Ô nhiễm nguồn nước chủ yếu xảy ra ở đô thị, nơi nhận một lượng lớn nước thải, chất thải và tình trạng lấn chiếm sông hồ xảy ra trầm trọng, ông Nguyễn Thái Lai, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định
như vậy tại buổi họp báo giới thiệu các hoạt động Ngày nước Thế giới năm
2011 với chủ đề “Nước cho phát triển đô thị” tại Hà Nội chiều 10/3.
TIN LIÊN QUAN
“Đô thị hóa diễn ra nhanh dẫn đến tình trạng khan hiếm nước trong khi nguồn nước tại chỗ không đủ”, ông Lai nói, “Thêm vào đó tình trạng thất thoát nước đến 40% – 50%, thậm chí cao hơn, khiến người nghèo ở nhiều vùng đô thị không được tiếp cận nguồn nước tập trung mà phải sử dụng nguồn nước khác nên giá đắt".
Cũng do sử dụng nguồn nước khác không hợp vệ sinh dẫn đến bệnh tật. Trong khi đó, việc lồng ghép quản lý môi trường, sinh thái và tài nguyên thiên nhiên, trong đó đặc biệt là tài nguyên nước, vào quy hoạch phát triển đô thị chưa được chú trọng.
Tốc độ đô thị hóa nhanh dẫn đến tình trạng suy thoái nguồn nước ngầm do khoan, thăm dò, khảo sát, xây dựng công trình, san lấp ao hồ gia tăng chất thải gây ô nhiễm,…
Điều đó dẫn đến hệ quả “Ô nhiễm nước ở thành thị sẽ gây ra ô nhiễm nguồn nước vùng nông thôn liền kề”, ông Lai nói.
Theo ông Lai, chúng ta đang thất thu thuế tài nguyên nước rất lớn. Tiến tới, mỗi giọt nước sẽ đều phải trả tiền để dân có ý thức hơn về việc sử dụng và tiết kiệm nước.
Mực nước ngầm bị khai thác quá mức gây sụt lún đất, mực nước ngầm bị hạ thấp. Không những vậy, theo ông Lai, do quá trình đô thị hóa, san lấp bờ ao, bê tông hóa gây lên tình trạng lũ lụt, ngập úng.
Trước sức ép ngày càng gia tăng tới nguồn nước từ quá trình đô thị hóa, Ngày nước Thế giới năm 2011 với chủ đề “Nước cho phát triển đô thị” nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức của cộng đồng quốc tế, chính quyền các cấp và cộng đồng dân cư về những thách thức của tài nguyên nước trong phát triển bền vững các đô thị trong quá trình công nghiệp hóa, biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai.
Theo số liệu của Bộ Tài nguyên&Môi trường, tại Việt Nam, tỷ lệ dân đô thị trên cả nước chưa được cung cấp nước sạch còn cao, khoảng 24%; tỷ lệ thất thoát thất, thu nước sạch vẫn đang ở mức cao, trung bình khoảng 30%, nhiều đô thị có mức thất thoát lên tới gần 40% (tỷ lệ này ở các nước như Nhật Bản trung bình 6-7%, CHLB Đức 7%; Singapore 6%...).
Theo Vfej
TIN LIÊN QUAN
Nước ô nhiễm làm tăng chim trống đồng tính
Năm 2010 qua các thảm họa môi trường
Trái đất oằn mình dưới những thảm họa môi trường
Năm 2010 qua các thảm họa môi trường
Trái đất oằn mình dưới những thảm họa môi trường
“Đô thị hóa diễn ra nhanh dẫn đến tình trạng khan hiếm nước trong khi nguồn nước tại chỗ không đủ”, ông Lai nói, “Thêm vào đó tình trạng thất thoát nước đến 40% – 50%, thậm chí cao hơn, khiến người nghèo ở nhiều vùng đô thị không được tiếp cận nguồn nước tập trung mà phải sử dụng nguồn nước khác nên giá đắt".
Ô nhiễm nguồn nước chủ yếu xảy ra ở đô thị. Ảnh: VOV. |
Cũng do sử dụng nguồn nước khác không hợp vệ sinh dẫn đến bệnh tật. Trong khi đó, việc lồng ghép quản lý môi trường, sinh thái và tài nguyên thiên nhiên, trong đó đặc biệt là tài nguyên nước, vào quy hoạch phát triển đô thị chưa được chú trọng.
Tốc độ đô thị hóa nhanh dẫn đến tình trạng suy thoái nguồn nước ngầm do khoan, thăm dò, khảo sát, xây dựng công trình, san lấp ao hồ gia tăng chất thải gây ô nhiễm,…
Điều đó dẫn đến hệ quả “Ô nhiễm nước ở thành thị sẽ gây ra ô nhiễm nguồn nước vùng nông thôn liền kề”, ông Lai nói.
Theo ông Lai, chúng ta đang thất thu thuế tài nguyên nước rất lớn. Tiến tới, mỗi giọt nước sẽ đều phải trả tiền để dân có ý thức hơn về việc sử dụng và tiết kiệm nước.
Mực nước ngầm bị khai thác quá mức gây sụt lún đất, mực nước ngầm bị hạ thấp. Không những vậy, theo ông Lai, do quá trình đô thị hóa, san lấp bờ ao, bê tông hóa gây lên tình trạng lũ lụt, ngập úng.
Trước sức ép ngày càng gia tăng tới nguồn nước từ quá trình đô thị hóa, Ngày nước Thế giới năm 2011 với chủ đề “Nước cho phát triển đô thị” nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức của cộng đồng quốc tế, chính quyền các cấp và cộng đồng dân cư về những thách thức của tài nguyên nước trong phát triển bền vững các đô thị trong quá trình công nghiệp hóa, biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai.
Theo số liệu của Bộ Tài nguyên&Môi trường, tại Việt Nam, tỷ lệ dân đô thị trên cả nước chưa được cung cấp nước sạch còn cao, khoảng 24%; tỷ lệ thất thoát thất, thu nước sạch vẫn đang ở mức cao, trung bình khoảng 30%, nhiều đô thị có mức thất thoát lên tới gần 40% (tỷ lệ này ở các nước như Nhật Bản trung bình 6-7%, CHLB Đức 7%; Singapore 6%...).
Theo Vfej