- Hình ảnh xấu xí trong những ngày qua ở Hà Giang, Sơn La không phải là đại diện cho cả 63 tỉnh thành, ông Mai Văn Trinh (Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) nhìn nhận.

{keywords}
Ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT. Ảnh: Đoàn Bổng

Trả lời chất vấn của phóng viên về việc xem xét lại mục đích của kỳ thi THPT quốc gia sau những sự cố gian lận thi cử vừa bị phanh phui ở Hà Giang và Sơn La, ông Trinh khẳng định, đây là những điều bất thường nhưng không mang tính chất đại diện cho toàn bộ kỳ thi. Những hình ảnh rất xấu xí này ảnh hưởng đến nỗ lực tổ chức kỳ thi của Bộ GD-ĐT và các tỉnh thành.

“Dù có những bất thường ở một số địa phương nhưng kết quả và thành công đã đạt được của kỳ thi là đáng ghi nhận" - ông Trinh bày tỏ.

Tổ trưởng tổ công tác của Bộ GD-ĐT cho rằng không nên đặt vấn đề xem xét lại kỳ thi này. Những sai phạm sẽ là bài học cần thiết để việc tổ chức các kỳ thi cần phải hoàn thiện hơn.

“Những kỳ thi tới đây, chúng tôi sẽ điều chỉnh cụ thể để giảm thiểu sai phạm. Cha ông ta có câu “Bàn tay có ngón dài ngón ngắn”. Chúng ta phải đánh giá sự việc này trên quan điểm công bằng. Sự sai phạm của Hà Giang, Sơn La không thể là đại diện của 63  tỉnh thành. Và không thể vì thế mà chùn bước trên con đường đổi mới".

Trong những phút đầu tiên của buổi họp báo, ông Trinh đã chia sẻ cảm xúc của mình sau những ngày “nóng hừng hực” ở Hà Giang và Sơn La: “Thực sự tôi rất buồn. Kỳ thi nhận được sự quan tâm từ Thủ tướng Chính phủ cho tới các Bộ ngành, các cấp ủy đảng chính quyền, các tổ chức xã hội, các cá nhân cùng 63 tỉnh thành tổ chức kỳ thi. Có thể nói tại thời điểm này, hình ảnh những sinh viên tình nguyện, những chiến sĩ công an bộ đội huy động phương tiện đặc chủng đưa các con đến trường thi, hình ảnh những ông bố bà mẹ chờ con ngoài cổng trường… đã thúc giục và cho chúng tôi động lực để tiếp tục làm tốt kỳ thi này”.

Ông Trinh khẳng định, theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, các sai phạm sẽ được xử lý kiên quyết và không có vùng cấm.

“Chúng ta không dung túng cho sai phạm. Điều quan trọng là chúng ta phải tìm ra sai phạm xuất hiện từ đâu, tại sao xuất hiện được sai phạm đó, từ đó có thể xử lý lấy lại sự công bằng cho thí sinh. Nhưng quan trọng hơn là chúng ta rút ra bài học kinh nghiệm để tổ chức kỳ thi trong những năm tới tốt hơn” – ông Trinh nói.

Nguyễn Thảo – Thuý Nga

Clip: Đình Hiếu

Chấm thẩm định bài thi THPT quốc gia ở Hòa Bình: 100% bài thi giữ nguyên kết quả

Chấm thẩm định bài thi THPT quốc gia ở Hòa Bình: 100% bài thi giữ nguyên kết quả

Ngày 23/7, Bộ GD-ĐT thông tin về công tác chấm thẩm định bài thi trắc nghiệm tại hội đồng thi THPT quốc gia năm 2018 Sở GD-ĐT Hòa Bình.

100% bài thi trắc nghiệm Lạng Sơn không thay đổi kết quả

100% bài thi trắc nghiệm Lạng Sơn không thay đổi kết quả

Bộ GD-ĐT công bố kết quả rà soát điểm thi THPT quốc gia ở Lạng Sơn

Bộ trưởng Giáo dục yêu cầu 63 tỉnh thành rà soát việc coi thi, chấm thi THPT quốc gia

Bộ trưởng Giáo dục yêu cầu 63 tỉnh thành rà soát việc coi thi, chấm thi THPT quốc gia

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ, yêu cầu Trưởng Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát, đánh giá quy trình thực hiện các khâu tổ chức kỳ thi nhất là khâu coi thi, chấm thi.

Chấm thẩm định bài thi THPT quốc gia: Lâm Đồng, Bến Tre giữ nguyên kết quả

Chấm thẩm định bài thi THPT quốc gia: Lâm Đồng, Bến Tre giữ nguyên kết quả

Kết quả chấm thẩm định tại Lâm Đồng và Bến Tre ghi nhận, hai địa phương này không có điểm thi bất thường.