- Cho rằng lịch sử sẽ không khô khan nếu thầy cô có phương pháp truyền đạt hiện đại, học sinh THPT  mong SGK đổi mới theo hướng cung cấp kiến thức dưới nhiều chiều thay vì chỉ lúc nào cũng “hân hoan với chiến thắng”.

Đinh Tuấn Huy, học sinh lớp 12 chuyên Lịch sử, Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam (Hà Nội): "Thầy cô có thâm niên dạy sử rất khô khan..."

{keywords}
Đinh Tuấn Huy, học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.

Hiện nay ở trường việc dạy học môn Lịch sử  với các giáo viên trẻ mới vào trường em thấy thầy cô còn nhiều nhiệt huyết, rất tích cực đổi mới phương pháp dạy học. Thầy cô có thể minh họa thêm tranh ảnh, clip, gợi mở vấn đề để học sinh trao đổi, thảo luận và hiểu được câu chuyện lịch sử ở nhiều chiều.

Tuy nhiên các thầy cô có thâm niên thì cách dạy vẫn còn khô khan dù học sinh có hiểu nhưng không hứng thú.

Điều em thấy còn hạn chế là hiện nay các cô hiện vẫn giảng dạy qua sách vở quá nhiều. Những cái đó học sinh đã được biết nhưng học sinh muốn nghe thêm những câu chuyện xung quanh một sự kiện để kiến thức mới hơn, hào hứng hơn.

Các cô cũng cần cho học sinh được thảo luận, trao đổi nhiều hơn về một chuyên đề nào đó mang tính gợi mở để học trò tranh luận.

SGK Lịch sử không hấp dẫn, quá nhiều con số, tranh ảnh nhiều khi chỉ mang tính minh họa, không sinh động, trực quan. Nhiều khi viết về một vấn đề lịch sử học sinh chỉ được nhìn ở một chiều, chiến thắng của ta thường viết rất hân hoan - nhưng những thất bại, bài học lịch sử lại không được nói rõ như thế nào.

Nếu được góp ý, em mong SGK bớt  đi những số liệu không cần thiết, phản ánh sự kiện lịch sử một cách chính xác, nhiều chiều khác nhau, chiến thắng cho bên này ý kiến thế nào cho cả bên thắng và bên thua,…

Với môn Giáo dục công dân em thấy rất cần thiết cho cuộc sống. Các thầy cô trường em ngoài giảng bài trong SGK còn rất hay bàn luận, kể chuyện về cuộc sống xã hội, con người, chính trị. Điều đó cần thiết cho bản thân mỗi học sinh.

Giáo dục công dân không chỉ dạy về kiến thức chung trong sách mà kiến thức xã hội, thực tế cũng phải được hiểu đc biết và em nghĩ môn Lịch sử cũng rất cần làm như vậy.

Nguyễn Nhật Bình, học sinh lớp 11 Trường THPT Việt Đức, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội: "Dạy như hiện nay, chúng em coi môn Sử chỉ là môn phụ"

{keywords}
Nguyễn Nhật Bình, học sinh Trường THPT Việt Đức, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Không phải là học sinh chuyên Lịch sử nhưng em vẫn yêu thích môn học này bởi nó cung cấp cho chúng ta nhận thức và lý giải được hiện thực xã hội mà mình đang sống.

Tuy nhiên nếu dạy và học môn Lịch sử vẫn như hiện nay thì học sinh không hứng thú và coi đây là môn học phụ. Lý do vì môn học này lý thuyết nhiều quá, thầy cô vẫn chủ yếu giảng rồi cho học sinh ghi chép vào trong vở. Kiến thức trong SGK được trình bày khoa học nhưng chưa hấp dẫn.

Thầy cô nên thay đổi phương pháp dạy để học sinh hứng thú hơn. Các tiết học truyền thống nên được đổi mới bằng cách cho học sinh xem các clip, giảng dạy dưới các chuyên đề, cho học sinh đi tham quan tìm hiểu di tích, giáo viên thành người hướng dẫn, học sinh có thể trả bài bằng các bài luận dưới những góc nhìn khác nhau thay vì các bài kiểm tra khô khan, máy móc.

Những ngày gắn với các sự kiện lịch sử có thể tổ chức tọa đàm, giao lưu với các nhân chứng lịch sử chắc chắn sẽ lôi cuốn học sinh.

Về môn giáo dục công dân hiện nay ở trường em, các giáo viên khá thoải mái, giảng dạy kiến thức ví dụ rất thực tế nên bài học trở nên thú vị.

Ngọc Ánh, học sinh lớp 12 Trường THPT Trần Phú – Hoàn Kiếm, Hà Nội: "Môn Sử cần có vị trí xứng đáng trong trường học"

Cái học sinh cần là giáo viên thay vì đọc chép mà kể chuyện, hướng dẫn một cách tâm huyết thì học sinh sẽ thích thú, sẽ học.

{keywords}
Ngọc Ánh (bên trái), học sinh Trường THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm, Hà Nội

SGK cũng cần cô đọng, súc tích, không dài dòng, lan man như hiện nay. Những danh nhân, câu chuyện lịch sử học, nền văn hóa của một dân tộc,.. học sinh rất thích nghe nhưng lại không được nói đến nhiều.

Thêm nữa, em nghĩ môn học này cần có vị trí xứng đáng trong trường học. Ở trên trường chúng em có quá nhiều môn phải học để thi, trước chủ yếu là 3 môn thi đại học thì nay mở rộng hơn ra các môn cho kỳ thi THPT quốc gia. Học sinh tối ngày bận bịu với học thêm và các kỳ thi với khối lượng kiến thức đồ sộ.

Học sinh bây giờ học để đi thi nhiều, môn nào không phục vụ cho thi cử thì đương nhiên học sinh sẽ không học. Và không học thì không tiếp xúc, không biết được môn đó có hay hay không.

  • Văn Chung (Ảnh: NVCC)