- Tỏ tình bằng rất nhiều hoa hồng, tỏ tình khủng, hay sờ soạng, làm “chuyện đó” chốn đông người được phát tán khá nhiều trên các mạng Trung Quốc và một thời gian sau thấy du nhập tương tự ở Việt Nam.
Hàng loạt trường hợp
Tháng 8/2010, hình ảnh đôi bạn trẻ thản nhiên “yêu nhau” trong căng-tin đông người ở Trung Quốc được phát tán khiến cộng động mạng vô cùng tức giận.
Không lâu sau, hình ảnh một đại gia tỏ tình với người yêu bằng một trái tim khổng lồ được kết bằng 1.999 bông hồng tiếp tục khiến cộng đồng mạng một phen bàn ra tán vào.
Hồi tháng 12/2010 là hình ảnh đôi bạn trẻ có những cử chỉ quá đỗi thân mật trên xe bus, bị đuổi xuống.
Mới đây, một đoạn video clip dài 1 phút 20 giây quay cảnh hai học sinh được cho là ở Phúc Kiến hôn nhau say đắm ngay trong lớp học lại xôn xao cộng đồng mạng.
Còn ở Việt Nam, các bạn trẻ cũng chẳng hề chịu thua kém. Bằng chứng là
hàng loạt clip học trò hôn nhau trong lớp, trong trường được phát tán
trên mạng.
Rạng sáng ngày 10/4/2010, nhiều sinh viên ký túc xá Học viện Báo chí - Tuyên truyền được dịp chứng kiến màn tỏ tình siêu lãng mạn của chàng sinh viên lớp Xây dựng Đảng K26 và bạn gái, sinh viên lớp Kinh tế Chính trị K26. Trước đó là màn tỏ tình hoành tráng của chàng SV ĐH Công đoàn tại công viên Dịch Vọng Hậu (Hà Nội ) hôm 19/3 với 1.000 cây nến, 100 bông hồng.
Tiếp đó là màn tỏ tình của học sinh Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội) đầu năm 2010 bằng cách xếp trái tim bằng cánh hồng giữa sân trường.
Vụ tỏ tình với 150 bông hồng ở sân bay Nội Bài ngày 25/11 của một chàng trai Vĩnh Phúc đón người mình yêu (nhưng không được cô gái chấp nhận) có kịch bản tựa như vụ một thiếu gia quyết chí tỏ tình một cô gái ở Vương Phủ Tỉnh (khu mua sắm nhộn nhịp ở Bắc Kinh) cách đây 2 năm (và cũng bị cô "trốn").
Sốc không kém là clip được tải lên mạng tối 11/2/2011, ghi lại hình ảnh một đôi nam, nữ (bạn nữ còn mặc nguyên áo đồng phục) đang "diễn trò của người lớn" tại lớp học thuộc trung tâm M. trên phố Nguyễn Chí Thanh - Hà Nội.
Bắt chước cũng phải đẹp
Theo chị Nguyễn Thị Chính, cán bộ tham vấn tâm lý trung tâm Share (Hà Nội), thì thích bắt chước là một đặc điểm tâm lý nổi trội ở lứa tuổi này, nhất là bắt chước những gì cho "mình là người lớn, có bản lĩnh" hay đơn giản để mình khác người.
TS Trịnh Hòa Bình (Viện Xã hội học) xem đây là lệch chuẩn, lệch lạc ở cục bộ.
"Tất nhiên theo quy luật, cái gì không hay ho, bền vững rồi cuối cùng cũng bị đào thảI. ạn trẻ bây giờ được tiếp cận nhiều thông tin hơn nhưng cận ào ạt hơn, thiếu chọn lọc”.
Phóng viên Phạm Thịnh, người viết mảng Giáo dục – Giới trẻ của báo điện tử VTC News cho rằng, những bạn trẻ thể hiện những hành động đó thường phải là những người có cá tính rất mạnh, khao khát thể hiện tình yêu mãnh liệt.
"Rất có thể những bạn trẻ đó sẽ làm được những việc lớn lao hơn sau này. Tôi sẽ ủng hộ nếu điều đó là phù hợp với hoàn cảnh gia đình của bạn trẻ đó".
TS Đỗ Thị Thu Hằng, Giảng viên Học viện Báo chí – Tuyên truyền thì thấy chuyện giới trẻ bắt chước những kiểu tỏ tình "khủng, khác" vì phù hợp với nhu cầu của các bạn.
"Không phải chỉ ở Trung Quốc, nếu các nước khác có những trò tương tự, các bạn sẵn sàng “nhập về” ngay”.
Trước câu hỏi liệu có phải Internet, báo chí lạm dụng các câu chuyện nhằm mục đích giật gân, câu khách, TS Đỗ Thị Thu Hằng bày tỏ: “Cũng không hoàn toàn vậy. Báo chí đôi khi dễ dãi, nhưng chưa đến mức gây hại ghê gớm".
Phóng viên Phạm Thịnh cho rằng: “Những vẫn đề đó thu hút được rất đông người đọc, mà phần lớn lại chính là người trẻ. Đưa những thông tin như vậy cũng một phần muốn thu hút càng nhiều bạn đọc đến với tờ báo dưới sức ép đòi hỏi phải phát triển “nóng”."
Tuy nhiên, hiện nay không chỉ báo mạng mà trên các mạng xã hội, các trang web chia sẻ cũng tràn ngập những thông tin kiểu vậy.
"Báo chí lại làm nhiệm vụ của mình là thông tin các sự kiện đó đến với độc giả. Nhưng trong nhiều trường hợp thông tin có phần hơi quá đà”, phóng viên trẻ này phân tích.
Bởi vậy, theo TS Đỗ Thị Thu Hằng: “Cần sàng lọc kĩ lưỡng, tránh việc bắt chước những hành vi đi ngược lại truyền thống văn hóa của dân tộc, và khuếch tán những hành vi đẹp liên quan đến tình yêu”.
Quyết liệt hơn, theo phóng viên Phạm Thịnh: “Lãnh đạo, ban biên tập cần xem xét việc đăng tải những nội dung nêu trên vì các bạn trẻ khác có tâm lý và lập trường không vững vàng, rất dễ học theo. Các thế hệ trước cũng sẽ mất lòng tin vào giới trẻ".
Những chuyện tình thế giới thứ ba của 9X
Hôn 'make-out', có làm sao?
Con hôn nhau giữa lớp, cha mẹ làm gì?
Thản nhiên hôn nhau giữa lớp học
Hôn 'make-out', có làm sao?
Con hôn nhau giữa lớp, cha mẹ làm gì?
Thản nhiên hôn nhau giữa lớp học
Màn tỏ tình bằng nến rực lửa của đôi bạn trẻ Trung Quốc (Ảnh: Sina) |
Tháng 8/2010, hình ảnh đôi bạn trẻ thản nhiên “yêu nhau” trong căng-tin đông người ở Trung Quốc được phát tán khiến cộng động mạng vô cùng tức giận.
Không lâu sau, hình ảnh một đại gia tỏ tình với người yêu bằng một trái tim khổng lồ được kết bằng 1.999 bông hồng tiếp tục khiến cộng đồng mạng một phen bàn ra tán vào.
Hồi tháng 12/2010 là hình ảnh đôi bạn trẻ có những cử chỉ quá đỗi thân mật trên xe bus, bị đuổi xuống.
Mới đây, một đoạn video clip dài 1 phút 20 giây quay cảnh hai học sinh được cho là ở Phúc Kiến hôn nhau say đắm ngay trong lớp học lại xôn xao cộng đồng mạng.
Đôi trai gái tình tứ trong căng tin đông người tại Trung Quốc (Ảnh: Asia One). |
Rạng sáng ngày 10/4/2010, nhiều sinh viên ký túc xá Học viện Báo chí - Tuyên truyền được dịp chứng kiến màn tỏ tình siêu lãng mạn của chàng sinh viên lớp Xây dựng Đảng K26 và bạn gái, sinh viên lớp Kinh tế Chính trị K26. Trước đó là màn tỏ tình hoành tráng của chàng SV ĐH Công đoàn tại công viên Dịch Vọng Hậu (Hà Nội ) hôm 19/3 với 1.000 cây nến, 100 bông hồng.
Tiếp đó là màn tỏ tình của học sinh Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội) đầu năm 2010 bằng cách xếp trái tim bằng cánh hồng giữa sân trường.
Vụ tỏ tình với 150 bông hồng ở sân bay Nội Bài ngày 25/11 của một chàng trai Vĩnh Phúc đón người mình yêu (nhưng không được cô gái chấp nhận) có kịch bản tựa như vụ một thiếu gia quyết chí tỏ tình một cô gái ở Vương Phủ Tỉnh (khu mua sắm nhộn nhịp ở Bắc Kinh) cách đây 2 năm (và cũng bị cô "trốn").
Sốc không kém là clip được tải lên mạng tối 11/2/2011, ghi lại hình ảnh một đôi nam, nữ (bạn nữ còn mặc nguyên áo đồng phục) đang "diễn trò của người lớn" tại lớp học thuộc trung tâm M. trên phố Nguyễn Chí Thanh - Hà Nội.
Những hình ảnh tình tứ ngay trong lớp học của teen Việt Nam như thế này khiến nhiều bậc cha mẹ, người làm giáo dục không khỏi cảm giác sốc, đau lòng. (Ảnh chụp lại từ clip trên Internet). |
Theo chị Nguyễn Thị Chính, cán bộ tham vấn tâm lý trung tâm Share (Hà Nội), thì thích bắt chước là một đặc điểm tâm lý nổi trội ở lứa tuổi này, nhất là bắt chước những gì cho "mình là người lớn, có bản lĩnh" hay đơn giản để mình khác người.
TS Trịnh Hòa Bình (Viện Xã hội học) xem đây là lệch chuẩn, lệch lạc ở cục bộ.
"Tất nhiên theo quy luật, cái gì không hay ho, bền vững rồi cuối cùng cũng bị đào thảI. ạn trẻ bây giờ được tiếp cận nhiều thông tin hơn nhưng cận ào ạt hơn, thiếu chọn lọc”.
Phóng viên Phạm Thịnh, người viết mảng Giáo dục – Giới trẻ của báo điện tử VTC News cho rằng, những bạn trẻ thể hiện những hành động đó thường phải là những người có cá tính rất mạnh, khao khát thể hiện tình yêu mãnh liệt.
"Rất có thể những bạn trẻ đó sẽ làm được những việc lớn lao hơn sau này. Tôi sẽ ủng hộ nếu điều đó là phù hợp với hoàn cảnh gia đình của bạn trẻ đó".
TS Đỗ Thị Thu Hằng, Giảng viên Học viện Báo chí – Tuyên truyền thì thấy chuyện giới trẻ bắt chước những kiểu tỏ tình "khủng, khác" vì phù hợp với nhu cầu của các bạn.
"Không phải chỉ ở Trung Quốc, nếu các nước khác có những trò tương tự, các bạn sẵn sàng “nhập về” ngay”.
Trước câu hỏi liệu có phải Internet, báo chí lạm dụng các câu chuyện nhằm mục đích giật gân, câu khách, TS Đỗ Thị Thu Hằng bày tỏ: “Cũng không hoàn toàn vậy. Báo chí đôi khi dễ dãi, nhưng chưa đến mức gây hại ghê gớm".
Phóng viên Phạm Thịnh cho rằng: “Những vẫn đề đó thu hút được rất đông người đọc, mà phần lớn lại chính là người trẻ. Đưa những thông tin như vậy cũng một phần muốn thu hút càng nhiều bạn đọc đến với tờ báo dưới sức ép đòi hỏi phải phát triển “nóng”."
Tuy nhiên, hiện nay không chỉ báo mạng mà trên các mạng xã hội, các trang web chia sẻ cũng tràn ngập những thông tin kiểu vậy.
"Báo chí lại làm nhiệm vụ của mình là thông tin các sự kiện đó đến với độc giả. Nhưng trong nhiều trường hợp thông tin có phần hơi quá đà”, phóng viên trẻ này phân tích.
Bởi vậy, theo TS Đỗ Thị Thu Hằng: “Cần sàng lọc kĩ lưỡng, tránh việc bắt chước những hành vi đi ngược lại truyền thống văn hóa của dân tộc, và khuếch tán những hành vi đẹp liên quan đến tình yêu”.
Quyết liệt hơn, theo phóng viên Phạm Thịnh: “Lãnh đạo, ban biên tập cần xem xét việc đăng tải những nội dung nêu trên vì các bạn trẻ khác có tâm lý và lập trường không vững vàng, rất dễ học theo. Các thế hệ trước cũng sẽ mất lòng tin vào giới trẻ".
- Văn Chung