- Làm thế nào các nhà khoa học tính toán được ngày nào có nhật thực toàn phần? nó xuất hiện ở đây?

Những hành tinh đáng sợ nhất trong vũ trụ
Bí ẩn về tàu vũ trụ tuyệt mật của Mỹ
Hé lộ bí mật sửng sốt về người ngoài hành tinh

hien tuong nhat thuc toan phan

Lý do là vì các nhà khoa học đã vẽ bản đồ nhật thực đấy. Nhật thực diễn ra theo một quy luật gọi là chu kỳ Saros, kéo dài khoảng 18 năm 11 ngày và 8 tiếng và được kiểm soát bởi quỹ đạo của Mặt trăng. Nguyệt thực cũng tuân theo chu kỳ này, được những người Chadean vùng Lưỡng Hà chú ý đến vào khoảng những năm 500 trước công nguyên.

Hai lần nhật thực toàn phần “anh em” cách nhau một giai đoạn khoảng 18 năm. Thí dụ, một đợt nhật thực toàn phần hệt như ngày 21/8/2017 vừa qua trên nước Mỹ sẽ diễn ra vào khoảng ngày 2 tháng 9 năm 2035. Chúng sẽ diễn ra gần như cùng vĩ độ với năm nay và khoảng cách từ Mặt trăng đến Trái đất là gần như giống nhau.

Trên lý thuyết, lẽ ra hơn 18 năm sau, một đợt nhật thực toàn phần khác lại xuất hiện khắp nước Mỹ. Tuy nhiên, do khoảng thời gian 8 tiếng dư ra trong chu kỳ Saros, vị trí của nhật thực sẽ thay đổi. Bởi vì trong 8 tiếng, Trái đất đã quay được 1/3 quanh trục của nó.

Theo trang Science News, chu kỳ này cứ thế tiếp diễn, tạo ra một hệ thống nhật thực toàn phần, gọi là chuỗi Saros. Một chuỗi kéo dài khoảng 12-15 thế kỷ trong đó bao gồm hơn 70 lần nhật thực toàn phần. Khi nhật thực thuộc các chuỗi Saros khác nhau thì đường đi của chúng có thể giống nhau, nhật thực năm 2019 và 2037 là một ví dụ. Đường đi của chúng thì rộng hơn khi ở hai cực bởi vì khi đó bóng của mặt trăng đến trái đất với góc rất nhọn.

Fred Espenak nhà vật lý học thiên thể từng làm việc cho NASA cho biết: “Dự đoán và lập bản đồ các lần nhật thực trong quá khứ và tương lai cho phép các nhà khoa học nghiên cứu những đặc điểm chung trong chu kỳ của hiện tượng thiên văn lý thú này, trong đó có chu kỳ Saros”. Espenak và đồng nghiệp Jean Meeus - một phi hành gia người Bỉ đã nghỉ hưu, đã cùng nhau vẽ bản đồ cho đường đi của hiện tượng nhật thực toàn phần từ năm 2.000 trước công nguyên đến năm 3.000 sau công nguyên. Espenak chia sẻ. “Khi tôi 18 tuổi, tôi đã nài nỉ để được lái xe hơn của gia đình từ nam New York đến North Carolina để xem nhật thực diễn ra năm 1970. Từ đó, tôi đến khắp năm châu chỉ để ngắm nhật thực toàn phần”.

Theo ông, việc lập bản đồ nhật thực sẽ giúp cho những nhà nghiên cứu tìm ra những điều thú vị khác từ hiện tượng tự nhiên lý thú này. Đồng thời cũng sẽ hỗ trợ cho những người đam mê thiên văn như ông có được một lịch trình “đuổi bắt” nhật thực thích hợp.

Bắt được cá "ngoài hành tinh" đi bộ dưới đáy biển

Bắt được cá "ngoài hành tinh" đi bộ dưới đáy biển

Người dân ở New Zealand vừa bắt được một con cá màu đen kỳ dị, trông giống như sinh vật ngoài hành tinh. Các chuyên gia nghi ngờ đây là một loài cá vây chân đi bộ dưới đáy biển và sở hữu nhát cắn nhanh nhất thế giới.

Xem tim gà đập rộn ràng bên trong quả trứng

Xem tim gà đập rộn ràng bên trong quả trứng

Nhờ ứng dụng công nghệ "tạo ô cửa sổ" cho một quả trứng, các nhà nghiên cứu đã tạo ra cơ hội hiếm hoi để mọi người được tận mắt chứng kiến trái tim của một phôi thai gà mới chỉ 3 ngày tuổi đang đập rộn ràng trong trứng.

Động vật hồi sinh kỳ diệu sau 30 năm bị đông lạnh

Động vật hồi sinh kỳ diệu sau 30 năm bị đông lạnh

Lâu nay, gián được đánh giá là loài có khả năng sinh tồn hàng đầu trong thế giới động vật, chống chịu được cả vụ nổ bom hạt nhân. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện, loài"gấu nước", còn sở hữu sự dẻo dai tuyệt vời hơn nhiều.

Nhật Linh (tổng hợp)