- TS Vũ Kim Quang, phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM cho rằng: Không chỉ riêng Trường ĐH Hùng Vương mà hầu như tất cả các trường ngoài công lập hiện nay đều có vấn đề.

TS Bùi Trân Phượng (hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen): "Đây là chuyện đáng buồn nhưng không ngạc nhiên"

Khi tiền bạc thao túng giáo dục dẫn đến những kết quả tệ hại, thể hiện một não trạng thường gặp hiện nay của những cổ đông lớn ở trong trường tư.

{keywords}
TS Bùi Trân Phượng

Đối với những cổ đông giảng viên, cổ đông thường có chăng họ hiểu rằng việc sở hữu là sở hữu cổ phần, được hưởng những quyền lợi trên cổ phần đó. Nếu trường có lời, được chia cổ tức trên cổ phần đó, trường lỗ cũng phải gánh trách nhiệm trên cổ phần đó. Cổ đông lớn có cảm giác sở hữu toàn bộ nhà trường nên có hành xử trong nhà trường như một ông chủ.

Nhưng trong doanh nghiệp, chủ tịch HĐQT cũng phải tôn trọng ban giám đốc, bộ máy quản lý. Một ông chủ tư bản doanh nghiệp cũng không lộng quyền đến mức coi tất cả các thành viên trong công ty như những người làm thuê.

Nếu cho rằng trong trường tư cổ đông có toàn quyền thì chỉ có chủ nô với nô lệ mới cho rằng mình có toàn quyền về mọi việc.

Việc chủ đầu tư nhảy vào thay giám đốc hay ban giám hiệu của một trường đại học không chỉ riêng ở hội đồng quản trị trường này mà diễn ra ở khá nhiều người, cả những người không phải cổ đông mà là đại diện của chính quyền mới kì lạ. Đó là một tình hình xấu của môi trường giáo dục Việt Nam hiện tại và cũng là thực trạng của giáo dục ĐH.

TS Vũ Thị Phương Anh: "Cho toàn bộ giảng viên nghỉ việc gần như giải thể trường..."

Tôi có tiếc. Vì, trước đó Trường ĐH Hùng Vương là một trường có bề dày và tử tế. Việc cho toàn bộ giảng viên nghỉ việc gần như giải thể trường.

{keywords}
TS Vũ Thị Phương Anh

Nhưng bốn năm qua Trường ĐH Hùng Vương không được tuyển sinh, nhà đầu tư không còn điều kiện, rõ ràng không có lý gì để giữ giảng viên lại. Trong trường hợp này, họ làm vậy là tình thế bắt buộc và không thể đòi hỏi hơn. Nếu đang hoạt động tử tế mà cắt giảm giảng viên thì đáng lên án.

Và tôi tiếc cho những giảng viên lâu năm nhưng không có cách nào khác. Với các giảng viên trẻ, khi đối mặt với tình trạng lâu nay chắc chắn họ cũng đoán được. Nếu bốn năm qua mỗi bên thỏa hiệp, bớt đi một yêu cầu của mình tìm một giải pháp, chắc không phải đi đến tình trạng như hôm nay.

Về ý kiến thay nhà đầu tư, chưa dám chắc nếu nhà đầu tư này rút đi, nhà đầu tư khác vào đã tốt. Việc nhà đầu tư căng mình, chịu bốn năm nay khi không có nguồn thu chứng tỏ họ cũng có thiện chí giữ lại để cải thiện tình hình chứ không phải đang tìm bán với giá cao hơn. Chuyện mâu thuẫn nội bộ cả hai bên đều phải chịu trách nhiệm là sự việc đáng tiếc nhưng bình thường. Còn việc đúng sai là chuyện khác.

Nếu như ai đó có điều kiện nói câu đó hoặc làm chỉ có thể nhà nước. Nhà nước có thể nhận lại những giảng viên đó và phân họ vào các trường khác.

TS Vũ Kim Quang, phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM: "Lùm xùm ở Trường ĐH Hùng Vương là hậu quả của quy định pháp luật"

Đối với người lao động việc bị thôi việc, chấm dứt hợp đồng cũng như bị sa thải. Đây là sự đau xót đặc biệt với những người không phải là nguyên nhân gây ra sự việc.

{keywords}
TS Vũ Kim Quang

Việc xảy ra lùm xùm ở Trường ĐH Hùng Vương trước hết là hậu quả những quy định pháp luật. Có những quy định pháp luật đang thúc đẩy phát triển nhưng có những quy định làm ảnh hưởng tới sự tồn tại sẵn có. Không chỉ riêng ĐH Hùng Vương mà hầu như tất cả các trường ngoài công lập hiện nay đều có vấn đề. Đây là sự bất cập của một số mô hình trường ngoài công lập. Những mô hình này bị tác động khi luật giáo dục đại học được ban hành.

Tuy nhiên để đi đến lùm xùm hơn là sự tranh chấp của các nhóm lợi ích, sự tranh chấp này ảnh hưởng tới hoạt động chuyên môn cũng như lợi ích của những người trong trường. Với một trường bốn năm nay không được tuyển sinh, đội ngũ của trường không có việc, dù muốn, dù không họ cũng phải tìm việc khác.

Ở tầm vĩ mô, nhà nước nên quan tâm, lắng nghe ý kiến, tìm cách tạo điều kiện cho những cán bộ, giảng viên này có việc làm hoặc chuyển đổi tới một môi trường mới vì họ cũng đóng góp vào đào tạo nguồn nhân lực.

Ở góc độ quản lý nên xem việc chấm dứt hợp đồng lao động này có phù hợp với pháp luật. Về mặt tình, có gây thiệt hại cho những người bị thiệt hại từ cái khác đem đến, giúp họ không bị hụt hẫng, có điều kiện phát huy đóng góp.

TS Nguyễn Cam, ĐH Sư phạm TP.HCM: Ở góc độ một người làm giáo dục việc tất cả giảng viên phải nghỉ việc là đáng tiếc và bất thường. Làm giáo dục dù ở cấp độ nào luôn phải vì lợi ích của người học, xuất phát từ lợi ích của người học để giải quyết mọi chuyện, phải tôn trọng và coi trọng lợi ích của sinh viên- phụ huynh là trên hết.
  • Lê Huyền (ghi)

XEM THÊM: