- Một số gợi ý chính mang tính chất tham khảo thí sinh cần trình bày trong phần trả lời các câu hỏi của đề thi môn Địa lý.
TIN BÀI LIÊN QUAN:
Fan cuồng mạt sát người ra đề văn
Đề sử nặng 'trả bài', thí sinh nhẹ nhõm
Đề văn luận bàn về 'kẻ cơ hội' và thần tượng
|
Thí sinh hoàn thành xong thi ĐH đợt 2 (Ảnh Lê Anh Dũng) |
Câu I: 1.
a) Hoạt động của bão ở Việt Nam :
- Trên toàn quốc, mùa bão: Bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11 bão sớm
vào tháng 5 và muộn sang tháng 12, nhưng cường độ yếu.
- Bão tập trung nhiều nhất vào tháng 9, sau đó đến tháng 10 và tháng 8. Tổng số
cơn bão của ba tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong toàn mùa.
- Mùa bão ở Việt Nam chậm dần từ Bắc vào Nam.
- Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ, Nam Bộ ít chịu ảnh hưởng của bão.
- Trung bình mỗi năm có từ 3 – 4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta, năm bão
nhiều có 8 – 10 cơn bão. Năm ít 1– 2 cơn.
b) Hậu quả của bão ở Việt Nam:
- Gió mạnh kèm theo mưa lớn gây ngập lụt trên diện rộng.
Gió bão có thể gây ra sóng biển cao tới 9-10 m, lật úp tàu thuyền trên biển. Bão
làm mực nước biển dâng cao 1,5 – 2 m gây ngập mặn vùng ven biển.
- Bão lớn, gió giật mạnh tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công
sở, cầu cống, cột điện cao thế…
- Bão là một thiên tai gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống, nhất là ở vùng
ven biển.
c) Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân
chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa nhiều vào tháng IX ở
Trung Bộ.
2. a) Đặc điểm dân số nước ta :
- Đông dân, nhiều thành phần dân tộc
+ Số dân 85.170.000 người (năm 2007).
+ Có nhiều thành phần dân tộc (Nước ta có 54 dân tộc trong nước, ngoài ra còn có
khoảng hơn 3,2 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài)
- Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ.
+ Gia tăng dân số nhanh (mỗi năm dân số tăng khoảng hơn 1 triệu người).
+ Cơ cấu dân số trẻ (Năm 2005 lứa tuổi trẻ em chiếm 27%, lứa tuổi lao động chiếm
64%)
- Phân bố dân cư : Mật độ trung bình 257 người/km2 (năm 2007), nhưng chưa hợp lí
giữa các vùng.
+ Giữa đồng bằng với trung du, miền núi
Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích song tập trung tới 75% dân số, mật độ dân số
rất cao.
Vùng trung du, miền núi chỉ chiếm 25% dân số, mật độ thấp hơn nhiều so với đồng
bằng.
Trên cùng một dạng địa hình song trên các vùng khác nhau cũng có sự khác biệt,
ví dụ Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số gấp hơn 2,9 lần ở đồng bằng sông Cửu
Long …
+ Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa thành thị và nông thôn
chủ yếu dân cư nước ta vẫn chủ yếu sống ở nông thôn (73,1% năm 2005)
b) Dân số đông cũng là một thế mạnh để phát triển kinh tế nước ta vì :
- Dân số đông là nguồn lao động dồi dào tạo điều kiện thuận lợi cho phát
triển các ngành sản xuất cần nhiều lao động.
- Dân số đông là thị trường tiêu thụ sản phẩm tiềm năng, là động lực quan trọng
để phát triển kinh tế đất nước...
Câu II:
1. Tài nguyên du lịch của nước ta rất phong phú và đa dạng. Gồm 2 nhóm:
a) Tài nguyên tự nhiên gồm địa hình, khí hậu, nước, sinh vật.
- Địa hình
+ Bao gồm cả đồi núi, đồng bằng, bờ biển và hải đảo với nhiều cảnh quan tươi
đẹp.
+ Có 2 di sản thiên nhiên thế giới (vịnh Hạ Long được công nhận 12 - 1994, VQG
Phong Nha - Kẻ Bàng 7 - 2004) và 200 hang động.
+ Cả nước có khoảng125 bãi biển với nhiều bãi biển nổi tiếng như Trà Cổ (Quảng
Ninh), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Non Nước (Đà Nẵng), Đại Lãnh (Phú Yên), Cà Ná (Ninh
Thuận) …
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân hóa đa dạng theo mùa, theo lãnh thổ thuận lợi
để thu hút khách du lịch.
- Tài nguyên nước phong phú:
+ Rất nhiều các sông hồ tự nhiên, các hồ nhân tạo. Đặc biệt hệ thống sông và
kênh rạch chằng chịt ở Đồng bằng sông Cửu Long có sức thu hút lớn đối với du
khách.
+ Nước ta có hàng trăm nguồn nước khoáng thiên nhiên có thể xây dựng thành các
khu du lịch an dưỡng rất tốt…
- Tài nguyên sinh vật phong phú với hơn 30 vườn quốc gia, hàng trăm loài động
vật hoang dã, thủy sản.
b) Tài nguyên nhân văn gồm di tích, lễ hội, tài nguyên khác.
- Có các di sản văn hóa vật thể: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn, Trung
tâm Hoàng Thành Thăng Long, Di tích thành nhà Hồ.
- Có các di sản văn hóa phi vật thể thế giới: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian
văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Quan họ Bắc Ninh, Ca trù, hát Xoan.
- Lễ hội diễn ra trên khắp đất nước và quanh năm, nhất là mùa xuân. Tiêu biểu là
Lê hội chùa Hương, Hội Gióng, Đền Hùng, Cầu Ngư, Ka tê …
- Tài nguyên khác như làng nghề, các loại hình văn nghệ dân gian, ẩm thực …
2. a) Thế mạnh để phát triển kinh tế Đồng bằng Sông Hồng
*Vị trí địa lí
- Chuyển tiếp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Biển Đông rộng lớn – giáp
vịnh Bắc Bộ.
- Liền kề với các vùng có tiềm năng lớn về khoáng sản và thủy điện nhất nước ta
: vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
- Nằm ở trung tâm Bắc Bộ, gần như bao trọn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, tam
giác tăng trưởng Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, vùng tựa như chiếc cầu nối
giữa Đông Bắc, Tây Bắc với vùng Bắc Trung Bộ và Biển Đông. Vì thế, việc giao lưu
giữa ĐBSH với các vùng khác trong cả nước và với các nước trong khu vực và trên
thế giới được thuận lợi.
* Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú :
- Đất trồng:
+ Đất của đồng bằng nhìn chung màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển nông
nghiệp. Đây là một lí do quan trọng để tỉ lệ diện tích đất đã được sử dụng của
vùng rất cao (gần 82,5% diện tích đất tự nhiên), cao hơn nhiều so với mức bình
quân của cả nước (50 – 56%) và của các vùng khác như Đồng bằng sông Cửu Long
(hơn 78,7%), Đông Nam Bộ (75,7%).
+ Diện tích đồng bằng vẫn đang được mở rộng hàng năm ra biển...
- Nước :
+ Rất phong phú với nước mặt (sông - với hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình,
hồ, đầm), nước ngầm.
+ Có nguồn nước nóng, nước khoáng.
- Biển :
Với đường bờ biển dài trên 400 km từ Hải Phòng tới Ninh Bình, tạo nhiều thuận
lợi về đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản , phát triển giao thông vận tải biển và
du lịch.
- Khoáng sản : Giá trị nhất là đá vôi, sét cao lanh, than nâu và tiềm năng về
khí tự nhiên. Đá vôi, sét, cao lanh.
* Về mặt kinh tế - xã hội :
- Nguồn lao động dồi dào có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phú. Chất
lượng lao động đứng hàng đầu cả nước.
- Cơ sở hạ tầng vào loại tốt nhất cả nước. Mạng lưới giao thông phát triển mạnh
và khả năng cung cấp điện, nước khá đảm bảo.
- Cơ sở vật chất – kĩ thuật cho các ngành kinh tế đã được hình thành và ngày
càng hoàn thiện.
- Là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống.
- Mạng lưới đô thị với quy mô khác nhau tương đối phát triển và dày đặc. Đó cũng
đồng thời là các trung tâm kinh tế của vùng. Hà Nội, Hải Phòng là hai trung tâm
kinh tế - xã hội vào loại lớn nhất cả nước.
- Vùng có nhiều khả năng tiếp cận các nguồn lực bên ngoài (về khoa học, kĩ thuật
và công nghệ, nguồn vốn, kinh nghiệm về tổ chức và quản lí sản xuất và kinh
doanh) thông qua con đường đầu tư phát triển, liên kết, liên doanh.
b) Việc làm là một trong những vấn đề nan giải ở vùng Đồng bằng sông Hồng
vì :
- So với cả nước, Đồng bằng Sông Hồng có tỉ trọng dân số cao nhất cả nước.
Dân số vùng 18,2 triệu người chiếm 21,6% so với cả nước (2006) trong khi diện
tích tự nhiên chỉ chiếm 4,5%.
Mật độ dân số của vùng đạt 1225 người/km2 (2006), gấp 4,8 lần mật độ trung bình
cả nước.
- Dân số của vùng đông và còn tăng nhanh vì cả lí do gia tăng cơ học và gia tăng
tự nhiên.
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng đang diễn ra
theo chiều hướng tích cực, tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm: tỉ trọng nhóm
nông, lâm, ngư nghiệp còn khá lớn, tỉ trọng Công nghiệp – xây dựng cũng như nhóm
ngành dịch vụ chưa cao ... dấn đến tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm còn
nhiều.
Dân số đông, cơ cấu dân số trẻ, nhiều lao động, trong điều kiện kinh tế còn chậm
phát triển thì bài toán giải quyết việc làm trở nên rất nan giải ở Đồng bằng
sông Hồng.
Câu III:
1. Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường (đồ thị).
Trong đó :
- 2 trục tung, một trục thể hiện sản lượng thủy sản (đơn vị nghìn tấn), một trục
thể hiện giá trị sản xuất (tỉ đồng, giá so sánh 1994).
- Trục hoành thể hiện năm.
- Cột chồng thể hiện sản lượng thủy sản trên đó thể hiện sản lượng thủy sản khai
thác và sản lượng thủy sản nuôi trồng.
- Đường đồ thị thể hiện giá trị sản xuất.
Yêu cầu:
+ Chia thời gian đúng theo khoảng cách từ bảng số liệu.
+ Cột cách trục một khoảng nhỏ. (cả cột đầu và cột cuối)
+ Đường đồ thị xuất phát từ giữa cột.
+ Có chú giải.
+ Biểu đồ cân đối, thẩm mĩ…
2. Nhận xét:
- Cả sản lượng thủy sản và giá trị sản xuất thủy sản nước ta đều tăng nhanh.
Cụ thể : năm 2010 so với năm 2005 :
+ Sản lượng thủy sản đạt 148%.
+ Giá trị sản xuất đạt 147%.
- Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn sản lượng thủy sản khai thác. Cụ
thể cũng trong khoảng thời gian trên :
+ Sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 183%.
+ Sản lượng thủy sản khai thác đạt 121,8%.
3. Giải thích:
- Ngành thủy sản nước ta tăng nhanh nhờ có nhiều điều kiện về tự nhiên, dân cư –
xã hội trong đó đặc biệt là đường lối chính sách khuyến khích phát triển thủy
sản và thị trường ngày càng mở rộng … (thí sinh có thể điểm qua một số nét).
- Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn sản lượng thủy sản khai thác do
sự chuyển dịch cơ cấu trong ngành thủy sản nước ta nhằm chủ động sản phẩm và tận
dụng các thế mạnh phát triển.
PHẦN RIÊNG
Câu IVa (Dành cho chương trình chuẩn)
a) Vùng biển nước ta giàu tài nguyên kháng sản và nguồn lợi sinh vật biển:
* Nhiều khoáng sản là các loại sa khoáng và muối, các bể dầu khí thiên nhiên.
- Dầu khí tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa, trữ lượng
vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí.
- Hai bể dầu lớn nhất là Nam Côn Sơn và Cửu Long hiện đang được khai thác.
- Các bể dầu Thổ Chu – Mã Lai và Sông Hồng có trữ lượng khá.
- Nhiều vùng có thể chứa dầu, khí đang được thăm dò.
- Ti tan có nhiều trên các bãi cát ven biển miền Trung.
- Muối biển : Vùng biển Nam Trung Bộ có khả năng sản xuất muối nhiều, chất lượng
cao do có nền nhiệt độ cao, nhiều nắng, ít sông, nhiều bãi biển sạch.
* Nguồn lợi sinh vật biển:
- Sinh vật Biển Đông giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là
vùng ven bờ. Biển Đông có trữ lượng cá biển từ 3-3,5 triệu tấn, khả năng khai
thác 1,2-1,4 triệu tấn.
+Trong Biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, vài chục loài mực, hàng
nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác.
+ Biển Đông có nhiều loài đặc sản như đồi mồi, hải sâm, bào ngư, sò huyết …
+ Ven các đảo, nhất là tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có nhiều rạn san
hô và nhiều loài sinh vật khác. Trên các đảo đá ven bờ biển Nam Trung bộ có
nhiều tổ yến có giá trị xuất khẩu cao.
- Đặc biệt trữ lượng cá tôm và các loại thủy sản tập trung trên 4 ngư trường
trọng điếm là:
+ Cà Mau – Kiên Giang.
+ Ninh Thuận – Bình Thuận - Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ Trường Sa, Hoàng Sa.
+ Hải Phòng - Quảng Ninh.
b) Tên huyện đảo Thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Trường Sa Khánh Hòa
Hoàng Sa Đà Nẵng
Vân Đồn Quảng Ninh
Cồn Cỏ Quảng Trị.
Câu IVb: (Dành cho chương trình nâng cao)
a) Khả năng tự nhiên để phát triển sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Cửu
Long:
* Có tiềm năng lớn về đất đai.
- Diện tích đất nông nghiệp lớn nhất cả nước với khoảng 3 triệu ha.
+ Chiếm 3/4 diện tích tự nhiên của vùng (hơn 4 triệu ha, là đồng bằng lớn nhất
cả nước).
+ Chiếm gần 1/3 diện tích đất nông nghiệp của cả nước.
- Đất đai nhìn chung màu mỡ, nhất là dải đất phù sa ngọt 1,2 triệu ha dọc sông
Tiền và sông Hậu.
* Điều kiện khí hậu và nguồn nước nhìn chung thuận lợi cho ngành trồng lúa : Khí
hậu cận xích đạo gió mùa nóng ẩm quanh năm; nguồn nước tưới khá dồi dào.
* Trở ngại :
- Tình trạng nhiễm phèn, nhiễm mặn của đất.
- Thiếu nước ngọt vào mùa khô.
b) Một số biểu hiện cho thấy vùng Đồng bằng sông Cửu Long chưa khai thác hết
tiềm năng sản xuất lương thực :
- Hệ số sử dụng đất còn thấp, phần lớn mới gieo trồng 1 vụ; ruộng trồng 2-3 vụ
còn ít.
- Khả năng khai phá đất hoang còn nhiều.
- Đồng bằng sông Cửu Long có đất đai màu mỡ, nhưng năng suất lúa còn thấp …
- Thầy Vũ Quốc Lịch (Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam)
SOẠN TIN
DT <SBD> gửi 6524
Nhận kết quả điểm thi ngay khi công bố
DTG <SBD> gửi 6724
Nhận gói điểm thi (điểm thi, chỉ tiêu, xếp hạng)
DC <mã trường> <khối> gửi 6524
Nhận điểm chuẩn ngay khi công bố
XH <SBD> gửi 6524
Để biết thứ hạng của mình so với các thí sinh khác
|