- Ngay sau khi VietNamNet đăng tải những hình ảnh: “Ký túc xá độc nhất vô nhị”, phản ánh cuộc sống khó khăn của của 20 học sinh ở Thái Nguyên, nhiều bạn đọc đã đề nghị được chung tay hỗ trợ các em.
Ông Trần Bích, một nhà nhiếp ảnh ở TP.HCM, chuyên chụp ảnh hoa sen, đã ngoài 60 tuổi nhưng vẫn muốn trực tiếp ra tận Thái Nguyên để tìm hiểu và có kế hoạch sửa chữa để các em có một nơi ở đàng hoàng hơn, tạo điều kiện cho các em học tập tốt.
“Tôi thật sự xúc động khi xem bài viết trên, tôi sẽ trực tiếp đến đó tìm hiểu và có kế hoạch sửa chữa để các em có một nơi ăn, ở đàng hoàng hơn để các em học tốt hơn. Tôi có ý muốn cải tạo lại ngôi nhà cho khang trang hơn, sạch sẽ hơn và phòng ốc được kín đáo hơn, ấm áp hơn về mùa đông. Trong khoảng 30 triệu đồng, tôi có thể lo được”, ông Bích chia sẻ với VietNamNet.
Ông Trần Bích, một nhà nhiếp ảnh ở TP.HCM, chuyên chụp ảnh hoa sen, đã ngoài 60 tuổi nhưng vẫn muốn trực tiếp ra tận Thái Nguyên để tìm hiểu và có kế hoạch sửa chữa để các em có một nơi ở đàng hoàng hơn, tạo điều kiện cho các em học tập tốt.
“Tôi thật sự xúc động khi xem bài viết trên, tôi sẽ trực tiếp đến đó tìm hiểu và có kế hoạch sửa chữa để các em có một nơi ăn, ở đàng hoàng hơn để các em học tốt hơn. Tôi có ý muốn cải tạo lại ngôi nhà cho khang trang hơn, sạch sẽ hơn và phòng ốc được kín đáo hơn, ấm áp hơn về mùa đông. Trong khoảng 30 triệu đồng, tôi có thể lo được”, ông Bích chia sẻ với VietNamNet.
Hơn 20 học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 của Trường THCS Thượng Nung đang phải sống trong ngôi nhà tồi tàn, dột nát nguy hiểm đến tính mạng. |
Do nhà xa, nên các em không thể đi từ nhà tới trường hằng ngày, cha mẹ các em đã góp gỗ dựng lên một “ký túc xá” để các em trọ học cho đỡ vất vả.
Ngôi nhà được chia thành nhiều khoang, mỗi khoang có một khoảng trống để vừa một người chui lọt. Muốn lên ngăn ngủ tầng 2 thì các em phải bám vào cột để trèo lên.
Gọi là ngôi nhà nhưng tới nay nó đã xập xệ, mái ngói xô lệch, dột nát, trống trước hở sau, rất nguy hiểm đến tính mạng các em.
Sau khi bài đăng, chúng tôi nhận được rất nhiều chia sẻ của bạn đọc với mong muốn góp một phần nhỏ của mình để gây dựng cho các em một chỗ ở khang trang hơn, ấm áp hơn.
Bạn đọc Công Thanh thì đề nghị: Báo VietNamNet nên lập quỹ để mọi người cùng chia sẻ, đóng góp giúp các em học sinh vùng sâu vùng xa có điều kiện học hành tốt hơn.
Bạn đọc Tiến Quân thì rất xót xa khi nhìn thấy cảnh các em ở rât tồi tàn và nguy hiểm đã chia sẻ: Tôi vừa đọc bài này, vừa xót xa. Chúng ta hãy cùng nhau tiếp tục góp phần nhỏ của mình một cách đều đặn vào quỹ trẻ em vùng cao!
"Xin hãy hành động! Xin cảm ơn tác giả Lê Anh Dũng đã cho thấy được đất nước chúng ta vẫn còn tồn tại những trường học như vậy. Nếu quý báo có chương trình hành động cụ thể như chương trình “góp đá xây Trường Sa”, chúng tôi sẽ ủng hộ!".
Đáp ứng tâm nguyện hỗ trợ cho các em , VietNamNet mở nhịp cầu nối những sẻ chia của độc giả Mọi sự giúp đỡ xây “ký túc xá” xin gửi về: Báo VietNamNet, Ghi rõ ủng hộ xây “Ký túc xá độc nhất”.
- Đức Toàn
Mọi sự giúp đỡ xây “ký túc xá” xin gửi về: Báo VietNamNet (Ghi rõ ủng hộ xây “Ký túc xá độc nhất”) 1, Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148 Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER -The currency of bank account: 0011002643148 -Bank: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM -Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam -SWIFT code: BFTVVNVX 2, Hoặc trực tiếp Báo VietNamNet Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, P6, quận 3,TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881 Email: banbandoc@vietnamnet.vn |