- Ngay sau khi có thông tin sinh viên Trường ĐH Ngoại thương thực tập ở Singapore bức xúc, sáng 25/4 - một số sinh trong trong đoàn thực tập đã gửi ý kiến về phòng Hợp tác quốc tế của trường cho rằng: "Tuy công việc có vất vả nhưng không đến mức bóc lột hay đáng xấu hổ...".
TIN BÀI LIÊN QUAN:
Sinh viên Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội chụp ảnh tại nơi thực tập, sân bay Changi - Singapore (Ảnh do nhà trường cung cấp) |
Trao đổi với VietNamNet chiều 24/4, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương Hoàng Văn Châu cho biết, những bức xúc của sinh viên nhà trường chưa nhận được email chính thức, mà chỉ biết qua Facebook. Số này cũng chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số 38 sinh viên đang thực tập ở sân bay Singapore - chỉ vài ba em. Với những sinh viên đăng ký thực tập ở Singapore đều được tìm hiểu kỹ thông tin trước khi đi.
Những ý kiến gửi về phòng Hợp tác quốc tế sau khi có bức xúc đưa lên mạng - theo ông Hoàng Văn Châu đều bầy tỏ sự hài lòng khi thực tập tại Singapore.
Công việc đã được thông báo trước
Gửi ý kiến của mình về cho nhà trường, SV Đỗ Minh Hường cho rằng: “Cá nhân em thì thấy công việc đã được thông báo trước. Lựa chọn đi hay không là tùy vào mỗi cá nhân. Việc đổ lỗi cho người khác thay vì cảm thấy tự chịu trách nhiệm với cá nhân mình không phải là việc làm đúng đắn”.
Theo Hường: “Công việc có vất vả nhưng không đến mức bóc lột hay lao động chân tay và đáng xấu hổ…Đối với bọn em ít nhất công việc này là thú vị, giao tiếp được nhiều, ngoại ngữ tăng đáng kể”.
Còn bạn SV Trần Huyền đặt câu hỏi “Thực tập Singapore: Đáng giá hay không?” và đã tự trả lời bằng ví dụ của bản thân mình.
Trước khi sang Singapore thực tập, Huyền cũng đã nghĩ về một “quyết định rủi ro”. Nhưng nhận ra rằng những điều mình nhận được nhiều hơn nên đã lựa chọn đi phỏng vấn và sang Singapore thực tập.
“Và mình không hối hận khi mình đã sang đây" - Huyền viết trong thư gửi nhà trường. Có rất nhiều em trong đoàn hỏi “tại sao tiếng của chị tốt thế mà chị phải sang đây làm công việc mà tới hơn 50% là đẩy xe lăn thế này?” Tôi trả lời “sang đây học không phải vì tiền”. Và điều thú vị nhất học được là cách ứng xử của nước bạn....
SV Hương Ly nêu lý do việc đẩy xe lăn là vì thời điểm đó Bộ phận dịch vụ chăm sóc đặc biệt (SSS) thiếu người nên các bạn đều làm ở đó. Sang tháng các SV sẽ sang các bộ phận khác.
“Hầu như tất cả các bạn khác đều muốn ở lại SSS cho dù phải đẩy xe lăn dù mỗi người đều có mục đích khác nhau" - Ly nói.
Được sự trưởng thành
Vẫn ý kiến của Hương Ly "đúng là công việc không được như mình mong đợi ban đầu nhưng tớ thấy mình đã nhận được nhiều thứ khác còn quan trọng hơn. Đó chính là sự trưởng thành hơn trong suy nghĩ cũng như việc làm”.
Suy nghĩ của Hương Ly cũng như nhiều ý kiến của các sinh viên đang thực tập ở Singapore hiện nay: “Từ việc phải chi tiêu thế nào cho hợp lí số tiền ít ỏi mà mình tự tay kiếm được đến việc duy trì tốt mối quan hệ với mọi người xung quanh..."
Về môi trường làm việc qua lăng kính của Ly "Tớ thật may mắn khi được làm việc ở một nơi chuyên nghiệp như sân bay Singapore. Tớ được tận mắt chứng kiến và tự mình trải nghiệm cách vận hành của một trong những sân bay được đánh giá là tốt nhất thế giới."
Do tính chất hoạt động của sân bay nên lịch làm đêm không cố định. Thời gian đầu mệt mỏi nhưng sau một thời gian các bạn đã thích nghi được.
Trong lá thư dài của mình gửi về trường, Hương Ly cũng trả lời tường tận những thắc mắc của các sinh viên có bức xúc: “Vẫn biết là đại lý chỉ làm vì lợi nhuận nhưng cũng phải thấy rằng nếu không có họ lo từ A đến Z thì chắc giờ này bọn mình đã không có cơ hội sang đây rùi. Trợ cấp chưa có ngay vẫn còn tiền lương...
Chưa có sinh viên nào xin về nước Ông Vũ Hoàng Nam - Trưởng phòng Hợp tác quốc tế, Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội cho biết: "Nhận được phản hồi bức xúc của một số sinh viên, phòng đã có trả lời cụ thể với từng trường hợp. Sau đó nhiều sinh viên cũng đã có ý kiến phản hồi. Việc làm thủ tục để các SV về nước không có gì khó. Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại gần 50 SV đi thực tập tại Singapore đợt I chưa có em nào đề nghị muốn được về nước". |
- Văn Chung