- Một nền giáo dục coi trọng đào tạo chuyên sâu, chỉ tập trung vào các lĩnh vực hẹp đã không còn phù hợp với xã hội liên tục thay đổi chóng mặt như hiện tại.

Đó là vấn đề được nêu ra tại hội thảo “Giáo dục khai phóng: Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp cách mạng Công nghiệp 4.0” do trường ĐH Việt – Nhật và ĐH Nguyễn Tất Thành phối hợp tổ chức ngày 21/7 tại Hà Nội.

Tự do sáng tạo

Tại hội thảo, các chuyên gia đều đồng tình, mô hình giáo dục khai phóng (Liberal Arts Education) là một mô hình đào tạo phát triển con người toàn diện. Nó phá vỡ mọi quy tắc, khuôn mẫu để người học được tự do sáng tạo trong tư duy.

Tại đây, người học không chỉ học kiến thức mà còn được học cách tư duy, phản biện hay cách giải quyết vấn đề. Người thầy cũng không còn là người áp đặt mà là người dìu dắt, hỗ trợ cho sinh viên.

GS. David Camacho, Giáo sư Trường Đại học Autonomous Madrid (Tây Ban Nha) nhìn nhận, giáo dục khai phóng tập trung vào việc phát triển năng lực và phát triển con người. Mô hình này đã xây dựng cho người học rất nhiều kĩ năng như kĩ năng xử lí thông tin; công nghệ thông tin; kỹ năng giải quyết vấn đề; ứng xử nhanh trong các tình huống.

{keywords}

GS. David Camacho, Giáo sư Trường Đại học Autonomous Madrid (Tây Ban Nha)

Đánh giá về hiệu quả của mô hình học này, GS. David Camacho đưa ra ví dụ, tại Tại Tây Ban Nha khoảng những năm 2007-2013, tỉ lệ thất nghiệp luôn ở mức cao. Thực tế, các trường học tại đây chưa quan tâm đến việc phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên. Chương trình học đa phần kéo dài 4 năm và sinh viên phải hoàn thành một số lượng tín chỉ bắt buộc. Do vậy, khi tốt nghiệp và tìm kiếm việc làm, sinh viên thường bị nhà tuyển dụng phàn nàn vì các kỹ năng còn yếu kém.

“Nhưng giáo dục khai phóng đã phần nào giải quyết được bài toán ấy. Sau 5 năm thực hiện, tỉ lệ thất nghiệp đã giảm xuống còn khoảng 50%. Tuy mô hình giáo dục khai phóng hiện nay vẫn còn hạn chế nhưng đã phần nào tạo ra được làn sóng mới trong cơ hội tìm kiếm việc làm tại Tây Ban Nha” – GS Camacho khẳng định.

GS. Nguyễn Ngọc Thành, Giáo sư ĐH Bách khoa Wroclaw (Ba Lan) cho biết, tại trường Đại học Groningen của Hà Lan có khoảng 27.000 sinh viên với cơ cấu gồm nhiều môn chuyên ngành học cho sinh viên lựa chọn. Trong năm đầu tiên theo học, sinh viên phải hoàn thành 30 tín chỉ thuộc các nhóm Khoa học, Xã hội, Nhân văn, …

Sau đó, sinh viên sẽ tự tạo dựng đề cương học tập cho mình trong vòng 3 năm tiếp theo và được các Hội đồng tư vấn, xem xét, quyết định đáp ứng nguyện vọng học của sinh viên đó.

Việt Nam từng manh nha giáo dục khai phóng

Nói về mục tiêu của giáo dục khai phóng đặt ra, GS Furuta Motoo, Hiệu trưởng Trường ĐH Việt Nhật cho rằng, trong thời đại của Cách mạng Công nghiệp 4.0, trí thông minh nhân tạo sẽ “tiêu diệt” một nửa lượng công việc hiện tại. Do đó, cần phải có một nền giáo duc đào tạo ra nguồn nhân lực có tầm nhìn rộng, khả năng sáng tạo phong phú, nền tảng kiến thức liên ngành vững chắc để chế ngự lại những trí tuệ nhân tạo ấy.

{keywords}

GS Furuta Motoo, Hiệu trưởng trường Đại học Việt Nhật

GS. Nguyễn Lộc, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Nguyễn Tất Thành nhắc lại, trước năm 1975, giáo dục Đại học ở Việt Nam cũng đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của giáo dục khai phóng. Tuy nhiên, việc triển khai và mục đích thực hiện chưa hơp lý nên tính khai phóng chưa triệt để.

Hiện tại, các chương trình đào tạo cử nhân tại Việt Nam thường kéo dài 4-6 năm. Tuy nhiên các trường học vẫn coi trọng giáo dục chuyên sâu, tập trung đào tạo một số lĩnh vực hẹp nhằm giúp sinh viên nhanh chóng tìm được việc làm sau khi ra trường thay vì trang bị cho sinh viên tầm nhìn rộng để thích ứng với thời cuộc.

{keywords}

GS. Nguyễn Lộc, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Nguyễn Tất Thành

GS. Cassim Monte, Nguyên Hiệu trưởng ĐH APU (Nhật Bản) cho rằng, cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi cả thế giới. Trong 15-20 năm nữa rất khó đoán ngành nghề nào sẽ là chủ đạo. Thay vì chỉ dạy một công việc cụ thể, cần dạy cho sinh viên cách tư duy chiến lược để có tầm nhìn lớn cho tương lai.

Thực tế đã được TS. Nguyễn Hoàng Oanh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Việt Nhật chỉ ra, nhiều sinh viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp ra trường thường bị các doanh nghiệp Nhật Bản phàn nàn vì yếu kỹ năng mềm. Nhóm lực lượng lao động này thường đến đúng giờ rồi về mà không có bất kỳ đóng góp gì cho công ty.

GS. Uchida Katsuichi, Giáo sư danh dự, Nguyên Phó Giám đốc ĐH Waseda (Nhật Bản) chia sẻ quan điểm, giáo dục khai phóng là cốt lõi giáo dục ở Mỹ nhằm đào tạo ra những cá nhân có tính trách nhiệm và tư duy phản biện. Mô hình này sẽ đào tạo bất kể ai cũng có thể là “đầu tàu” nếu người đó đủ đức, đủ tài.

“Xã hội hiện nay đang thay đổi chóng mặt. Vì thế vòng đời của mọi nghề nghiệp đều không có sự ổn định. Nếu không được trang bị kiến thức rộng và các năng lực tư duy, người học sẽ dễ bị đào thải trong guồng quay bất tận ấy”.

Thúy Nga

Giáo dục phổ thông Việt Nam có đất nuôi dưỡng óc sáng tạo?

Giáo dục phổ thông Việt Nam có đất nuôi dưỡng óc sáng tạo?

Đâu đó vẫn có những trường tổ chức được các sân chơi, các cuộc thi vẽ tranh cho học sinh, nhưng chừng đó là chưa đủ. Các em cần những ngôi trường mà ở đó óc sáng tạo được quan tâm, nuôi dưỡng hằng ngày, trong mỗi tiết học.

Đổi mới giáo dục: Căn hầm sáng tạo nào cho ta?

Đổi mới giáo dục: Căn hầm sáng tạo nào cho ta?

Tại một trường cấp 2 Israel, có hẳn một xưởng cơ khí thu nhỏ mà làm chủ là những em học sinh ở lứa tuổi 12-13 tuổi. Ở đó, các em say sưa làm việc đến 7h tối vẫn chưa muốn về nhà.

Ông bố để con học tại nhà: "Tôi chỉ khai phóng khả năng của con"

Ông bố để con học tại nhà: "Tôi chỉ khai phóng khả năng của con"

Gia đình 4 người nhà anh Quốc Anh chơi game cùng nhau để phát triển đầu óc. Ngay cả việc nấu ăn cũng 4 người tham gia.

Giáo dục khai phóng, con đường xa ngái…

Giáo dục khai phóng, con đường xa ngái…

 Đại học Việt Nam từng trải qua nhiều đợt cải cách để mong chấm dứt tình trạng đào tạo “học sinh cấp 4”, chất lượng đầu ra không cung ứng nổi cho thị trường lao động đòi hỏi cao.