Một số trường đại học hoạt động vì lợi nhuận ở Mỹ đã và đang phải đối mặt với chỉ trích ngày càng gia tăng về tính ‘siêu thương mại’, nợ sinh viên quá nhiều và cả những nghi ngờ về giá trị thực của những tấm bằng được cấp.
Cô Chelsi Mille, 26 tuổi, sống tại một thị trấn nhỏ gần thành phố Salt Lake, bang Utah, Mỹ, tốt nghiệp Trường Everest vào năm 2008 với khoản nợ 30.000 USD, nhưng tấm bằng cao đẳng của cô hầu như không có giá trị.
Trường Everest đã tuyển nhiều sinh viên như Chesi Mille với lời hứa hẹn sẽ mang đến một tương lai tốt đẹp hơn. Họ đảm bảo rằng cô có thể tiếp tục học để lấy bằng cấp cao hơn ở Trường Đại học Utah. Tuy nhiên, Trường Đại học của bang Utah lại không chấp nhận bằng do Everest cấp.
Những năm gần đây, các trường đại học hoạt động vì lợi nhuận đã phát triển nhanh chóng với số lượng sinh viên theo học là 1,8 triệu năm 2008, tăng gấp ba lần chỉ trong vòng một thập kỉ.
Tuy nhiên những chỉ trích và phản đối gia tăng liên quan đến tính thương mại và nghi ngờ về giá trị của những tấm bằng đã buộc các trường này phải đối mặt với những biện pháp xử phạt từ liên bang. Điều đó dường như báo hiệu một tương lại ảm đạm cho hình thức kinh doanh trên.
Ngành kinh doanh này phục vụ đối tượng sinh viên “không truyền thống”. Đó là những sinh viên có điểm số khiêm tốn và những người đang đi làm, đòi hỏi thời gian học linh động.
Tuy nhiên, theo chỉ trích của nhiều người, các trường vì lợi nhuận này “dụ dỗ” người học bằng cách thổi phồng cơ hội việc làm và mức lương có thể nhận được trong tương lai. Chính điều này đã khiến cho sinh viên gặp nhiều khó khăn với sự giáo dục mơ hồ cộng với hàng núi nợ nần.
Các trường vì lợi nhuận đào tạo 2 năm thu mức học phí cao gấp năm lần học phí tại các trường công lập và nửa số sinh viên tốt nghiệp các trường đào tạo 4 năm với số nợ sinh viên trên 30.000 USD, gấp gần 4 lần nợ sinh viên tại các trường công lập.
Chỉ chiếm 12% tổng số sinh viên đại học ở Mỹ, nhưng sinh viên theo học các trường vì lợi nhuận nợ tới 24% nguồn vốn cho vay của chính phủ.
Tuy nhiên, sau khi ra trường, nhiều người không thể tìm việc làm đúng lĩnh vực mà họ theo học, và hầu như không thể kiếm đủ tiền trả nợ.
Theo phòng giáo dục Hoa Kì, ¼ sinh viên theo học các trường vì lợi nhuận không trả nợ đúng kì hạn trong 3 năm, gấp đôi các trường công lập và trường tư.
Dù phá sản hay bất kỳ lý do nào khác, sinh viên cũng không được xóa nợ. Nợ có thể thu qua chi phiếu lương, tiền hoàn thuế, thậm chí là tiền trợ cấp xã hội.
Chiến thuật kinh doanh gây áp lực cao cộng với những lời hứa suông, những cam kết thiếu căn cứ của các trường đại học vì lợi nhuận chính là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chỉ trích ngày càng tăng cao.
Theo Jeff Silber, chuyên gia phân tích tại BMO Capital Markets thì để phát triển đúng hướng, hình thức kinh doanh này sẽ phải chuyển trọng tâm từ lợi nhuận sang hướng đảm bảo cho thành công của người học.
“Điều này đồng nghĩa với việc tăng chậm và ít tính lợi nhuận hơn”.
Lưu Ly (Lược dịch từ LA Times)
Để trẻ em chơi, Phần Lan lên top giáo dục
Giáo dục Phần Lan - Mỹ: Cánh cửa tiếp theo
Lật tẩy trò lừa đảo của trường đại học
Giáo dục Phần Lan - Mỹ: Cánh cửa tiếp theo
Lật tẩy trò lừa đảo của trường đại học
Trường Everest đã tuyển nhiều sinh viên như Chesi Mille với lời hứa hẹn sẽ mang đến một tương lai tốt đẹp hơn. Họ đảm bảo rằng cô có thể tiếp tục học để lấy bằng cấp cao hơn ở Trường Đại học Utah. Tuy nhiên, Trường Đại học của bang Utah lại không chấp nhận bằng do Everest cấp.
Những năm gần đây, các trường đại học hoạt động vì lợi nhuận đã phát triển nhanh chóng với số lượng sinh viên theo học là 1,8 triệu năm 2008, tăng gấp ba lần chỉ trong vòng một thập kỉ.
Tuy nhiên những chỉ trích và phản đối gia tăng liên quan đến tính thương mại và nghi ngờ về giá trị của những tấm bằng đã buộc các trường này phải đối mặt với những biện pháp xử phạt từ liên bang. Điều đó dường như báo hiệu một tương lại ảm đạm cho hình thức kinh doanh trên.
Ngành kinh doanh này phục vụ đối tượng sinh viên “không truyền thống”. Đó là những sinh viên có điểm số khiêm tốn và những người đang đi làm, đòi hỏi thời gian học linh động.
Tuy nhiên, theo chỉ trích của nhiều người, các trường vì lợi nhuận này “dụ dỗ” người học bằng cách thổi phồng cơ hội việc làm và mức lương có thể nhận được trong tương lai. Chính điều này đã khiến cho sinh viên gặp nhiều khó khăn với sự giáo dục mơ hồ cộng với hàng núi nợ nần.
Các trường vì lợi nhuận đào tạo 2 năm thu mức học phí cao gấp năm lần học phí tại các trường công lập và nửa số sinh viên tốt nghiệp các trường đào tạo 4 năm với số nợ sinh viên trên 30.000 USD, gấp gần 4 lần nợ sinh viên tại các trường công lập.
Chỉ chiếm 12% tổng số sinh viên đại học ở Mỹ, nhưng sinh viên theo học các trường vì lợi nhuận nợ tới 24% nguồn vốn cho vay của chính phủ.
Tuy nhiên, sau khi ra trường, nhiều người không thể tìm việc làm đúng lĩnh vực mà họ theo học, và hầu như không thể kiếm đủ tiền trả nợ.
Theo phòng giáo dục Hoa Kì, ¼ sinh viên theo học các trường vì lợi nhuận không trả nợ đúng kì hạn trong 3 năm, gấp đôi các trường công lập và trường tư.
Dù phá sản hay bất kỳ lý do nào khác, sinh viên cũng không được xóa nợ. Nợ có thể thu qua chi phiếu lương, tiền hoàn thuế, thậm chí là tiền trợ cấp xã hội.
Chiến thuật kinh doanh gây áp lực cao cộng với những lời hứa suông, những cam kết thiếu căn cứ của các trường đại học vì lợi nhuận chính là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chỉ trích ngày càng tăng cao.
Theo Jeff Silber, chuyên gia phân tích tại BMO Capital Markets thì để phát triển đúng hướng, hình thức kinh doanh này sẽ phải chuyển trọng tâm từ lợi nhuận sang hướng đảm bảo cho thành công của người học.
“Điều này đồng nghĩa với việc tăng chậm và ít tính lợi nhuận hơn”.
Lưu Ly (Lược dịch từ LA Times)