Thực hiện chỉ đạo của Trung Ương, để bảo đảm thống nhất lãnh đạo chỉ huy trong chiến dịch Mậu Thân ở miền Nam, Trung ương Cục miền Nam và Bộ chỉ huy Miền (B2) đã quyết định thành lập 2 Bộ Tư lệnh tiền phương.

Hai Bộ tư lệnh đó là:

Bộ Tư lệnh tiền phương cánh Bắc do Trần Văn Trà, Mai Chí Thọ, Lê Đức Anh phụ trách các hướng Bắc, Tây Bắc và Đông thành phố Sài Gòn.

Bộ Tư lệnh tiền phương cánh Nam do Võ Văn Kiệt, Trần Bạch Đằng, Trần Hải Phụng phụ trách các hướng phía Nam, Tây Nam, các lực lượng biệt động và chỉ đạo quần chúng nổi dậy ở nội thành Sài Gòn.

Bạn có biết nhiều hơn về các vị từng ở trong 2 Bộ Tư lệnh này?

Vị nào có anh trai cũng là tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam?

A. Mai Chí Thọ

Đáp án chính xác là Mai Chí Thọ.

Mai Chí Thọ, tên thật là Phan Đình Đống (15/7//1922- 28/5/2007) là Đại tướng Công an Nhân dân Việt Nam đầu tiên. Ông có anh trai là Đinh Đức Thiện tên thật là Phan Đình Dinh, Thượng tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam.

B. Trần Văn Trà

C. Trần Hải Phụng

 

Vị nào từng được phong vượt cấp từ đại tá lên trung tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam?

A. Trần Văn Trà

B. Lê Đức Anh

Đáp án chính xác là Lê Đức Anh.

Lê Đức Anh sinh ngày 1/12/1920. Sau khi được điều trở lại chức Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam vào cuối năm 1974, ông được phong vượt cấp từ Đại tá lên Trung tướng. Năm 1975, ông được cử giữ chức Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh, kiêm Tư lệnh cánh quân Tây Nam đánh vào Sài Gòn.

C. Trần Bạch Đằng

 

Vị nào là tác giả tiểu thuyết Ván bài lật ngửa?

A. Trần Bạch Đằng

Đáp án chính xác là Trần Bạch Đằng.

Trần Bach Đằng (15/7/1926 — 16/4/2007) là một nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo, là một nhà chính trị lão thành. Ông cũng là tác giả của quyển tiểu thuyết Ván bài lật ngửa viết về một nhân vật tình báo trong Chiến tranh Việt Nam: Đại tá Phạm Ngọc Thảo, với bút danh Nguyễn Trương Thiên Lý.

B. Trần Hải Phụng

C. Trần Văn Trà

 

Vị nào là người được giao soạn thảo phương án tấn công Sài Gòn- Chợ Lớn?

A. Võ Văn Kiệt

B. Trần Bạch Đằng

Đáp án chính xác là Trần Bạch Đằng.

Vào thời điểm đó, Trần Bạch Đằng đang là thường vụ khu ủy Sài Gòn – Gia Định. Vì vị thế đặc biệt này, ông được giao nhiệm vụ soạn thảo phương án tấn công Sài Gòn- Chợ Lớn. Sau trận Tết Mậu Thân, Trần Bạch Đằng nắm chức vụ bí thư Thành ủy, rồi bí thư đặc khu Sài Gòn – Gia Định.

C. Trần Văn Trà

 

Bí danh của ông Võ Văn Kiệt là…

A. Tư Chi

B. Năm Xuân

C. Sáu Dân

Đáp án chính xác là Sáu Dân.

Võ Văn Kiệt (23/11/1922 – 11/6/2008) tên thật là Phan Văn Hòa, bí danh Sáu Dân, Chín Dũng; là nhà chính trị Việt Nam. Ông sinh tại ấp Bình Phụng, xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

Tham gia cách mạng từ năm 16 tuổi trong phong trào Thanh niên phản đế (1938), ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11/1939.

Sau Hiệp định Genève, năm 1955, Võ Văn Kiệt được bầu làm Ủy viên Xứ ủy Nam Bộ và Phó Bí thư liên Tỉnh ủy Hậu Giang. Từ năm 1959 đến cuối năm 1970, ông được giao trọng trách là Bí thư Khu ủy T.4, tức khu Sài Gòn – Gia Định...

Ông là Thủ tướng thứ 4 của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 8/8/1991 đến ngày 25/9/1997 (có lúc gọi là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng).

Phương Chi

Vua nào bị người đời mỉa mai là “tổ sư của nghề nịnh nọt”?

Vua nào bị người đời mỉa mai là “tổ sư của nghề nịnh nọt”?

Dành phần lớn thời gian làm vua để ăn chơi xa xỉ, lại quen thói bái phục người Pháp, vị vua triều Nguyễn này từng bị người đời gắn cho biệt danh “tổ sư của nghề nịnh nọt”.

Những vị vua "tuổi trẻ tài cao" trong lịch sử Việt Nam

Những vị vua "tuổi trẻ tài cao" trong lịch sử Việt Nam

Trong lịch sử Việt Nam, có một số trường hợp hiếm hoi những vị vua lên ngôi từ khi còn là trẻ con đã trưởng thành trên ngai vàng và trở thành những nhà cai trị sáng suốt, lưu danh hậu thế.

Ai không mang họ Trần nhưng làm vua nhà Trần?

Ai không mang họ Trần nhưng làm vua nhà Trần?

Lịch sử phong kiến Việt Nam từng chứng kiến rất nhiều chuyện hy hữu, như hai anh em cùng làm vua một lúc, hay như người không mạng họ Trần nhưng lại làm vua nhà Trần…

Cái chết tức tưởi của các vị vua

Cái chết tức tưởi của các vị vua

Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, mặc dù là vua, nhưng có những vị vì nhiều lý do khác nhau vẫn phải chịu đựng một cuộc sống khốn khổ và chết tức tưởi.

Danh tướng nào "mất tất cả" vì cãi lệnh vua để tránh đối đầu bạn?

Danh tướng nào "mất tất cả" vì cãi lệnh vua để tránh đối đầu bạn?

Không phải lúc nào "ý vua" cũng là "ý trời". Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, đã có những vị quan, vị tướng sẵn sàng cãi lại lệnh vua.

Nước ta thời nào “ngủ đêm mọi nhà không phải đóng cửa"?

Nước ta thời nào “ngủ đêm mọi nhà không phải đóng cửa"?

Trong lịch sử nước ta, có những đời vua rất nghiêm khắc trong việc chống tham nhũng, trong đó phải kể đến đời vua Lê Thánh Tông và thời nhà Nguyễn...

Những công thần từng bị sử sách ghi lại chuyện ăn của đút

Những công thần từng bị sử sách ghi lại chuyện ăn của đút

Nạn tham nhũng gần như hiện diện trong tất cả các triều đại phong kiến. Nhưng mức độ đề cập của sử sách đến vấn nạn này nhiều hay ít tuỳ thuộc vào tư liệu còn lại của từng triều đại.

Những vụ án tham nhũng nổi tiếng trong lịch sử phong kiến Việt Nam

Những vụ án tham nhũng nổi tiếng trong lịch sử phong kiến Việt Nam

Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam có nhiều vụ án liên quan đến tham nhũng, nhận hối lộ.

Chúa Trịnh nào sát hại nhiều vua nhất?

Chúa Trịnh nào sát hại nhiều vua nhất?

Chúa Trịnh (1545 – 1787) là một vọng tộc phong kiến kiểm soát quyền lực Đàng Ngoài suốt thời Lê Trung hưng, khi nhà vua tuy không có thực quyền vẫn được duy trì ngôi vị.

Người hạ độc cha con vua Đinh là ai?

Người hạ độc cha con vua Đinh là ai?

Đinh Tiên Hoàng (tháng 3/924 - tháng 10/979), tên húy là Đinh Bộ Lĩnh hoặc có sách gọi Đinh Hoàn, là vị hoàng đế sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam.