- Hiệu trưởng Đại học Quốc gia Australia (ANU) Gareth Evans mở đầu câu chuyện về cuộc đời mình với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn cấp cao Việt Nam thăm trường chiều nay, tại Canberra, thủ đô của Australia.
Vị hiệu trưởng từng đến Việt Nam năm 1968 khi là sinh viên và tận mắt chứng kiến sự khốc liệt của chiến tranh nên tìm mọi cách ủng hộ hoà bình, chống chiến tranh.
Hiệu trưởng trường ANU chia sẻ nhiều đồng cảm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc |
“Sự khốc liệt chiến tranh Việt Nam làm nên con người hoà bình trong tôi. Tôi trở lại Việt Nam nhiều lần với tư cách ngoại trưởng, nhiều lần làm việc với Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch để giải quyết hậu quả chiến tranh và vấn đề Campuchia.
Tôi chứng kiến Việt Nam từ nghèo đói sau chiến tranh trở thành nước có thu nhập trung bình. Đến nay Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức, hoạt động quốc tế.
Tôi đã đọc được bài của Thủ tướng nói về môi trường an ninh khu vực và chia sẻ quan điểm đó”, ông Gareth Evans nói.
Thủ tướng và hiệu trưởng bắt đầu buổi giao lưu với giáo viên và sinh viên ANU |
Đáp lời vị hiệu trưởng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết đến Australia lần này, nơi đầu tiên đoàn đến thăm là ANU. Năm nay, hai nước kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và sẽ cùng nhau tuyên bố sẽ nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược.
Thủ tướng chuyển đến trường ANU lời chào tình cảm và chân thành nhất.
Thủ tướng nói chuyện với sinh viên |
Trường ANU được xếp số 1 Australia, đứng thứ 20 thế giới, đào tạo ra nhiều nhân tài. Hàng năm rất nhiều sinh viên Việt Nam đã chọn Áutralia và ANU là nơi học tập rèn luyện và chắp cánh giấc mơ.
Những thập kỷ trước Việt Nam nghèo do chiến tranh, nay đã năng động phát triển, hoàn thành các mục tiêu thiên niên kỷ trong đó có chỉ tiêu về giáo dục.
Thủ tướng tự hào giới thiệu về một số sản phẩm hàng hóa Việt Nam. “Điện thoại Samsung các bạn đang lướt web rất có thể đến từ Việt Nam bởi 3/4 lượng điện thoại Samsung toàn thế giới được sản xuất tại nước chúng tôi. Nhiều sản phẩm nông nghiệp Việt Nam cũng đã được xuất khắp thế giới trong đó có Australia.
Việt Nam đã có quan hệ với hàng trăm quốc gia. Tổ chức các sự kiện quan trọng, đóng góp nhiều cho hoạt động quốc tế, trong đó gần đây nhất là tổ chức thành công APEC. Độ mở của nền kinh tế Việt Nam như ngài Hiệu trưởng nói, tương đương Singapore, đạt 190% nền kinh tế.
Quan hệ hai nước Việt Nam - Australia đạt được nhiều thành công trong đó giáo dục, công nghệ cao, chống biến đổi khí hậu là những lĩnh vực chủ yếu. Hai nước cùng tham gia vào nhiều diễn đàn, tổ chức quốc tế mà gần đây nhất là CPTPP.
Hai nước cũng chia sẻ nhiều về an ninh khi vực trong đó có vấn đề Biển Đông.
Tôi và ngài Thủ tướng Australia sẽ tuyên bố nâng quan hệ thành Đối tác Chiến lược, đưa quan hệ song phương vào chiều sâu. Chúng ta cùng thực hiện những điều tốt đẹp chung là nhân dân, doanh nghiệp gần gũi nhau, môi trường hoà bình hợp tác quốc tế.
Việt Nam coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Chúng tôi luôn coi trọng nền giáo dục Australia với những tính ưu việt mà trường ANU là một ví dụ tiêu biểu. Trong chuyến thăm lần này Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Australia sẽ ký hợp tác để quan hệ đi vào chiều sâu và hiệu quả”, Thủ tướng nêu rõ.
Thủ tướng tặng quà cho trường |
Giáo dục là trọng tâm trong quan hệ Đối tác Chiến lược
Ông hiệu phó nhà trường mở đầu buổi thảo luận bàn tròn giữa đoàn cấp cao Việt Nam và trường ANU: Việt Nam đã cử nhiều người qua học ở Australia trong đó có ANU. Chúng tôi tiếp tục có chương trình hợp tác trao đổi.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá quan hệ Việt Nam - Australia ngày càng tốt hơn trên mọi lĩnh vực, đặc biệt giáo dục đào tạo là lĩnh vực tốt nhất.
Ông hiệu trưởng rất vui khi gặp được Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, con của người đồng cấp, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, thời ông làm việc tại Việt Nam |
Đã có 30.000 sinh viên Việt Nam đang học ở Australia, cao nhất so với tất cả các nước có người Việt theo học, vượt qua nhiều nước khác cộng lại. Điều này nói lên sự tín nhiệm của người Việt với Australia.
Ngoài ra có 60.00 người Việt Nam từng học ở Australia phần lớn quay trở về đất nước làm việc, trong đó có nhiều người làm lãnh đạo trong bộ máy Chính phủ.
Giáo dục là lĩnh vực tiếp tục đẩy mạnh trong quan hệ Đối tác Chiến lược sắp tuyên bố giữa hai nước.
Hai bên chụp ảnh chung |
Vào trường ANU không dễ dàng nhưng phụ huynh và học sinh Việt Nam ngày càng có nguyện vọng học ở trường danh tiếng.
Vì sao người Việt thích sang học ở Australia? Thủ tướng đặt câu hỏi và lý giải: Môi trường sống, đa văn hoá, bảo vệ quyền con người là những yếu tố ANU thu hút con người.
Mức sống mức sinh hoạt phí, học phí chấp nhận được. Người đi học được làm thêm một số giờ để cải thiện cuộc sống. Quan trọng nhất là chất lượng đào tạo, đảm bảo đầu ra.
Trong quan hệ chiến lược thì đào đạo và trao đổi nhân lực là quan trọng nhất và Australia đã thực hiện điều này từ rất sớm, Thủ tướng chúc mừng quốc gia này đã đi trước thời đại.
Thủ tướng đến Canberra, bắt đầu thăm chính thức Australia
Sáng nay (giờ Việt Nam), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng phu nhân dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến Thủ đô Canberra.
Thủ tướng trả lời phỏng vấn hãng Fairfax Media về quan hệ Việt Nam - Australia
Hãng Fairfax Media đã phỏng vấn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về quan hệ hai nước Việt Nam và Australia.
Thủ tướng Việt Nam, Australia nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hội đàm với Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull.
Việt Nam trả lời thông tin Australia điều đội tàu chiến đến Biển Đông
Người phát ngôn nói về thông tin chính phủ Australia đã điều hạm đội gồm 6 tàu chiến tham gia gia các cuộc tập trận tại Biển Đông.
VN sớm xuất khẩu tôm tươi nguyên con, thanh long vào Australia
Quyền Thủ tướng nước Australia ủng hộ đề xuất tạo thuận lợi cho Việt Nam sớm xuất khẩu tôm tươi nguyên con và trái thanh long vào thị trường này.
Phạm Tuấn, từ Canberra, Australia