Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Trưởng khoa Luật hành chính Nhà nước, Trường ĐH Luật TP.HCM bị "tố" đạo văn của đồng nghiệp.

Đạo văn của chính đồng nghiệp cùng viết sách?

Đầu tháng 6 vừa qua, chúng tôi nhận được đơn phản ánh của ông Võ Hồng Tú, giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM "tố" ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Trưởng khoa Luật hành chính Nhà nước đạo văn trong quá trình viết sách và giáo trình.

{keywords}
(Trích đơn tố ông Nguyễn Mạnh Hùng đạo văn)

Đơn phản ánh của ông Tú cho rằng, năm 2010, NXB Giáo dục Việt Nam xuất bản sách Xây dựng và bảo vệ Hiến pháp - Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam (nhóm tác giả GS.TS Nguyễn Đăng Dung, PGS.TS.Trương Đắc Linh, Ths. Nguyễn Mạnh Hùng, Lưu Đức Quang, Ths. Nguyễn Văn Trí). Trong sách này, mục 2 (Giám sát Hiến pháp trong lịch sử lập hiến Việt Nam) và mục 4 (Xây dựng mô hình tài phán hiến pháp Việt Nam) thuộc Chương 4 do PGS.TS Trương Đắc Linh viết.

Tới năm 2012, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản sách Cơ chế giám sát hiến pháp với việc đảm bảo quyền con người gồm của tập thể tác giả TS.Vũ Văn Nhiêm, Ths. Nguyễn Mạnh Hùng, Lưu Đức Quang). Trong chương II, Thực trạng cơ chế giám sát hiến pháp ở Việt Nam và phương hướng đổi mới, đã sao chép nhiều nội dung trong sách Xây dựng và bảo vệ Hiến pháp - Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam đã xuất bản trước đó.

Tới Năm 2017, Trường ĐH Luật TP.HCM phát hành Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam do PGS.TS Vũ Văn Nhiêm làm chủ biên. Trong giáo trình này, ông Nguyễn Mạnh Hùng là thành viên tham gia biên soạn và viết một số phần gồm Chương II (mục 1: 1.1, 1.2, 1.3, mục 2), Chương XI (mục 1, 3), Chương XIII (mục 1). 

Tuy nhiên trong phần 1.3 (Quy trình lập hiến) của chương II (trang 46-47) ông Hùng là tác giả đã sao chép bài viết Quy trình và kỹ thuật lập hiến của Lưu Đức Quang ( in trong Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về sửa đổi Hiến pháp ở Việt Nam hiện nay do PGS.TS Nguyễn Như Phát chủ biên).

Trong phần 1.3 (trang 48), ông Hùng cũng sao chép từ hai đoạn khác nhau trong bài viết Bình luận về quyền lập hiến và quy trình lập hiến theo Hiến pháp năm 2013 của tác giả Lưu Đức Quang đăng trên tạp chí Khoa học pháp lý số ra tháng 1/2014. 

Nhiều trang sách giống nhau

Đối chiếu phần sách do ông Hùng viết với các tác giả đã nêu trong đơn cho thấy có nhiều trang sách giống nhau.

Cụ thể, các trang 253, 254, 273, 274, 149, 152 trong Cơ chế giám sát hiến pháp với việc đảm bảo quyền con người có nhiều đoạn giống như đúc với các trang 295, 296, 305, 306, 273, 275 trong cuốn Xây dựng và và bảo vệ Hiến pháp- Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam.

{keywords}

 

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Các trang 253, 254, 273, 274, 149, 152 trong sách Cơ chế giám sát hiến pháp với việc đảm bảo quyền con người 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Trang 295, 296, 305, 306, 273, 275 trong cuốn Xây dựng và và bảo vệ Hiến pháp- Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam.

Trang 255 sách Cơ chế giám sát hiến pháp với việc đảm bảo quyền con người và trang 299 Xây dựng và bảo vệ Hiến pháp- Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam có đoạn, giống từng câu, chữ, dấu chấm, phẩy như: "Toàn án tối cao rõ ràng "có nghề" nhưng lại vướng ở chỗ, Tòa án tối cao chỉ là một chi nhánh của quyền lực. Toàn án tối cao giám sát, phán xét tính hợp hiến các đạo luật của Quốc hội không phải dường như mẫu thuẫn với quy định của hiến pháp hiện hành: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất", Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao" Điều 83 và Điều 84 của Hiến pháp) như một số người e ngại".

{keywords}
Trang 255, Cơ chế giám sát hiến pháp với việc đảm bảo quyền con người
{keywords}
Trang 299, Xây dựng và bảo vệ Hiến pháp- Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam

Còn trang 46, 47 Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam (năm 2017)- phần ông Nguyễn Mạnh Hùng viết giống với các trang 61, 63, 64  sách Một số vấn đề lý luận và thực tiến cơ bản về sửa đổi Hiến pháp ở Việt Nam hiện nay.

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Trang 46, 47 Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam (năm 2017)- phần ông Nguyễn Mạnh Hùng viết 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Trang 61, 63, 64 sách Một số vấn đề lý luận và thực tiến cơ bản về sửa đổi Hiến pháp ở Việt Nam hiện nay

Trang 48, 49 Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam có đoạn giống trang 77, 79 trong bài viết Bình luận về quyền lập hiến và quy trình lập hiến theo Hiến pháp năm 2013 trên đặc san Khoa học pháp lý số 1/2014… 

{keywords}
Trang 48, 49 Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam
{keywords}
 
{keywords}
Trang 77, 79 trong bài viết Bình luận về quyền lập hiến và quy trình lập hiến theo Hiến pháp năm 2013 trên đặc san Khoa học pháp lý số 1/2014…

Ông Hùng nói gì?

Trao đổi với VietNamNet về nghi vấn bị tố đạo văn, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Trưởng khoa Luật hành chính Nhà nước cho biết, sách Cơ chế giám sát Hiến pháp với việc đảm bảo quyền con người (năm 2012) do tác giả Vũ Văn Nhiêm chủ biên có ông và ông Quang cùng tham gia. Sau khi xuất bản, PGS. Trương Đắc Linh (PGS Linh nay đã mất) đã có ý kiến phản hồi về cuốn sách. Cô Mai Hồng Quỳ, chủ tịch hội đồng khoa học đồng thời là Hiệu trưởng nhà trường đã lập hội đồng thẩm định. Sau khi xem xét, Hội đồng thẩm định kết luận quyển sách có rất nhiều lỗi in ấn kỹ thuật vì trích dẫn chưa đầy đủ, có một có lỗi biên tập nên quyết định thu hồi và tiêu hủy.

"Chúng tôi đã rất nghiêm túc thu hồi những quyển sách bán ra. Chúng tôi làm sai thì phải nhận, nhưng việc thu hồi lúc đó có một số khó khăn như một số sách đã mang đi tặng và bán. Khi chúng tôi xin lại thì một số người không trả và cố tình giữ lại.  Do vậy trong 2.000 cuốn đã xuất bản chỉ thu hồi và tiêu hủy được 90%, điều này đã có biên bản"- ông Hùng cho biết.

Theo ông Hùng việc cuốn sách Cơ chế giám sát Hiến pháp với việc đảm bảo quyền con người  bị thu hồi, không phải do lỗi sao chép (đạo văn) mà in ấn kỹ thuật.

"Lẽ ra khi in ấn phải đưa vào "note" phần này của ai, nhưng do thiếu kinh nghiệm, tôi đã không trích dẫn đầy đủ. Vì quyển sách này năm 2012 cá nhân tôi và thầy Vũ Văn Nhiêm đã bị nhà trường phê bình ở một mức rất thấp là "không hoàn thành nhiệm vụ"- ông Hùng cho hay.

Trong khi đó, về việc bị tố đạo văn trong cuốn Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam (năm 2017) sao chép của ông Lưu Đức Quang, ông Hùng giải thích rằng, về Chương II lúc đầu trong bảng phân công có phân cho ông chủ biên và phân cho thầy Quang viết mục. Nhưng sau đó, ông Lưu Đức Quang chuyển qua trường khác nên chuyển mục này lại ông viết.

"Khi tôi viết xong có gửi cho bộ phận biên tập. Vì trong một chương có nhiều tiểu mục nhỏ, lúc biên tập có thể tiểu mục này của ông Quang, tiểu mục kia của tôi nên xảy ra chuyện phần này chính xác là của thầy Quang, nhưng trong giáo trình lại lưu tên tôi. Cái này là do lỗi biên tập họ bị nhầm"- ông Hùng giải thích.

Theo ông Hùng, sau sự việc xảy ra, ông đã gọi điện hỏi ý kiến ông Quang về việc xử lý này. "Tôi có gọi cho thầy Quang và nói, trường hợp này em đã thanh toán tiền cho anh, em báo anh như vậy, theo anh thì mình xử lý bằng cách nào. Bây giờ nếu đính chính thì lập hội đồng đính chính hay đợi bán hết số này này đi rồi tái bản lúc đó sẽ sửa lại. Lúc đó, thầy Quang có nói với tôi: Làm thế này bất tiện lắm. Thôi nó nhỏ lắm Hùng, cứ để đi rồi hết đợt này. Bây giờ in rồi nếu đính chỉnh phải đính kèm vào từng quyển". Cái này có thầy Lưu Đức Quang làm chứng và tôi đã xin lỗi thầy Quang về việc này"- ông Hùng cho hay. 

Trao đổi với VietNamNet, ông Trần Hoàng Hải, Phó Hiệu trưởng điều hành Trường ĐH Luật TP.HCM, cho biết cuốn sách Cơ chế giám sát hiến pháp với việc đảm bảo quyền con người xuất bản năm 2012. Lúc vừa xuất bản cố PGS.Trương Đắc Linh đã có phản ánh có đoạn viết nhưng không trích dẫn, nếu viết không trích dẫn thì gọi là đạo văn.

Lúc đó, Hiệu trưởng nhà trường đã ra quyết định thu hồi toàn bộ sách đã xuất bản đồng thời cử cán bộ tới tận nhà ông Hùng để tịch thu toàn bộ sách để tiêu hủy. Điều này có văn bản lưu giữ là thu hồi do lý do lỗi kỹ thuật.

{keywords}
 

Về vấn nghi vấn ông Hùng đạo văn của ông Lưu Đức Quang, ông Hải cho biết đây là vấn đề mới, trường sẽ cho kiểm tra cụ thể vụ việc, nếu có sẽ xử lý nghiêm minh.

(Bài sau ông Lưu Đức Quang nói gì về việc ông Nguyễn Mạnh Hùng đạo sách)

Lê Huyền