Trở thành tiến sĩ ở tuổi 30 và đến nay đã có hàng chục công bố quốc tế chất lượng, TS Nguyễn Việt Hưng (Viện Tiên tiến Khoa học và Công nghệ - AIST, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) vẫn được biết tới như “người được Vật lý gọi tên”. 

Thế nhưng, con đường đến với khoa học của anh lại là cả một câu chuyện dài.

Không như nhiều người thành đạt sớm mà tôi đã gặp trước đó, TS Việt Hưng rất ít nói về mình dù rằng con đường học vấn của anh rất đáng tự hào.

{keywords}
TS Nguyễn Việt Hưng.

Sinh năm 1981, Nguyễn Việt Hưng nhận bằng tiến sĩ sau 7 năm tốt nghiệp đại học cùng với hàng chục công trình khoa học chất lượng.

Riêng trong thời gian làm nghiên cứu sinh, Nguyễn Việt Hưng đã có 8 bài báo quốc tế, trong đó có 4 bài báo trên tạp chí ISI, 4 báo cáo tại các hội nghị trong và ngoài nước.

Ba năm sau đó, anh lại tiếp tục cho ra 4 bài báo ISI cùng 2 báo cáo tại hội nghị khoa học quốc tế, tham gia 3 đề tài NAFOSTED trong đó làm chủ nhiệm 2 đề tài.

Đặc biệt, cuối tháng 6/2017 vừa qua, anh đã có bài báo đăng trên tạp chí Scientific Reports – là một trong những tạp chí rất uy tín thuộc lĩnh vực Vật lý và các ngành khoa học tự nhiên nói chung.

Đó là công trình nghiên cứu về các hiện tượng vật lý quan trọng của quá trình truyền dẫn sóng phi tuyến trong các linh kiện quang tử ở kích thước bậc micro và nano mét. Đây là kết quả của các hợp tác nghiên cứu của anh với các nhà khoa học ở Ba Lan, Israel và Bồ Đào Nha.

Thế nhưng, ít người biết rằng, tất cả những công trình khoa học ấy của vị tiến sĩ trẻ đều được anh thực hiện trên đôi nạng – người bạn đồng hành đã gắn bó với anh suốt hơn 20 năm nay.

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học, từ nhỏ Nguyễn Việt Hưng đã được các thầy cô đánh giá cao bởi thái độ ham học hỏi và khả năng tư duy chiều sâu về các môn khoa học tự nhiên.

Tuy nhiên, vào năm Hưng 13 tuổi, một “tai nạn” bất ngờ xảy ra. Hưng mắc mắc phải dịch sốt bại liệt khiến cho đôi chân của anh trở nên “im lặng”.

Nhưng không vì thế mà Hưng nản chí. Ở các bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông, Nguyễn Việt Hưng được chọn vào học khối chuyên Vật lý của thành phố Vinh và sau đó là của Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An).

Năm 1998, Hưng đạt giải Ba môn Vật lý quốc gia được tuyển thẳng vào đại học và anh quyết định chọn ĐH Vinh là nơi bắt đầu hành trình tương lai. Tốt nghiệp đại học năm 2003, Nguyễn Việt Hưng tiếp tục học cao học ngay tại trường rồi nhận được học bổng toàn phần làm nghiên cứu sinh ở Ba Lan.

Thời gian làm nghiên cứu sinh nơi đất khách là những năm tháng không dễ dàng gì với Hưng.

{keywords}
TS Hưng (ngoài cùng, bên phải) trong thời gian học tập tại nước ngoài

Không còn có chiếc xe máy tự chế như ở Việt Nam để đi lại, Nguyễn Việt Hưng gặp muôn vàn khó khăn trong việc di chuyển trong khi học tại thủ đô Warsaw.

Đôi nạng trở thành bạn đồng hành của anh trong mọi chuyến đi. Nhưng cũng nhờ việc vận động, đi lại nhiều hơn nên thể lực anh được cải thiện đáng kể.

Bốn năm kể từ khi rời Việt Nam, nhờ có sự giúp đỡ của bạn bè thầy cô ở Khoa Vật lý - Trung tâm nghiên cứu hạt nhân quốc gia Ba Lan, Nguyễn Việt Hưng đã bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ và quyết định trở về nước.

Dù hoàn cảnh bản thân không thuận lợi lại lựa chọn con đường khoa học đầy chông gai, song bằng ý chí và nghị lực Nguyễn Việt Hưng đã khiến nhiều người phải nể phục.

Sau khi trở về nước với tấm bằng tiến sĩ loại ưu, Nguyễn Việt Hưng đã lọt vào “mắt xanh” của PGS Phạm Thành Huy, Viện trưởng Viện AIST.

Sau cuộc trò chuyện đầu tiên qua điện thoại, hôm sau tôi đã đến gặp PGS Phạm Thành Huy và được nhận vào làm việc ngay” - TS Việt Hưng nhớ lại.

Chính tinh thần trọng thị này đã khiến tôi luôn cố gắng hết mình trong nghiên cứu, giảng dạy và cống hiến cho Viện cũng như Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Tôi cảm thấy mình có thuận lợi khi được làm việc trong một môi trường khoa học tốt, được theo đuổi những điều mà mình đam mê”.

Còn PGS Phạm Thành Huy thì nói rằng phải có nghị lực phi thường và tình yêu khoa học rất lớn lao, Nguyễn Việt Hưng mới có thể vượt qua được những khó khăn, thiệt thòi của bản thân, để vươn lên, đạt được những kết quả nghiên cứu được ghi nhận và đáng tự hào hôm nay.

Tinh thần học tập, nghiên cứu khoa học không mệt mỏi và mong muốn được làm người thầy của TS Hưng luôn là động lực để chúng tôi cùng phấn đấu hơn nữa trong hoạt động, nghiên cứu, giảng dạy của mình”.

Bằng những “trải nghiệm” của chính bản thân, sau này, mỗi khi có dịp Nguyễn Việt Hưng lại tìm cách “mở đường” cho những người trẻ.

Anh cho rằng, để tạo ra được một công thức mới hay muốn hiểu rõ các tính chất một phương trình trong Vật lý, người nghiên cứu phải tập trung suy nghĩ về nó rất nhiều, làm bạn với nó, day dứt với nó...

“Vì vậy, sẽ rất khó để những người trẻ theo đuổi giấc mơ khoa học nếu không có môi trường thuận lợi” – TS Nguyễn Việt Hưng khẳng định.

Cẩm Lệ