- Vào mùa khai trường, các doanh nghiệp (DN) bảo biểm lại ồ ạt tấn công trường học. Từ cấp Sở giáo dục tới cấp Phòng rồi đến cấp trường đang bị hầu hết các DN bảo hiểm biến thành nơi tiếp thị, chào hàng cho những sản phẩm bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm học sinh.
Bài 2: Loạn quảng cáo du nhập học đường
Bài 3: Hà Nội: Quảng cáo bủa vây trường học
Ảnh chỉ mang tính minh họa |
Trường học thành nơi tiếp thị bảo hiểm
Đại diện một DN bảo hiểm phi nhân thọ trong nước nhận định mùa khai thác bảo học sinh năm nay thật sôi động khác thường. Dù mỗi năm khi vào mùa các DN bán bảo hiểm học sinh vẫn luôn phải cạnh tranh nhau gay gắt nhưng năm 2012 mức độ canh tranh tiếp tụctăng, có thể nói “cạnh tranh gay gắt nhất từ trước đến nay”.
Mùa khai trường mỗi năm chỉ có một lần, để bán được bảo hiểm học sinh cho các trường, các DN bảo hiểm không ngại tìm đủ mọi chiêu trò tiếp thị với mục đích ký được hợp đồng bán bảo hiểm cho DN mình.
Còn nhớ, vào mùa khai trường năm ngoái, để bán được bảo hiểm học sinh vào các trường học, một công ty bảo hiểm sau khi “lobby” Phòng giáo dục của một huyện đã được lãnh đạo Phòng giáo dục của huyện này gửi công văn yêu cầu các trường thuộc phòng giáo dục chỉ được mua sản phẩm bảo hiểm của công ty này cung cấp. Đây chỉ là một câu chuyện trong hàng trăm câu chuyện tiếp thị bảo hiểm tới các trường học được các DN bảo hiểm sử dụng hiện nay.
Một vị hiệu trưởng trường THPT tại Vĩnh Phúc cũng khẳng định rằng, cứ chuẩn bị vào mùa khai trường, các nhân viên bán bảo hiểm học sinh lại thi nhau tới tận trường tiếp thị bảo hiểm cho DN mình với những lời mời chào hấp dẫn, rồi chia phần trăm hoa hồng cao…
Theo lời vị hiệu trưởng này, bảo hiểm học sinh tuy là loại hình bảo hiểm tự nguyện nhưng phí đóng thấp. Phụ huynh thường không thắc mắc, có khi mua rồi mà chẳng bao giờ tìm hiểu về quyền lợi của người tham gia bảo hiểm được hưởng. Lợi dụng sự dễ dãi đó, nhiều trường chấp nhận cho 2-3 DN bảo hiểm cùng vào khai thác một lúc ăn chia khoản tiền hoa hồng. Như thế, đã tạo điều kiện cho các DN bảo hiểu biến trường học thành nơi để buôn bán, tiếp thị bảo hiểm.
Thậm chí, để chiếm được thị phần béo bở ở các trường học, các DN bảo hiểm không ngại ngần dùng đến cả các biện pháp hỗ trợ về hành chính và lợi dụng những quan hệ “hợp tác chiến lược”, gây cạnh tranh không lành mạnh.
Cụ thể, cuối năm 2011, các DN bảo hiểm phi nhân thọ đóng trên địa bàn tỉnh Nam Định, khi triển khai bán bảo hiểm học sinh tới các trường học trong tỉnh bỗng dưng nhận được cái lắc đầu, lời từ chối tế nhị của các lãnh đạo trường. Tìm hiểu mới biết, sở này đã "bắt tay" với DN khác "có tiếng" hơn...
Thậm chí, để duy trì và tăng thu từ nguồn khách ổn định này, các DN bảo hiểm không ngần ngại phạm luật khi liên kết để tăng giá tận thu khách hàng học sinh rồi tìm cách tăng hoa hồng cho các nhà trường.
Giáo viên cũng vào cuộc
Với mức “hoa hồng” được mời chào hấp dẫn của các nhân viên bán bảo hiểm nhân
thọ, một số giáo viên không ngần ngại đã nhảy vào cuộc cùng tiếp thị.
Chị Trần Thị Tâm ở Đê La Thành (Hà Nội) bức xúc trước cách giáo viên dạy con
(đang học trường tiểu học ở quận Đống Đa) đã “móc ngoặc” với nhân viên bán bảo
hiểm kiếm lời. Chị kể: “khi con gái đi học về đưa cho mẹ tờ giấy và nói cô
giáo chủ nhiệm bảo chị khai đầy đủ thông tin cá nhân vào với lý do phòng trường
hợp gì còn có thể liên lạc”.
Vài hôm sau, chị Tâm nhận được một cuộc điện thoại của một nhân viên bán bảo
hiểm nhân thọ nói muốn gặp để kiểm tra sức khỏe tài chính của gia đình rồi giới
thiệu các sản phẩm bảo hiểm phù hợp với gia đình. Thắc mắc tại sao nhân viên bán
bảo hiểm này lại biết được tên tuổi và số điện thoại của mình để liên lạc thì
nhận được câu trả lời là giáo viên chủ nhiệm của con gái cung cấp.
Rồi chị Tâm băn khoăn: “Với những kiểu móc ngoặc như vậy từ chối không mua thì
sợ ảnh hưởng tới chuyện học hành của con cái còn mua thì đâu phải chuyện đơn
giản. Một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nếu mua bèo nhất mỗi năm phí đóng cũng có
thể lên tới vài triệu đồng chứ đâu chỉ vài chục nghìn như bảo hiểm học sinh mà
nhấp mắt mua không cần tính toán”.
Chị Trần Thị Thủy ở xóm 6, xã Cổ Nhuế (Từ Liêm, Hà Nội) tiếp lời, ngoài cung cấp
thông tin cá nhân của người nhà học sinh cho nhân viên bán bảo hiểm, một số giáo
viên còn trực tiếp gọi điện nhờ vả, rồi giới thiệu người thân của mình tới chào
bán các sản phẩm bảo hiểm một cách nhiệt tình. Thỉnh thoảng có tuần nhận được
liền 2-3 cuộc gọi điện xin hẹn để kiểm tra sức khỏe tài chính của bản thân và
gia đình”.
Vì “hoa đồng”…
Anh Ngô Văn Nam, nhân viên bán bảo hiểm cho một hãng bảo hiểm nhân thọ tương đối
lớn ở Hoàng Quốc Việt (Cầu Giấy) khẳng định: “Hiện những nhân viên bán bảo
hiểm như anh tiếp cận với giáo viên trong các trường học để lấy thông tin cá
nhân của phụ huynh học sinh không còn hiếm. Ai cũng có thể sử dụng trong chiêu
thức này để bán bảo hiểm”.
Tuy nhiên, để có thể “móc ngoặc” và lấy được thông tin của người nhà học sinh
không phải chuyện đơn giản. Nhân viên bảo hiểm cũng phải chi cho giáo viên đó
một khoản “hoa hồng” kha khá mới mong nhận được sự nhiệt tình giúp đỡ. Giao kèo
luôn được thỏa thuận trước đó với các giáo viên.
Theo đó, mỗi hợp đồng bảo hiểm được ký kết thành công với phụ huynh học sinh,
giáo viên “tiếp sức” sẽ được nhận một khoảng hoa hồng từ 300.000 – 500.000 đồng
tùy theo giá trị hợp đồng bảo hiểm lớn hay nhỏ. Với khoản chi hoa hồng lót tay
cho giáo viên như thế này không phải quá khó bởi mỗi một hợp đồng bảo hiểm được
ký, nhân viên bán bảo hiểm sẽ được nhận từ 30-40% giá trị hợp đồng.
Theo lời anh Nam, khi tiếp cận và móc ngoặc được với giáo viên tại các trường
học thì nguồn khác hàng được coi là tiềm năng để bán các sản phẩm bảo hiểm sẽ vô
cùng dồi dào và chẳng bao giờ cạn. Nhiều nhân viên bán bảo hiểm nhờ tiếp cận
được nguồn khác hàng tiềm năng từ các trường học mỗi tháng ít nhất cũng ký được
4 – 5 hợp đồng bảo hiểm với phụ huynh học sinh, tháng nào may mắn còn ký được cả
chục hợp đồng.
Nhẩm tính ra, mỗi tháng giáo viên có thể kiếm thêm 2-3 triệu đồng nhờ việc "tiếp sức" thành công.
Một nhân viên bán bảo hiểm tiết lộ: "Chính vì những món tiền hoa hồng được thu đều đặn hàng tháng đã khiến các giáo viên tại một số trường học tích cực “bán thông tin cá nhân” của người nhà học sinh cho nhân viên bán bảo hiểm để ăn phần trăm hoa hồng...”.
Bài 5: Muôn kiểu tận thu gắn mác 'tự nguyện'
- Bảo Hân
TRA CỨU ÐIỂM THI ÐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2012
1. Ðiểm thi đại học
Soạn tin: DT {Số báo danh} gửi 6524
Ðể nhận kết quả điểm thi ngay khi công bố
2. Ðiểm thi trọn gói
Soạn tin: DTG {Số báo danh} gửi 6724
Ðể nhận trọn gói điểm thi (bao gồm điểm thi, chỉ tiêu, xếp hạng)
3. Xếp hạng
Soạn tin: XH {Số báo danh} gửi 6524
Ðể biết thứ hạng của mình so với các thí sinh khác
4. Ðiểm chuẩn
Soạn tin: DC {Mã trường} {Mã khối} gửi 6724
Nhận điểm chuẩn ngay khi công bố
|