- Ngoài việc bồi hoàn kinh phí đào tạo, cá nhân được Đà Nẵng cử đi đào tạo nếu trở về không làm hoặc bỏ việc sẽ bị phạt khoản tiền lớn.

Trao đổi với VietNamNet, Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng Võ Ngọc Đồng cho biết, sở đã có trình UBND thành phố về quy định thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở khu vực công.

Theo đó, sở đề xuất với các sinh viên được Đà Nẵng cử đi học ở nước ngoài theo đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao khi trở về nếu không làm hoặc nghỉ việc giữa chừng sẽ vi phạm hợp đồng và sẽ bị xử lí.

Cụ thể, ngoài việc hoàn trả lại kinh phí đào tạo, phải nộp phạt do vi phạm hợp đồng đã cam kết khi tham gia đề án. Mức phạt được đề nghị tối thiểu là 10% giá trị hợp đồng.

{keywords}
Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng Võ Ngọc Đồng. Ảnh: Cao Thái

Bà Dương Thúy Hằng, GĐ Trung tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Đà Nẵng cho rằng, cơ sở xử phạt được áp dụng theo quy định tại Điều 418 của Bộ luật dân sự 2015 về thỏa thuận phạt vi phạm.

Theo bà Hằng, mặc dù mức phạt vi phạm được 2 bên ký hợp đồng thỏa thuận nhưng thành phố có thể đặt ra mức phạt tối thiếu là 10% của khoản kinh phí bồi hoàn để đảm bảo được sự tuân thủ hợp đồng của các bên và tính khả thi trong việc thu hồi kinh phí phạt vi phạm.

“Các học viên trước đây đã cam kết nếu vi phạm hợp đồng phải có trách nhiệm hoàn trả cho thành phố gấp 05 lần kinh phí đào tạo. Tuy nhiên hiện nay, TP vận dụng quy định của Chính phủ để áp dụng mức bồi hoàn là 100% kinh phí đào tạo, có khấu trừ thời gian công tác.

Do đó, bên cạnh nội dung bồi hoàn 100% kinh phí, việc quy định phạt vi phạm hợp đồng sẽ vừa đảm bảo được việc tuân thủ thực hiện các quy định của phát luật vừa tạo được tính nghiêm minh, chặt chẽ trong việc thực hiện các quy định đề án”, bà Hằng cho biết.

Theo thống kê từ trung tâm này, đến nay đã có 35 học viên (trong tổng số 655 lượt học viên tham gia đề án) bỏ việc sau khi đào tạo. Các lý do được học viên đưa ra thường liên quan đến yếu tố gia đình (đoàn tụ với vợ/chồng), lý do sức khỏe hoặc muốn tìm công việc khác.

Bà Dương Thúy Hằng cho rằng, trung tâm đang tham mưu xây dựng cơ chế thực hiện các chính sách ưu đãi cho học viên đề án như ưu tiên xem xét xét tuyển và thi tuyển vào biên chế, xem xét cho thuê chung cư của thành phố, bố trí sử dụng cán bộ… để các học viên yên tâm công tác.

Được biết để đưa 1 nhân tài đi đào tạo ở nước ngoài, TP Đà Nẵng phải bỏ ra từ 700 – 1 tỷ đồng/1 năm; đào tạo trong nước từ 25 – 40 triệu đồng/1 năm. 7 nhóm ngành được cử đi đào tạo: y tế, kỹ thuật - công nghệ, quản lý hành chính, kinh tế, xây dựng - quản lý đô thị, sư phạm, luật, du lịch.

Nhân tài ngành y xin nghỉ việc phải bồi thường hơn nửa tỷ đồng

Nhân tài ngành y xin nghỉ việc phải bồi thường hơn nửa tỷ đồng

Sau gần 2 năm làm việc theo diện thu hút nhân tài tại Quảng Nam, một bác sĩ sau khi xin nghỉ việc đã phải bồi thường cho ngân sách Nhà nước tỉnh Quảng Nam 655 triệu đồng.

Chiến lược giữ chân nhân tài của các "ông lớn" Việt Nam

Chiến lược giữ chân nhân tài của các "ông lớn" Việt Nam

Giữ chân nhân tài là vấn đề đặt ra với cả các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn, với cả Microsoft và Google. CEO của những tập đoàn lớn nhất Việt Nam chia sẻ về chiến lược giữ chân nhân tài của doanh nghiệp mình.

"Hiệu trưởng nhìn cấp trên để giữ ghế sẽ không có nhân tài"

"Hiệu trưởng nhìn cấp trên để giữ ghế sẽ không có nhân tài"

Bộ trưởng Nhạ cho rằng, chỉ khi nào hiệu trưởng nhìn thấy giảng viên, sinh viên giỏi là thương hiệu  thì mới có động lực tìm kiếm nhân tài.

Kiều Oanh – Cao Thái