- Trong dịp về Đồng Tháp dự các hội nghị giáo dục, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới gặp Võ Thành Luân, cậu học trò nghèo Trường THPT huyện Tháp Mười, đỗ thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp với 57,5 điểm.
|
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trò chuyện với Thành Luân. Ảnh: Chinhphu.vn |
Kỳ thi tốt nghiệp năm học 2010 - 2011, Võ Thành Luân đoạt điểm 10 các môn toán, lý, sinh, sử, môn địa được 9 còn môn văn thấp nhất với 8,5.
Trong bài viết "Chàng thủ khoa giăng câu" trên báo Tuổi Trẻ, tác giả Thanh Tú thông tin, ba năm ở trường THPT, Luân luôn là học sinh giỏi, giải nhì thực hành môn sinh cấp tỉnh năm lớp 12, điểm trung bình năm học này là 8,9.
Phần lớn thời gian ngoài giờ học ở trường, Luân phải cùng cha đi phụ hồ, làm mộc, làm thuê các việc đồng áng, đi giăng lưới, giăng câu kiếm sống. Khoảng thời gian “vàng” từ tối cho đến sau 0h hằng ngày Luân mới tập trung được cho việc học.
Một chi tiết gây xúc động, sắp tới ngày thi ĐH, Luân vẫn đi giăng câu để kiếm tiền. Làm hồ sơ vào hai trường là ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM và ĐH Đồng Tháp, nhưng đến khi đóng tiền vét mãi trong túi chỉ có 120.000 đồng mà lệ phí đăng ký mỗi trường tới 86.000 đồng nên Luân chọn trường ở TP.HCM.
Bản tin của Đài Truyền hình Việt Nam cho hay, theo đề nghị của Thủ tướng, hội nghị đã mời Luân làm khách mời đặc biệt.
Đây là lần đầu tiên từ khi ngành giáo dục có phong trào "hai không", một hội
nghị tổng kết năm học của ngành giáo dục có sự tham gia của Thủ tướng.
Hội nghị này, cùng với 2 hội nghị khác (tổng kết 4 năm thực hiện của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục; sơ kết 3 năm thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”) đã diễn ra trong các ngày 16 và 17/7 tại Đồng Tháp.
Báo cáo của Bộ GD-ĐT cho thấy, năm học đầu thực hiện chỉ thị "hai không", tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông chỉ đạt 67%, sau đó tăng dần theo từng năm và đến năm 2011 đạt gần 96%.
Báo điện tử Chính phủ đưa tin, Thủ tướng khẳng định cuộc vận động “hai
không” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
gắn với đổi mới công tác quản lý giáo dục là những giải pháp tích cực của ngành
giáo dục được đề ra đúng thời điểm, được sự đồng thuận từ nhiều phía.
Tuy nhiên, phạm vi thực hiện cuộc vận động còn hạn chế, chưa thực sự được triển
khai trong giáo dục đại học. Công tác kiểm tra, đánh giá thiếu thường xuyên.
Bệnh tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục vẫn chưa được khắc phục triệt
để. Tình trạng trường học chưa thân thiện, học sinh chưa tích cực vẫn còn tồn
tại ở nhiều nơi.
Phó Thủ tướng đốc thúc truy xét tỉ lệ tốt nghiệp đẹp
Trang nhất báo Pháp luật TP.HCM số ra hôm nay, Thứ Hai, ngày 18/7 trình bày khá ấn tượng với hai hình ảnh Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cùng các thông điệp xoay quanh sự kiện nóng: tỷ lệ tốt nghiệp THPT cao và những ồn ào quanh sự kiện các tỉnh ĐBSCL 'bắt tay nhau" nới lỏng kết quả thi.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận yêu cầu giám đốc các sở phải nhìn nhận lại tỉ lệ đỗ này. Còn Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đốc thúc "phải truy xét tỉ lệ tốt nghiệp đẹp".
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT kiểm tra và lý giải cho được tại sao trong số 13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL lại có đến 9 địa phương có tỷ lệ tốt nghiệp tăng gấp 3-7 lần so với mức tăng chung của cả nước.
Giải pháp vụ gian lận điểm thi: Xin từ chức hoặc bị sa thải
Đầu tháng 7, nước Mỹ xôn xao với vụ sửa điểm thi lớn nhất lịch sử giáo dục: ít nhất 178 giáo viên và hiệu trưởng của các trường công ở Atlanta (APS) đã gian lận để tăng điểm số của học sinh.. Diễn tiến vụ việc và cách xử lý sau đó vẫn đang là chủ đề mà các báo quan tâm.
Thông báo này được đưa ra sau khi 6 quan chức liên đới bị thay thế.
Đơn từ chức sẽ được nhận cho đến hết ngày 20/7. Tuy nhiên, một số giáo viên khẳng định rằng họ không gian lận và sẽ chiến đấu tới cùng vì công việc của mình.
Giám đốc lâm thời APS đã nói với CNN rằng chính học sinh là những người bị lừa trong vụ bê bối này.
THÔNG TIN LƯU Ý TẠI HỘI NGHỊ
CÔNG THỨC MỚI CHO HỌC SINH
"Bốn không": Không đi học muộn, không nghỉ học không phép, không bỏ giờ, không vi phạm quy chế thi, kiểm tra. "Ba tốt": Chuẩn bị bài ở nhà tốt; thảo luận, xây dựng bài tốt; phấn đấu đạt nhiều điểm tốt. "Ba đủ": Đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở đi học PHÁT NGÔN:
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: "Cả nước có đến 16 tỉnh, thành
có tỉ lệ tốt nghiệp THPT hệ giáo dục thường xuyên cao hơn hệ chính quy.
Bộ và các sở phải chứng minh cho xã hội biết chúng ta đã làm thế nào để
đạt được như thế. Nếu chúng ta có sai sót thì nhận và sửa chữa. Chúng ta
đã từng nhận sai sót trước xã hội vào năm năm trước (2006) khi bắt đầu
cuộc đấu tranh chống tiêu cực và bệnh thành tích trong ngành giáo dục
rồi". CON SỐ
Số học sinh bỏ học giảm đáng kể, từ 148.082(0,9%) em năm 2007 xuống còn 75.691(0,51%) em vào năm 2010. Vụ vi phạm đạo đức nhà giáo: Năm 2008 cả nước có 122, năm 2011 (đến tháng 6) còn 3 Thêm 34,1% số trường triển khai chương trình giáo dục mầm non mới. Có thêm 409 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường mầm non đạt chuẩn lên 2.454 trường, đạt tỷ lệ 18,9% (tăng 3,0%); Chương trình tiếng Anh bắt buộc ở tiểu học được triển khai thí điểm tại 20 tỉnh, 92 trường tiểu học, cho 13.000 HS Xây dựng 22.930 phòng học, sử dụng 11.436 phòng; xây dựng 5.783 phòng ở công vụ cho giáo viên, sử dụng 3.417 phòng. Dự toán ngân sách chi cho lĩnh vực GD-ĐT năm 2011 được giao là 145.541 tỷ đồng (tăng 9,18% so với 2010), trong đó: chi thường xuyên sự nghiệp: 106.430 tỷ đồng (tăng 13%), chi chương trình mục tiêu quốc gia: 3.700 tỷ đồng (tăng 15,6%), chi đầu tư phát triển: 35.411 tỷ đồng (tăng 1,93%). Phần ngân sách do địa phương trực tiếp phân bổ, quản lý và sử dụng là 113.520 tỷ đồng, chiếm 78%.NHẬN ĐỊNH
'Đổi mới quản lý giáo dục là khâu đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục' - Hà Nội Mới "Giáo dục phải đổi mới toàn diện" - Sài Gòn Giải Phóng 'Giáo dục là động lực cho phát triển' - Lao Động "Phải truy xét tỉ lệ tốt nghiệp đẹp" - Pháp luật TP.HCM "Giáo dục: bệnh thành tích vẫn còn lởn vởn" - Tuổi Trẻ
|
- Vân Phong (tổng hợp)