- Hiệp hội Trường ĐH, CĐ ngoài công lập Việt Nam vừa có công văn số 59 gửi Bộ Chính trị kiến nghị 3 nội dung liên quan đến dự thảo đề án Luật Giáo dục Đại học đang trình Quốc hội xem xét. Cụ thể là quyền tự chủ của các trường ĐH; vai trò của hội đồng trường trong trường ĐH công và cơ chế lợi nhuận của các trường ĐH ngoài công lập.


Thí sinh dự thi ĐH. Theo quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ; đến năm 2020, tỷ lệ sinh viên các trường ngoài công lập phải đạt 40%. Ảnh: Lê Anh Dũng

Theo kế hoạch, ngày 2/11, Chính phủ sẽ trình dự thảo Luật Giáo dục ĐH để Quốc hội cho ý kiến.

Trong công văn gửi Bộ Chính trị - Hiệp hội nêu quan điểm, hội đồng trường là thiết chế quan trọng không thể thiếu khi trao quyền tự chủ cho các trường ĐH. Tuy nhiên, không nên thành lập ồ ạt tổ chức này ở tất cả các trường ĐH, mà trước hết cần thành lập trước ở những trường đã hội đủ 2 điều kiện sau:

Thứ nhất, đã thực hiện được đủ năng lực để được nhà nước trao quyền tự chủ trên cơ sở nhận thức đầy đủ trách nhiệm của trường.

Thứ hai, đã được giải phóng khỏi cơ chế bộ chủ quản. Sự lãnh đạo của cơ quan chủ quản đối với nhà trường được thể hiện qua vai trò của các đại diện của mình trong hội đồng trường.

Hiệp hội cũng đồng nhất cho rằng, cơ cấu thành viên của hội đồng trường phải thể hiện tính cộng đồng thật sự của chủ sở hữu. Do đó, số lượng các thành viên "ngoài trường" trong hội đồng trường phải chiếm đa số.

Trong khi đó, tại buổi họp báo chiều 26/10 khi giới thiệu dự luật, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định, nguyên nhân dẫn đến thực trạng hội đồng trường thành lập mà không hoạt động được là do hiệu trưởng nằm ngoài tổ chức này. Do đó, dự thảo đã quy định cụ thể chủ tịch hội đồng trường cũng chính là hiệu trưởng.

Hội đồng trường sẽ hoạt động dưới sự giám sát của các thành viên nên không có chuyện hiệu trưởng lộng quyền; đồng thời sẽ không có tình trạng người đứng đầu "vừa đá bóng vừa thổi còi" - Thứ trưởng nói.

Về cơ chế lợi nhuận, hiệp hội cho rằng, nhà nước chưa có qui định hệ thống tiên chí rõ ràng để xác định thế nào là phi lợi nhuận, thế nào là vì lợi nhuận. Dù đã có nhiều chủ trương khuyến khích ưu đãi các trường phi lợi nhuận được nêu ra trong các văn bản đã ban hành đều chưa thành hiện thực.

Do đó, hiệp hội kiến nghị: Nhà nước cần sớm làm rõ những vấn đề về sở hữu, tính chất vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận, trách nhiệm của các cơ sở giáo dục ĐH và hình thức xã hội hóa trong từng lĩnh vực để có cơ chế chính sách phù hợp...

Mặt khác, Nhà nước phải có chủ trương thực sự khuyến khích các cơ sở giáo dục ĐH không vì lợi nhuận. Cần xây dựng và sớm ban hành quy chế trường ĐH không vì lợi nhuận và ban hành các chính sách ưu đãi cụ thể đối với các cơ sở giáo dục ĐH không vì lợi nhuận.

Cùng với đó, chỉ những cơ sở giáo dục ĐH chịu sự kiểm toán tài chính và kiểm định chất lượng - được nhà nước công nhận là tổ chức không vì lợi nhuận thì mới được quyền hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước.

Cũng trong sáng nay, giới thiệu với Tổng biên tập, phó tổng biên tập các báo trong cuộc họp giao ban báo chí trung ương định kỳ hàng tuần, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết:

Một trong những quan điểm chỉ đạo của dự thảo Luật Giáo dục ĐH  là nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo trên cơ sở điều chỉnh cơ cấu đào tạo gắn liền với sự dụng nhân lực.

 

Điểm mới xuyên suốt của cơ bản và xuyên suốt của dự thảo Luật là các quy định về quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của cơ sở GDĐH về các tổ chức  nhân sự, tài chính, hoạt động đào tạo và nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, hợp tác quốc tế; điều kiện đảm bảo thực hiện quyền tự chủ; cam kết trách nhiệm khi thực hiện tự chủ và kết quả kiểm định chất lượng của cơ sở GDĐH.

 

Các cơ sở GDĐH được quyền lựa chọn các tổ chức kiểm định chất lượng GDĐH có uy tín để đăng ký kiểm định và thực hiện công khai kết quả kiểm định của mình.



  • Kiều Oanh

'Mong Bộ trưởng Giáo dục như Đinh La Thăng'
Đại diện cho gần 100 trường ngoài quốc doanh nói "rất ngưỡng mộ và muốn một người quản lí có bản lĩnh như Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng".
 
Phó Thủ tướng điều chỉnh chuyện 'mọc nấm'
Số trường đại học được thành lập ngày càng giảm, chứ không tăng. Các trường thành lập mới từ năm 2008 đến nay đã giảm gần nửa. Chủ yếu các ĐH được nâng cấp từ các trường CĐ đã có sẵn cơ sở vật chất.
 
Trường đại học sẽ tự in và cấp bằng
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga chia sẻ tại buổi họp báo chuyên đề về dự án Luật Giáo dục (GD) ĐH chiều 26/10.
 
Những chuyện cốt tử của giáo dục đại học
Cứ hai tuần, lại có một trường đại học hoặc cao đẳng ra đời. Dư luận còn phàn nàn về việc phát triển quy mô kèm theo sự tuỳ tiện trong tổ chức đào tạo, sự sa sút nghiêm trọng của chất lượng giáo dục thường xuyên.
 
Những chuyện cốt tử của giáo dục đại học (P.2)
Trong phần tiếp theo của bài viết, GS Nguyễn Minh Thuyết nêu các vấn đề: yếu tố thị trường với giáo dục đại học, tinh thần tự chủ và mô hình trường đại học.