốt hơn. "Chúng ta không biến lo lắng thành căng thẳng, sợ hãi. Qua các thông tin, thư từ phản hồi, tôi nhận thấy cảm giác căng thẳng, sợ hãi của thí sinh đã bớt đi".

Về thời tiết nắng nóng 40 độ, ông Luận bày tỏ đây là "sự cố" không thể dự đoán được. Ông Luận lưu ý các hội đồng chuẩn bị nước uống, y tế, đi lại cho thí sinh….

Sau khi tới thị sát tại điểm thi khó khăn nhất của tỉnh Thái Nguyên - Trường THPT Võ Nhai, buổi chiều ngày 1/7 ông Luận đã tới điểm thi Trường THPT Yên Thế, Bắc Giang.

Tại đây, ông Nguyễn Hồng Phúc điểm trưởng điểm thi cho biết ngay sau khi bóc đề, thí sinh đã phát hiện đề lỗi in trùng lặp giống nhau nên hội đồng thi đã sử dụng túi đề thi dự trữ.

{keywords}

Điểm trưởng Nguyễn Hồng Phúc đang bóc túi đề dự trữ để thay thế đề lỗi trước sự giám sát của hội đồng

Ông Nguyễn Đức Hiền, Giám đốc Sở GD-ĐT Bắc Giang nhìn nhận đây chỉ là sự cố nhỏ nằm trong khâu chuẩn bị thi. Theo ông Hiền, khâu lo lắng nhất là đề thi đã được giải tỏa. "Từ kinh nghiệm dạy toán 18 năm và qua trao đổi với giáo viên thì đề toán phân hóa rõ nét". Ông Hiền dự đoán "Như học sinh ở Yên Thế, vùng khó khăn của Bắc Giang, nếu ôn tập tốt có thể đạt điểm trung bình".

Có hai điều khiến ông Luận cảm thấy vui là ở điểm thi Trường THPT Yên Thế số thí sinh đăng ký thi khá cao, và số thí sinh thi Ngoại ngữ nhiều. "Các cháu đã tự tin thi ngoại ngữ là một tín hiệu mừng" - ông Luận nhìn nhận. 

  • Kiều Oanh