- Khác biệt rõ rệt nhất của tội phạm những năm bao cấp và tội phạm thời kinh tế thị trường là loại thứ nhất có vẻ ngã vào tội lỗi, thống khổ, ăn năn về tội lỗi khi bị tuyên phạt. Còn tội phạm hôm nay không những “trẻ” ra, sắt máu, lì lợm hơn, mà có kẻ còn có vẻ như “hãnh diện” về tội lỗi?

XEM BÀI TRƯỚC TẠI ĐÂY

Khiếm khuyết

Nhưng chính thế hệ @ này đã lớn lên trong vòng tay của các bậc cha mẹ, từng nghe tiếng kẻng báo động phòng không, và không ít trong họ từng vấn những vòng khăn tang sau những nhát lưỡi hái của thần chiến tranh giáng lên người thân.

Trong số phụ huynh còn cả những bậc anh hùng vô danh, sống sót được sau lò lửa chiến tranh tại biên giới Tây Nam và tại biên giới phía Bắc, mà hôm nay trong tiềm thức vẫn luôn ẩn hiện hình bóng đồng đội đã mất…

Hình ảnh khoe thân phản cảm.

Hình như chúng ta chỉ biết hô hào con cháu học, cố sao chúng đạt tấm bằng “xịn”. Trước khi đi du học, bọn trẻ hầu như không được chuẩn bị về lối sống tự lập.

Khác với ông, cha trước kia học Đông Âu, lưu học sinh hôm nay không mấy em chơi thể thao, không có điều kiện quan tâm đến nghệ thuật, ít tự mình tham gia vào đời sống văn hoá của đất nước bạn, thậm chí không giao lưu với dân bản địa…

Có em vì tiết kiệm, ăn mì tôm đến mức dị ứng khắp mình. Nhiều em sống “ngủ ngày cày đêm”, sức khoẻ kém sút. Có em được doanh nghiệp nước ngoài tuyển nhưng rồi phải về nước vì không chịu được tải công việc.

Về nước, cử nhân “Tây” thường không dễ hoà vào cộng đồng, đi làm việc dễ vấp vì kiến thức còn xa lạ với cung cách vẫn “ăn đong” của doanh nghiệp Việt, nói chung. Quan hệ với người yêu và cư xử sau khi lập gia đình vẫn có bóng dáng “người hành tinh khác”. Nhiều cậu trai ngày một to xác nhưng vẫn mắc bệnh “chậm lớn” cố hữu...

Tự trách

“Người lớn” hôm nay thường không lường trước các biến động của toàn cầu hoá, trước hết là về văn hoá.

Gần đây có hãng bán quần áo ở London, Paris, New York thực hiện “xả hàng” cho những ai mặc đồ lót (!) vào cửa hàng. Và có những 9X đã thức đêm “xếp gạch”, thậm chí đội mưa để vào mua hàng khuyến mại. Rồi những nàng không mặc quần, khoả thân nằm với lợn… Gợi lên cho U60 cảm giác là trí tưởng tượng đang bị khô kiệt, và cách thức thể hiện bị bế tắc (?!)

Ở Việt Nam cũng đang “toả sáng” những ngôi sao “tuyệt vọng tài năng, lố lăng thể xác”.

Về đại thể, ta vẫn chưa cung cấp được cho con cháu mình một hình ảnh rõ ràng về ngày mai. Và chúng ta tiếp tục bất lực khi nhận thấy chúng khó có được ước mơ, hướng đích, thậm chí nhiều cô cậu sống khá “hiện sinh”.

Với những nước có các luật lệ, chuẩn mực rõ ràng, có năng lực công quyền đảm bảo tuân thủ luật pháp của công dân, những cú “chập mạch văn hoá” như thế rồi cũng qua đi.

Còn ở Việt Nam, không chỉ bọn trẻ mà những cha anh, thậm chí ông bà chúng, còn phải giật nảy người bởi những cú sốc văn hoá hàng ngày, thì ngay cả làm sao những giải pháp tình thế không quá nhỡ nhàng đã là khó.

Về đại thể, ta vẫn chưa cung cấp được cho con cháu mình một hình ảnh rõ ràng về ngày mai. Và chúng ta tiếp tục bất lực khi nhận thấy chúng khó có được ước mơ, hướng đích, thậm chí nhiều cô cậu sống khá “hiện sinh”.

Xã hội hôm nay, khác trước, là mọi người không thực sự chia sẻ với nhau những giá trị tổng quát từng nổi trội, kiểu như “tự do, bình đẳng, bác ái”, hay “cần, kiệm, liêm, chính” – chúng có vẻ là khẩu hiệu, dù nhiều người đang tiếp tục rao giảng hùng hồn, vẫn có gì đó bất lực, hoang mang.

Những gì là lý tưởng, niềm tin gợi lên quá khứ hơn là ánh sáng dẫn đường về tương lai. Thay cho chúng là dị đoan, là những tín điều phản khoa học, duy tâm vô lối, duy vật trần trụi, chuộng ngoại vô điều kiện.

Trong khi những ai đức hạnh hơn đang ngần ngừ tìm hướng, thì khối kẻ cơ hội, hoặc đơn thuần là những kẻ tham lam, đã hè nhau nặn nên một thứ thị trường nguyên thuỷ, chôm chỉa, đầy chất thải văn hoá nô dịch. Kim la bàn cho con cháu chúng ta đi lên hôm này không chỉ là đạo lý, mà còn phải là “luật pháp thượng tôn”.
Điều tất cả mọi người đều nhất trí được, là “ngày mai” của chúng ta, hay ít nhất, của con cháu chúng ta, phải là một xã hội văn minh hơn, nhân văn hơn, phát triển hơn.Nhưng chúng ta dường như chưa vạch được lộ trình đến đó.

Chắc chúng ta không chỉ phải cơ cấu lại nền kinh tế, cải cách về hành chính, mà phải chú trọng tái cơ cấu cả văn hoá, giáo dục… nữa.

Ở đây đòi hỏi một tiếp cận liên ngành, nếu không nói là toàn diện. Hiện thời, cả nhà trường và đoàn thể xã hội đều chỉ muốn tham gia vào quá trình tu dưỡng đạo đức của các cháu theo kiểu dạy “hàm thụ” trong một môi trường xã hội mà trên các giao diện, cơ chế cũ và hình thái thị trường “tù mù” chắp vá, nhập nhằng vào nhau.

Dễ thấy hai ngành khá liên thông, mà vẫn ngoảnh mặt đi hai hướng như tiết mục táo quân vừa qua, là kinh tế và giáo dục, ít nhất, có cùng một trọng bệnh kinh niên. Đó là thấy có gì “ăn” thì nhào vào sản xuất ồ ạt, nhào vào đào tạo đại trà, không dự toán đầu ra, không khái toán. Chẳng chịu tính là món hàng, hay cử nhân, kỹ sư chuyên ngành đang “hot” này, vài năm nữa, còn cần nữa không, hay là hết mốt, hoặc quá thừa?

Về quản lý kinh tế vĩ mô, trong khi những ai đức hạnh hơn đang ngần ngừ tìm hướng, thì khối kẻ cơ hội, hoặc đơn thuần là những kẻ tham lam, đã hè nhau nặn nên một thứ thị trường nguyên thuỷ, chôm chỉa, đầy chất thải văn hoá nô dịch. Kim la bàn cho con cháu chúng ta đi lên hôm này không chỉ là đạo lý, mà còn phải là “luật pháp thượng tôn”.

Một vẻ đẹp nam hôm nay bị U60 cho là không đàn ông

Trước kia cũng có người đi trái đường, nhưng chỉ là 1/10, hôm nay nếu ta nói người đi đúng đường chỉ có 1/10, sẽ rất ít người cãi lại. Tỷ lệ 1/10 có nên áp dụng cho số lượng “người lớn” còn đặt tin vào công bằng xã hội, hôm nay?

Báo chí Đức từng bình luận về việc người Việt đốt vàng mã, để ma nhà mình có cái lo lót cho “quỷ sứ”. Nghe chuyện này, người Tây phải ngán ngẩm về một quyết tâm hối lộ khắp nơi nơi, đến cõi âm cũng chẳng tha…

Tre và Măng

Tuy nhiên, điều khác biệt lớn nhất giữa 5X, 6X chúng ta với bọn trẻ @ là chúng có bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, có ngòi nổ của nguồn năng lượng sức trẻ.

Nếu cung ứng được mô hình (tấm gương), những luồng tư tưởng tiến bộ, những hướng đích đúng đắn, có sức thuyết phục, chúng (cùng những ai già những chưa “cỗi”) sẽ “vẽ được bản đồ” (nhận thức được quy luật, lộ trình) và hành động đúng quy luật, như cha ông đã từng, để đạt mục đích (tịnh tiến tới xã hội công bằng, dân chủ, văn minh).

Ngược lại, bộ phận trong chúng có thể trở thành thế lực tàn phá khủng khiếp kiểu vô chính phủ, hoặc, dù “tài sắc vẹn toàn”, vẫn sẽ bị chăn dắt bởi các “Mã Giám sinh”, “mẹ mìn” về kinh tế, văn hoá, và cả về chính trị.

Những ai thuộc thế hệ @ đang dấn lên thực hiện ước mơ và hoài bão vẫn được gửi trọn niềm tin yêu. Và Việt Nam sẽ là xứ sở (tuy nhỏ hẹp nhưng thống lĩnh bởi) những bộ óc lớn, những tấm lòng hào hiệp, những tâm hồn cao cả?

  • Lê Đỗ Huy