Đây là những dự kiến mà Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đề xuất với Bộ GD-ĐT nhằm giúp các trường trực thuộc tuyển được thí sinh.
Nam Định 'nói không' với dân lập, tại chức
Nững người bị loại khỏi cuộc thi công
chức tỉnh năm 2011 chỉ vì lý do: tốt nghiệp trường dân lập.
Được gì từ nền giáo dục thừa đại học?
Mùa tuyển sinh sắp khép lại, nhiều trường không tuyển đủ sinh
viên, nhiều ngành học đóng cửa. Các chuyên gia nhận định
đây là hệ quả của một thị trường giáo dục ĐH đang hỗn độn.
Thuốc giải cho giáo dục ĐH
Trước những bất cập ngày một gia tăng, có lẽ đã đến lúc phải phân tầng ĐH -
phân định rõ ĐH nghiên cứu và ĐH đại chúng.
|
Theo GS Trần Hồng Quân, Chủ tịch hiệp hội, có thể kéo dài thời gian xét tuyển vì các trường đại học không nhất thiết khai giảng vào thời gian cố định.
Bên cạnh đó, số dôi dư nguồn tuyển của khối B còn nhiều, khối A lại cạn kiệt.
"Với những trường có nguy cơ đóng cửa, Bộ nên có đoàn công tác đi thị sát nắm tình hình, có giải pháp tình thế, hoặc giải pháp đặc biệt giúp các trường tháo gỡ khó khăn. Tránh tình trạng chỉ do không còn nguồn tuyển mà một số trường bế tắc trong duy trì hoạt động của nhà trường, có hại cho công cuộc xã hội hóa giáo dục" - ông Quân đề xuất.
Theo lập luận của hiệp hội thì "trong tất cả thành công hay thất bại của nhà trường, cũng đều có phần của Bộ GD&ĐT. Ngay từ năm nay, Bộ nên tập trung nghiên cứu cải cách khâu thi tuyển sinh.
Năm 2010, hiệp hội đã đề xuất giải pháp tình thế kéo dài thời gian tuyển sinh và chuyển chỉ tiêu đại học cho hệ cao đẳng, nhưng hiệu qủa không nhiều vì lúc ấy đã cạn nguồn tuyển.
Năm 2011, một lần nữa kiến nghị xem xét điểm sàn chung để có đủ nguồn tuyển cho tất cả các trường hoặc giao các trường tự chủ trong xác định điểm xét tuyển lại tiếp tục được đưa ra.
Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT đều "bác" kiến nghị này, và duy trì mức điểm sàn hầu như không thay đổi trong 10 năm thực hiện thi "ba chung".
- Vân Phong