- Nhiều ý kiến bình luận về "Những câu mắng bất hủ của người thầy" cho rằng, chọn nghề giáo đồng nghĩa với việc được đào tạo bài bản về nghiệp vụ, tâm lý ứng xử...nên không thể làm tổn thương học trò. Nhưng "người trong cuộc" họ lại có "nỗi khổ" riêng, cần sự cảm thông vì học trò thời nay thông minh hơn, năng động hơn và cũng khó bảo hơn.

TIN BÀI LIÊN QUAN:

Tại học sinh nói nhẹ không nghe

Họ tên: Thiện
Tiêu đề: "Dạy học khổ thế đấy..."

Tôi là giáo viên cấp 3 ở một trường vùng sâu. Nói thiệt, nhiều lúc thấy cũng tội các em, thương lắm. Nhưng chúng nó học quá tệ đến nỗi mình không thể kiềm chế nỗi. Ví dụ: yêu cầu học sinh lớp 12 đổi đơn vị 300 cm = ? mét hoặc diện tích hình vuông, diện tích hình tròn hoặc hai số thập phân số nào lớn hơn, bé hơn; số âm, số dương... Toàn kiến thức cơ bản lớp 4-6 mà các em cũng không biết.... Thử hỏi bạn là giáo viên thì có mà giữ bình tĩnh nổi không.
Hay chuyện thật 100% không nói quá đâu nhá. Yêu cầu học sinh lớp 10 làm phép tính 1 - 2= ? là học sinh không làm được.

Họ tên: Hoàn
Tiêu đề:
“Nên vào lớp dạy thử thì sẽ biết”
Thực ra một số câu như vậy là hơi quá, nhưng nói thật là rất khó để kiềm chế trong trường hợp học sinh không làm bài tập hoặc nói chuyện tự do, trong khi giáo viên đã nhắc nhở nhiều lần. Để giảm hiện tượng này, theo tôi cần phải có sự vào cuộc của cả xã hội chứ không chỉ đổ lên đầu các nhà giáo được. Ý thức của các em học sinh phụ thuộc rất nhiều vào cách sống và hành xử của gia đình, thầy cô, bạn bè và cả xã hội.

Họ tên: Xuân Thành
Tiêu đề: “Giáo viên phải làm thế nào mới đúng?”

Mắng chửi cũng trách, đánh thì đem kiện.... Nhưng có chuyện gì xảy ra với con em mình thì nói nhà trường có vấn đề, không có trách nhiệm… Các bậc phụ huynh có đứng ở bục giảng không mà biết giáo viên căng thẳng thế nào khi thầy giảng trò không nghe. Thậm chí đôi lúc học trò còn vô lễ với thầy. Tôi ủng hộ có hình phạt hợp lý để chấn chỉnh các em học sinh. Nhưng không nên gây thương tốn về tâm lý cũng như thể chất của các em.

Họ tên: Nguyên
Tiêu đề:
“Áp lực của giáo viên”
Không chép bài, không học bài, mất trật tự trong giờ học, coi thường giáo viên - đó ý thức của đại đa số học sinh thời nay. Chúng tôi đã dùng mọi biện pháp răn đe, khuyên nhủ, tối tối tới nhà động viên học sinh, cam kết với gia đình... Nhưng mọi biện pháp mà chúng tôi làm hầu như không có kết quả. Thử hỏi chúng tôi phải làm sao? Đồng ý là người giáo viên ăn nói phải đúng mực nhưng xã hội đừng có chuyện gi cũng trách giáo viên chúng tôi! Phải xét mọi nguyên nhân của nó chứ!

Họ tên: chuotnhat
Tiêu đề:
“Cần thông cảm với thầy!”
Ngày xưa, các thầy đề thường xuyên sử dụng các biện pháp phạt học sinh mà vẫn được "tôn sư trọng đạo". Ngày nay, học sinh hư hỏng gấp bội lần nhưng giáo viên không được sử dụng đòn roi hay bất cứ hình phạt gì khác thì quả là rất khó! Thực tế, có nhiều học sinh rất hỗn láo, nói nhẹ không bao giờ nghe. Tôi không bênh thầy cô nhưng nhiều khi cũng cần có cái nhìn thông cảm với họ!

Thầy đã bất lực với trò?

Họ tên: Nguyễn Ngọc
Tiêu đề: “Chửi chỉ làm học trò đờ đẫn thêm...”

Dù trong bất cứ trường hợp nào cũng không thể chấp nhận cách hành xử thiếu văn hóa của giáo viên. Chẳng lẽ các thầy cô không được dạy điều đó trong trường sư phạm? Thầy cô bất lực trước học trò, thì chửi cũng không giải quyết được việc gì, ngoài việc làm cho học sinh "đờ đẫn" thêm và nhân cách của người thầy cũng đi xuống.

Họ tên: Xuân Phương
Tiêu đề: “Đừng trút giận lên đầu trẻ!”

Các thầy cô đã từng được học tập trong môi trường sư phạm không lẽ không được dạy như vậy! Các thầy cô khi đã vào con đường sư phạm thì phải xác định rõ con đường mình chọn là con đường cao cả và chông gai. Dẫu cũng biết rằng những áp lực trong cuộc sống thường ngày làm các thầy cô mệt mỏi thì cũng đừng nên trút lên đầu trẻ thơ!

Họ tên: Trần Văn Minh
Tiêu đề:
“Xem lại đầu vào sư phạm”
Hãy xem xét đầu vào của ngành sư phạm một cách thẳng thắn! Thường chỉ những bạn học làng nhàng mới chọn nghề gõ đầu trẻ?. Vậy trong quá khứ họ không phải là học trò xuất sắc và đương nhiên cũng đôi lần hứng chịu những lới cay độc của giáo viên! Ai dám chắc rằng họ sẽ không phạm sai lầm như thế hệ trước? Hãy nhìn thẳng vấn đề!

Họ tên: Hoàng Hà
Tiêu đề:
“Mong giáo dục VN sẽ tốt hơn!”
Trong môi trường sư phạm, mọi giáo viên đều đã học qua môn tâm lý, mà trước khi làm giáo viên, họ cũng từng là học sinh, cũng đã từng bị thầy cô chửi mắng, họ cũng cảm thấy quê... Vậy tại sao họ lại làm điều đó với thế hệ sau. Mong một ngày nào đó giáo dục VN sẽ tốt hơn.

  • Nguyễn Thảo (tổng hợp)