- Những xác nhận ban đầu từ phía lãnh đạo Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT Hà Giang cho thấy có sai phạm trong khâu chấm thi và đã xác định được đối tượng sai phạm. Tuy nhiên, dư luận đặt câu hỏi: Liệu còn có những Hà Giang khác trong kỳ thi này? Và 1, 2 cá nhân đơn lẻ có thể làm được việc này hay không?

{keywords}
Đông đảo phóng viên có mặt trước trụ sở Sở GD-ĐT Hà Giang lúc 1h sáng 17/7. Ảnh: Thanh Hùng


Sai phạm không thể ở 1 - 2 cá nhân

Trước xác nhận của tổ rà soát nghi vấn điểm thi bất thường ở Hà Giang “đã xác định được đối tượng sai phạm”, ông  Lê Đức Vĩnh – nguyên trưởng Bộ môn Toán học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhìn nhạn sai phạm này không dừng lại ở 1 cá nhân.

“Một số tờ báo nói là có sự can thiệp ở khâu chuyển dữ liệu từ file ảnh sang file text. Khi làm việc này phải có sự giám sát của các bên. Cho nên tôi nghĩ là vẫn phải có sự đồng thuận. Còn nếu không có giám sát thì rõ ràng khâu chấm thi trắc nghiệm có vấn đề” – ông Vĩnh phân tích.

Đồng tình với ông Vĩnh, TS. Lê Viết Khuyến – nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục đại học chia sẻ, dưới góc độ là người từng làm chuyên môn, ông cho rằng thực tế thi tự luận dễ gian lận hơn thi trắc nghiệm.

 

“Nếu có gian lận thì phải có sự thông đồng, thỏa thuận. Một cá nhân khó có thể hành động được, vì có nhiều khâu liên quan đến nhau, thậm chí có kênh chỉ đạo cấp cao hơn. Thế nên, tôi nghĩ là nếu tác động để ảnh hưởng đến một lượng lớn thí sinh như Hà Giang thì phát hiện dễ lắm, chỉ nhìn phổ điểm là thấy ngay. Nếu quyết tâm làm thì phát hiện được thôi” – ông nói.

Ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM cho rằng, về vấn đề sai phạm ở Hà Giang có lẽ có sự cấu kết của nhiều người mới có thể thực hiện được hoặc nếu không cấu kết thì những người tham gia đã dễ dãi với nhau, mà cụ thể là rút gọn quy trình trong việc thực thi công việc. 

Theo ông Phùng Quán, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM, việc sai phạm ở Hà Giang cần các cơ quan chức năng vào cuộc xác định đúng sai ở đâu. Nếu xác định có sai phạm thì phải xem lại việc công nhận kết quả tốt nghiệp ở địa phương này.

Ngược lại, ông Lê Đức Vĩnh cho rằng nếu xác định sai phạm ở khâu chuyển file ảnh sang file text thì chỉ cần sửa lại những bài thi đó cho đúng, không cần thiết phải hủy kết quả tốt nghiệp của tất cả các em. Bởi vì đa số các em làm bài nghiêm túc.

“Nếu còn có những can thiệp khác nữa ngoài việc chữa file ảnh thì có lẽ phải thi lại”  - ông Vĩnh khẳng định.

Ở nơi khác thì sao?

Trong khi đó, ông T.Đ, Trưởng phòng đào tạo một ĐH phía Nam cũng đặt câu hỏi liệu sai phạm này có xảy ra chỉ ở Hà Giang hay không. Ông nói: “Không có gì là không thể. Hiện tại Bộ đã có sẵn công cụ là dữ liệu thi và công nghệ thông tin, nên ở đâu có dấu hiệu bất thường thì chắc chắn sẽ có quyền nghi vấn. Có thể xác định nghi vẫn ở những nơi khác và rà soát hết”. 

“Về nguyên tắc, với hệ thống công nghệ thông tin hiện nay, Bộ có thể phân tích để thẩm tra lại kết quả khả nghi. Trên thực tế, Bộ cũng đã duy trì quy trình thẩm tra các bài thi có điểm cao trong nhiều năm gần đây thì nhân lúc dư luận đang nghi vẫn như vậy Bộ nên thẩm tra lại những nơi có dấu hiệu nghi vấn”- ông Phạm Thái Sơn cho biết. 


Quy trình chặt chẽ cũng phụ thuộc vào con người

Theo ông Phùng Quán, rút kinh nghiệm từ sự việc ở Hà Giang, việc chấm bài thi trắc nghiệm nên chấm chéo giữa các tỉnh, đồng thời chỉ nên cung cấp đáp án sau khi các hội đồng chấm đã quét xong bài trắc nghiệm.

Không đồng tình, TS. Lê Viết Khuyến khẳng định: “Tôi không tin tưởng vào việc chấm chéo, vì tỉnh này vẫn có thể thông đồng được với tỉnh khác. Theo tôi cứ gắn với trách nhiệm người đứng đầu tỉnh - tức chủ tịch UBND thì sẽ không có tiêu cực.

{keywords}
Phổ điểm môn Vật lý của thí sinh Hà Giang

 

{keywords}
Phổ điểm môn Vật lý của thí sinh cả nước


“Chủ tịch UBND tỉnh cần phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ. Còn các thành viên khác thì sẽ chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh. Nếu người đứng đầu tỉnh thấy được trách nhiệm của mình trước Chính phủ, họ sẽ có những biện pháp huy động bộ máy của mình để làm tốt nhiệm vụ”.

Trong khi đó, ông Lê Đức Vĩnh đề xuất, nếu còn duy trì thi trắc nghiệm thì nên thi trên máy tính. Học sinh làm bài xong là biết kết quả ngay, không ai can thiệp vào được. “Còn nếu như cách này, chỉ cần dăm ba người trong đó bắt tay với nhau để điều chỉnh trước khi đưa về Sở khác chấm thì cũng chẳng có tác dụng gì”.

Còn ông Phạm Thái Sơn nhận định, đề thi năm nay khó cộng với tâm lý đỗ đạt là một trong những nguyên nhân dẫn tới vi phạm ở Hà Giang. Tuy nhiên vấn đề này nằm ở con người thực thi chứ không phải do quy trình thi và chấm thi. Nếu quy trình chấm thi có chặt chẽ đến mấy nhưng người thực thi cố tình làm thì cũng sai. 

Ông Mai Văn Trinh trao đổi sau cuộc họp báo chiều 17/7

 

 

Thông tin tới báo chí sau buổi rà soát kết quả bất thường, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) khẳng đinh: Việc tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia tại các địa phương do Sở GDĐT chỉ trì, các trường ĐH, CĐ phối hợp tổ chức với phần lớn các môn thi/bài thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, trong mỗi phòng thi mỗi thí sinh có một mã đề thi riêng; bài thi trắc nghiệm được chấm bằng máy với quy trình chặt chẽ là giải pháp tốt để đảm bảo độ tin cậy, tính khách quan của kết quả thi. Tuy nhiên, tính nghiêm túc, trung thực, độ tin cậy của kết quả thi chỉ đạt được nếu trong mỗi khâu của quá trình tổ chức thi mỗi cá nhân phải thực hiện nghiêm túc quy chế thi.

Hành vi nâng điểm thi cho thí sinh trong khi chấm thi đã vi phạm rất nghiêm trọng quy chế thi. Bộ GDĐT kiên quyết chỉ đạo xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể vi phạm, theo quy định của pháp luật để đảm bảo kỷ cương, nghiêm túc của Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 và cả cho những năm tiếp theo.

Nguyễn Thảo – Lê Huyền

Clip: Đình Thành

Mệnh lệnh nào buộc phải truy tìm gian lận thi THPT quốc gia ở Hà Giang?

Mệnh lệnh nào buộc phải truy tìm gian lận thi THPT quốc gia ở Hà Giang?

Trong khi robot Sophia đang diễn thuyết cảnh báo nguy cơ tụt hậu “cách mạng 4.0” thì những người “tay ngang” hoặc thành thạo Execl đang dò dẫm theo những dấu vết nhỏ để lần tìm tiếp nghi vấn gian lận thi cử ở Hà Giang.

Những kết quả bất thường trong bài thi THPT quốc gia 2018 của Hà Giang

Những kết quả bất thường trong bài thi THPT quốc gia 2018 của Hà Giang

Ở khối D7 (Toán, Hoá, Anh), cả nước có 5 thí sinh có mức tổng điểm từ 28 trở lên, thì Hà Giang đã chiếm tới 4.  

Bộ Giáo dục xác nhận có sai phạm trong kỳ thi THPT Quốc gia tại Hà Giang

Bộ Giáo dục xác nhận có sai phạm trong kỳ thi THPT Quốc gia tại Hà Giang

Cục trưởng Cục quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) Mai Văn Trinh xác nhận có sai phạm trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 tại Hà Giang.

Kiểm tra bất thường điểm thi Hà Giang: “Chúng tôi đang làm việc rất nỗ lực”

Kiểm tra bất thường điểm thi Hà Giang: “Chúng tôi đang làm việc rất nỗ lực”

Liên quan đến quá trình kiểm tra bất thường về điểm thi THPT quốc gia năm 2018 tại Hà Giang, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho biết hiện vẫn đang trong quá trình xử lý, xem xét hoàn thiện các khâu.

Bí thư tỉnh Hà Giang: Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia chắc sẽ rút kinh nghiệm

Bí thư tỉnh Hà Giang: Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia chắc sẽ rút kinh nghiệm

Sáng 16/7, trao đổi với VietNamNet, Bí thư tỉnh ủy Triệu Tài Vinh cho biết, Tỉnh ủy đã chỉ đạo các bên liên quan vào cuộc trước thông tin nghi vấn điểm thi bất thường trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại tỉnh này.