- "Phải bỏ chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm" - đề xuất này được đưa tại Hội thảo Tác động của chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm đến chất lượng tuyển sinh và đào tạo giáo viên, diễn ra sáng ngày 13/12 tại TP.HCM.

"Phải bỏ ngay lập tức"

Tại đây, ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, kiên quyết đề nghị: "Phải bỏ ngay lập tức chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm".

Ông Dũng đưa ra ba lý do cho đề xuất này: Thứ nhất, việc cấp bù quá ít khiến các trường đào tạo sư phạm rất khó khăn, không đủ nguồn lực để đào tạo “ra ngô, ra khoai”.

Thứ hai, là bất công khi trường phải lấy học phí của những sinh viên không học sư phạm để "nuôi" những sinh viên theo học sư phạm.

{keywords}
Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM: "Phải bỏ ngay lập tức chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm"

Thứ ba, hiện nay thu nhập bình quân đầu người của người dân Việt Nam đã khá hơn. Với các gia đình ở nông thôn, vấn đề họ lo lắng là việc làm sau khi ra trường chứ không phải học phí.

Trường chúng tôi có 1 ngành sư phạm truyền thống (Tiếng Anh) và 12 ngành sư phạm kỹ thuật. Trong 10 năm nay, sinh viên đăng ký vào 13 ngành sư phạm này đều được miễn học phí hoàn toàn. Đó là sự bất công rất lớn, vì mỗi năm chúng tôi chỉ được nhận từ 5 - 8 tỷ đồng tiền cấp bù sư phạm. Trong khi đó, 10 năm qua chúng tôi phải bù lỗ khoảng 30 tỷ đồng để đào tạo cho số sinh viên này” - ông Dũng dẫn chứng.

Theo ông Dũng, tính trung bình một sinh viên cần 150 triệu đồng để chi học phí và ăn ở trong 4 năm. Khi ra trường, em này đi làm 10 triệu đồng/ tháng, thì chỉ sau một năm đã "gỡ" lại chi phí trên. Mặt khác, 90% sinh viên ngành sư phạm kỹ thuật ra trường đã có việc làm ngay ở các công ty xí nghiệp. Như vậy, nếu vẫn miễn học phí cho đối tượng này thì cả Nhà nước và nhà trường đều phải bỏ ra một khoản bù cho chi phí đào tạo là không cần thiết.

Ông Dũng cho biết, hiện tại trường này đang đề xuất Bộ GD-ĐT và Quốc hội thu học phí sinh viên sư phạm như các ngành học khác. Nếu sinh viên nào ra trường làm đúng ngành sư phạm, trường sẽ chuyển số học phí mà sinh viên đã nộp về Sở GD-ĐT. Từ số tiền này, Sở sẽ chi trả thêm 3-4 triệu đồng/ tháng cho các em. Cùng với lương họ nhận, số tiền "trả lại" này sẽ giúp các em ổn định cuộc sống trong những năm đầu đi làm.

Bỏ ngay rất khó, mà cần có lộ trình

Đồng ý với đề xuất bỏ chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm của ông Dũng, nhưng nhiều đại biểu cho rằng nếu “bỏ ngay lập tức” là rất khó, mà phải có lộ trình cụ thể và chính sách khác đi kèm.

Ông Nguyễn Thám, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế, cho rằng việc cấp bù sư phạm ở mức tối thiểu theo Nghị định 86 đối với ngành Khoa học tự nhiên là 8,7 triệu đồng/ năm/ sinh viên, còn ngành Khoa học xã hội nhân văn là 7,5 triệu đồng/ năm/ sinh viên. Thế nhưng, Vụ Kế hoạch Tài chính chỉ cấp bù cho các trường 80-90% vào đầu năm học. Số còn lại chờ đến cuối năm cũng khó “đòi” đủ 100%.

{keywords}
Ông Nguyễn Thám, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế (Ảnh:Sỹ Xuân)

Theo ông Thám, bỏ chính sách này ngay lập tức là rất khó vì các trường sư phạm chỉ tuyển được 40-50% chỉ tiêu là cùng. Nếu việc cấp bù đủ cho chi phí đào tạo, các trường sư phạm không phải bù lỗ, đủ điều kiện để nâng cao chất lượng thì chắc chắn không ai muốn bỏ chính sách này.

Trong khi đó, ông Nguyễn Kim Hồng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, bày tỏ e ngại cho đề xuất bỏ ngay lập tức chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm.

Theo ông Hồng, hiện nay tỉ lệ sinh viên khu vực nông thôn vào trường sư phạm đang cao hơn rất nhiều so sinh viên nông thôn vào trường khác.

"Trong khi đó, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn là 26 triệu đồng/ năm. Theo tính toán của chúng tôi, học phí của trường sư phạm hiện tại là 8 triệu đồng/ năm. Số tiền này chỉ bằng 1/3 chi phí các em phải bỏ ra hàng năm khi theo học. Vì vậy, học phí không phải là vấn đề quyết định sinh viên có vào sư phạm hay không mà phải là chính sách khác nữa” - ông Hồng nói.

Ông Hồng cho rằng ngoài việc “tặng” học phí cho sinh viên sư phạm, Nhà nước nên chấp nhận rủi ro cho vay dài hạn. Cụ thể, có thể tăng học phí sư phạm lên 26 triệu đồng/ sinh viên/ năm, nhưng số tiền này do Nhà nước đóng. Nếu sau 4-5 năm ra trường em nào vẫn đi làm sư phạm có thể được xóa học phí.

Mặt khác, nếu sau khi ra trường sinh viên có thu nhập khoảng 7-10 triệu đồng/ tháng, và sau 35 năm làm việc có thu nhập từ 30-35 triệu đồng/ tháng thì chắc chắn ngành sư phạm có sức hút lớn.

Thống kê tuyển sinh ở Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong 4 năm gần đây cho thấy số sinh viên khu vực nông thôn (KV1, KV2 nông thôn) giảm tỉ trọng so với các năm trước. Ông Hồng nhận xét từ điều này có thể đi tới kết luận là không hẳn việc miễn học phí sẽ thu hút học sinh vào các trường sư phạm nhiều hơn.

"Vấn đề của các trường sư phạm nói riêng, các trường đại học nói chung là chính sách tín dụng sinh viên, nhất là cho sinh viên sư phạm. Bên cạnh đó, chính sách cần thiết khác để thu hút người giỏi vào học sư phạm là lương/ thu nhập, bổ nhiệm viên chức giáo dục, qui hoạch mạng lưới các trường sư phạm... Vì điều cần là thu hút được người giỏi vào sư phạm chứ không phải thu hút số lượng thí sinh vào sư phạm" - ông Hồng khẳng định.

{keywords}
Ông Nguyễn Kim Hồng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM

Ông Lê Văn Tiến, Hiệu trưởng Trường CĐ Sư phạm Trung ương TP.HCM, đồng tình việc bỏ chính sách miễn học phí nhưng phải có lộ trình và phải điều kiện nghiên cứu ở cấp Nhà nước đi kèm.

Theo ông Tiến, mâu thuẫn lớn nhất hiện nay là các trường phải theo xu hướng tự chủ để phát triển, nhưng nếu vẫn tiếp tục miễn học phí thì các trường sư phạm sẽ vẫn phải chờ ngân sách Nhà nước.

Tuy nhiên, ông Tiến cũng cho rằng nếu bỏ chính sách này thì điều kiện tiên quyết là phải tăng lương giáo viên.

“Tôi cam đoan trong số 100 giáo viên chỉ có vài ba người tâm huyết, sẵn sàng hi sinh vì nghề. Bản thân tôi từng là người tâm huyết, có một thời say mê với nghề dạy, nhưng tôi không thể sống với một đồng lương tiến sĩ chỉ 4-5 triệu đồng mỗi tháng" - ông Tiến nói.

Lê Huyền

Bên trong ngành học có điểm chuẩn cao nhất các trường sư phạm

Bên trong ngành học có điểm chuẩn cao nhất các trường sư phạm

Trong những giờ học Toán, giảng viên và sinh viên trao đổi hoàn toàn bằng tiếng Anh khá thuần thục.

Về bài viết "Giảng viên sư phạm kiến nghị Bộ trưởng coi trọng giáo dục mầm non"

Về bài viết "Giảng viên sư phạm kiến nghị Bộ trưởng coi trọng giáo dục mầm non"

Trong ngày 1/12, báo VietNamNet đã đăng tải bài viết "Giảng viên sư phạm kiến nghị Bộ trưởng coi trọng giáo dục mầm non".

Hơn 600 sinh viên sư phạm dự kiến bị cảnh cáo, buộc thôi học

Hơn 600 sinh viên sư phạm dự kiến bị cảnh cáo, buộc thôi học

Hơn 600 sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM dự kiến bị cảnh cáo học vụ, buộc thôi học do điểm kém.

Cho trường ĐH ngoài công lập thí điểm đào tạo sư phạm

Cho trường ĐH ngoài công lập thí điểm đào tạo sư phạm

Bộ GD-ĐT vừa có quyết định cho Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng thí điểm đào tạo ngành giáo dục mầm non trình độ đại học.

Nỗi xót xa của một thầy giáo nhân chuyện thủ khoa sư phạm thất nghiệp

Nỗi xót xa của một thầy giáo nhân chuyện thủ khoa sư phạm thất nghiệp

Anh Thanh Hải, một giáo viên phổ thông cảm thấy xót xa trước câu chuyện thủ khoa sư phạm thất nghiệp về quê bán hoa quả, nuôi lợn. Câu chuyện gợi cho anh những suy nghĩ rộng hơn.