- Ý kiến của độc giả Tạ Lương (Gia Lai) tham gia diễn đàn bỏ hay không bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ...". Nếu chúng ta tự chặt bỏ nó đi thì có khác nào chúng ta tự chặt đứt rễ của thân mình làm cho nó chẳng thể phát triển mà ngày càng khô héo vì thiếu một phương châm sống?

TIN LIÊN QUAN:
U80 đồng ý bỏ 'Tiên học lễ....'

Khẩu hiệu 'Tiên học lễ...' nên chấm dứt?

Từ 'Tiên học lễ..." bàn về một sự thật?

'Tiên học lễ…” không còn hợp thời?


Tôi là một người Việt đại diện cho một thế hệ trẻ đầy năng động, sáng tạo và tư duy đổi mới. Theo dõi diễn đàn VietNamNet thấy mọi người bàn luận về việc có nên bỏ hay giữ lại câu “ Tiên học lễ hậu học văn” rất sôi nổi, có nhiều ý kiến đồng thuận cũng có nhiều ý kiến ngược lại, nhưng tôi thấy đa số phản hồi ngược lại thì nhiều hơn.

Có cần bàn...

Theo tôi nghĩ một số người người đã làm phức tạp hóa nó lên một cách không cần thiết, chúng ta có cần bàn về một điều hiển nhiên nhiều đến vậy không? Có cần bàn trái đất hình tròn hay hình vuông, hay một cộng một bằng mấy?

Chúng ta nên nhớ rằng không phải tự nhiên mà người ta treo câu “Tiên học lễ, hậu học văn” thật to trong các trường học.

Tôi không biết nhiều về Nho Giáo, cũng không là một nhà nghiên cứu văn học hay nhà giáo dục nhưng tôi hiểu được rằng “ Lễ” và “Văn” ở đây không đơn giản nằm trong một khía cạnh quá thiển cận giống như kiểu lễ lạc, hay chỉ học về thơ văn. Đối với tôi ý nghĩa của câu nói này rất rộng “Lễ” ở đây nhắc nhở con người về khía cạnh đạo đức, khía cạnh đạo làm người của cuộc sống và “ Văn” ở đây nói về khía cạnh tri thức, khoa học…

Mọi đứa trẻ nào từ khi sinh ra đến khi bập bẹ biết nói đều được cha mẹ chúng dạy cách xưng hô nói và phân biệt cha mẹ, anh chị, ông bà… rồi ai cho gì cũng đều phải dạy con mình nói cảm ơn hay vòng tay ạ ông bà… Đó chính là “Tiên học lễ” đó là tiền đề cho sự phát triển và nhận thức của một con người trong gia đình, trong xã hội.…

Như vậy “Tiên học lễ” giống như là một điều hiển nhiên mà ta đã làm và thực hành từ khi sinh ra đến khi dần biết nhận thức và điều đó không riêng gì ở dân tộc Việt Nam mà còn gắng bó với mọi tầng lớp, mọi dân tộc, mọi quốc gia khác nhau chỉ có điều là họ thực hiện theo mỗi cách riêng của truyền thống văn hóa từng dân tộc, từng quốc gia mà thôi.

Rồi khi lớn lên “Lễ” luôn đi theo chúng ta trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta vẫn luôn phải thực hành và học hỏi về đạo đức, cách hành xử trong mọi tình huống với đối tác làm ăn, các mối quan hệ quan trọng trong cuộc sống, với vợ con và gia đình…có những người không cần giỏi, không cần bằng cấp, nhưng cách hành xử giao tiếp với mọi người luôn trọn tình, trọn nghĩa, sống chuẩn mực, đạo đức luôn kính trên nhường dưới biết đúng sai thì ai ai cũng kính trọng và dễ dàng thành công trong công việc và cuộc sống.

"Tiên học lễ"...cần được trân trọng

Chúng ta không nên quy chụp “Lễ” ở đây là 'lễ lạc', 'lễ bái' hay 'hành lễ' đối với một cá nhân hay một tổ chức nào đó để được hưởng lợi hay thực hiện một nghi thức cứng nhắc, mê tín nào khác bởi chiều hướng này là chiều hướng tiêu cực, chẳng ai treo một câu nói có chiều hướng tiêu cực lên nhà trường để các em học tập cả.

Điều cốt yếu ở đây nhà trường luôn muốn nhắc nhở các em rằng các em hãy cố gắng học tập thành một con người tốt trước khi nghĩ đến chuyện trau dồi tri thức cho mình bởi vì có tài mà không có đức là người không những vô dụng mà còn rất nguy hiểm cho xã hội.

Có ý kiến cho rằng, chúng ta dạy cho các em câu nói theo tư tưởng Nho Giáo như vậy là không nên. Cũng có ý kiến nói “ Tiên học lễ, hậu học văn” là câu hán việt không nên dùng và nên sử dụng từ ngữ thuần việt để thay thế....

Thật nực cười khi những ngôn từ mà chúng ta đang sử dụng hiện nay chiếm rất nhiều từ hán việt, nếu vì vậy mà không dùng từ hán việt thì có lẽ tôi cũng sẽ không giao tiếp được trong cuộc sống đời thường.

Nền văn mình nhân loại có nhiều kiến thức và tư duy đúc kết từ những con người tài giỏi kiệt xuất ở nhiều quốc gia dân tộc khác nhau , nếu vì lòng tự tôn dân tộc mà không chịu tiếp thu hay đổi mới tư duy thì đất nước sẽ chắng bao giờ phát triển, và bị cô lập bới thế giới. Nói không dùng từ hán Việt có khác chăng nói không dùng giấy vì giấy do người Trung Quốc phát minh ra…

Cái cốt lõi là chúng ta phải biết phát huy và vận dụng tối đa cái tinh hoa, kiến thức của nhân loại để làm giàu và phát triển con người và đất nước mình chứ không thể thụ động vì lòng tự tôn, tự ti mà đánh mất những tư duy giá trị đáng cần phải tiếp thu và học hỏi.

Vì lẽ đó, khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” là khẩu hiệu đáng để chúng ta cần phải trân trọng, gìn giữ và phát huy bởi nó để cao giá trị nhân văn, giá trị đạo đức, tri thức, lối sống.

Một điều mà xã hội ngày nay đang dần bị mất đi và bị lấn áp bởi giá trị của vật chất, kim tiền làm tha hóa về đạo đức và lối sống của một số bộ phận con người trong xã hội đương thời. Nếu chúng ta tự chặt bỏ nó đi thì có khác nào chúng ta tự chặt đứt rễ của thân mình làm cho nó chẳng thể phát triển mà ngày càng khô héo vì thiếu một phương châm sống?

  • Tạ Lương (37/14 Nguyễn Trung Trực, An Khê, Gia Lai)

TRA CỨU ÐIỂM THI ÐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2012

1. Ðiểm thi đại học
Soạn tin: DT {Số báo danh} gửi 6524
Ðể nhận kết quả điểm thi ngay khi công bố

2. Ðiểm thi trọn gói
Soạn tin: DTG {Số báo danh} gửi 6724
Ðể nhận trọn gói điểm thi (bao gồm điểm thi, chỉ tiêu, xếp hạng)

3. Xếp hạng
Soạn tin: XH {Số báo danh} gửi 6524
Ðể biết thứ hạng của mình so với các thí sinh khác

4. Ðiểm chuẩn
Soạn tin: DC {Mã trường} {Mã khối} gửi 6724
Nhận điểm chuẩn ngay khi công bố