Trước cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Nhật, nhiều quốc gia tuyên bố loại bỏ các nhà máy điện hạt nhân quá cũ, hoặc xem xét các dự án xây dựng mới nhằm nâng cao tiêu chuẩn an toàn hạt nhân. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích khẳng định, điện hạt nhân vẫn là lựa chọn số 1 tại nhiều quốc gia, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi.
TIN LIÊN QUAN
Xem xét mức độ an toàn điện hạt nhân
Sau trận động đất 9 độ Richter kéo theo trận sóng thần cao 10 met chiều 11/3, Nhật Bản đang đứng trước mối đe dọa của một thảm họa hạt nhân khi các lò máy số 1, số 3 và số 2 tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I liên tiếp phát nổ. Lò phản ứng số 4 cũng bốc cháy 2 lần trong những ngày qua. Nhiều chuyên gia lo ngại rằng, Nhật Bản sẽ phải đối mặt với một thảm họa còn “tệ hơn cả Chernobyl” nếu như Nhật Bản không thể kiểm soát tình hình tại đây.
Trước những diễn biến phức tạp tại Nhật, ngày 16/3, Thủ tướng Đức, Angela Merkel tuyên bố sẽ tạm thời đóng cửa 7 nhà máy điện hạt nhân đã quá cũ ở Đức. Bà Merkel còn cho báo chí biết thêm, “đây là thời kỳ tạm ngừng và sẽ kéo dài trong 3 tháng” để thực hiện cuộc kiểm tra kỹ lưỡng về các chuẩn an toàn với 17 nhà máy điện hạt nhân hiện có. Tuy nhiên, bà Merkel còn cảnh báo, khi ba tháng kết thúc, tình hình không chắc sẽ trở lại như trước khi áp dụng quyết định ngừng hoạt động.
Trước đó, hôm thứ 2, 14/3, Thụy Sĩ cũng đưa ra tuyên bố sẽ xem xét lại mức an toàn của các lò phản ứng hạt nhân và có khả năng giảm bớt sự phụ thuộc vào chúng. Doris Leuthard, Bộ trưởng Năng lượng Thụy Sĩ cho hay, nước này sẽ tạm ngừng các kế hoạch xây dựng và thay thế nhà máy hạt nhân. Hiện tại, Thụy Sĩ có 5 lò phản ứng hạt nhân, cung cấp khoảng 40% nhu cầu năng lượng của nước này.
Ngay sau Đức và Thụy Sĩ, Trung Quốc một quốc gia đầy tham vọng trong ngành công nghiệp điện hạt nhân cũng đưa ra tuyên bố tương tự. Trước đó, ngay sau những thông tin đầu tiên về rò rỉ phóng xạ tại Nhật, ngày 12/3, Thứ trưởng Bộ Môi trường Trung Quốc, Trương Lợi Quân tuyên bố nước này sẽ không thay đổi kế hoạch phát triển các dự án điện hạt nhân. Tuy nhiên, trước cuộc khủng hoảng hạt nhân liên tiếp leo thang tại nước này, ngày 16/3 Trung Quốc đã quyết định ngừng triển khai tất cả các dự án điện hạt nhân mới để xem xét lại mức độ an toàn ở các nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động.
Giới truyền thông Trung Quốc dẫn lời Thủ tướng Ôn Gia Bảo khẳng định, Trung Quốc sẽ tiến hàng tổng kiểm tra mức độ an ninh, an toàn hạt nhân, đồng thời nâng cao khả năng điều hành ở tất cả các nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động trên phạm vi cả nước.
Theo tuyên bố này, trước khi hoàn tất quá trình tái kiểm tra mức độ an toàn này kết thúc thì Trung Quốc sẽ không xem xét và triển khai bất cứ dự án điện hạt nhân mới nào nữa, kể cả là các dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị triển khai xây dựng.
Ngay sau Trung Quốc, đến lượt Venezuela cũng tuyên bố tạm dừng dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Cũng trong ngày 16/3, Tổng thống Venezuela, Hugo Chavez tuyên bố tạm ngừng phát triển chương trình nguyên tử hòa bình bao gồm xây dựng điện nguyên tử.
Tổng thống Hugo Chavez tuyên bố, việc Nhật Bản, một trong số các quốc gia đi đầu trong lĩnh vực hạt nhân cũng đang phải chật vật đối phó với những mối nguy cơ rò rỉ hạt nhân sau thảm họa động đất vừa qua chứng tỏ, nguy cơ mất an toàn đối với các nhà máy điện hạt nhân là rất cao, đặc biệt là những nước mới tiếp cận vào lĩnh vực này.
Điện hạt nhân vẫn là ưu tiên
Bất chấp cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Nhật đang gây ra những quan ngại về vấn đề an toàn điện hạt nhân tại nhiều quốc gia, tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khẳng định rằng, điện hạt nhân vẫn là hướng đi ưu tiên của nhiều quốc gia “đói” năng lượng như Ấn Độ, Trung Quốc.
New York Times dẫn lời ông Srikumar Banerjee, Chủ tịch Ủy ban năng lượng nguyên tử của Ấn Độ cho hay, nước này đang trong cơn khát năng lượng trầm trọng. Gần 40% dân số Ấn Độ không có điện dùng thường xuyên, do đó yêu cầu có thêm nguồn điện đang ngày càng trở nên cấp thiết tại quốc gia có 1,2 tỉ dân này.
Do vậy, mặc dù tuyên bố, cơ quan năng lượng nguyên tử nước này sẽ kiểm tra lại toàn bộ hệ thống đảm bảo an toàn tại các nhà máy hạt nhân, tmột điều chắc chắn là Ấn Độ sẽ không từ bỏ các dự án điện hạt nhân.
Ở Trung Quốc, động thái kiểm tra lại mức độ an toàn đối với tất cả các nhà máy điện hạt nhân hiện có của nước này chỉ là một bước đi trong chủ trương theo đuổi kế hoạch hạt nhân đầy tham vọng của nước này. Hiện Trung Quốc có 11 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động và dự kiến sẽ tiếp tục xây thêm mỗi năm 10 cơ sở mới trong vòng một thập kỷ tới.
Trong khi đó, Ý, Nga và Cộng hòa Séc đều tuyên bố vẫn tiếp tục theo đuổi các chính sách năng lượng của mình. Thủ tướng Vladimir V. Putin tuyên bố, chính phủ của ông sẽ không xem xét lại chương trình xây dựng các lò phản ứng hạt nhân nhưng sẽ “đúc rút các kết luận từ những gì đang diễn ra ở Nhật”.
Ở Đức, 7 nhà máy bị đóng cửa tạm thời đều là những nhà máy được xây dựng trên công nghệ cũ, hoạt động từ cuối 1980. Có lẽ, chính những sự cố đang xảy ra tại một nhà máy thế hệ cũ như Fukushima I là lý do khiến bà Merkel đưa ra quyết định này.
Tại nhiều quốc gia khác như Gioocđan, Côoát, Qata, Bahrain và Ai Cập cũng đang nghiên cứu về năng lượng hạt nhân và thậm chí đất nước giàu tài nguyên dầu mỏ như Ả rập Xêút cũng đang cân nhắc về một thành phố sử dụng điện hạt nhân.
Có thể thấy, cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Nhật Bản đang gây ra những vấn đề phức tạp về năng lượng hạt nhân thế giới. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, nó khó có thể làm thay đổi chiến lược năng lượng hạt nhân, đặc biệt là tại những nền kinh tế mới nổi với nhu cầu năng lượng ngày càng cao.
Lê Văn (Tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN
Hiểu đúng về sự cố hạt nhân Nhật Bản
Trung Quốc sẽ duy trì phát triển điện hạt nhân
Lò hạt nhân Nhật chống chọi siêu động đất
Nhật Bản bắt tay ứng phó phóng xạ hạt nhân
Trung Quốc sẽ duy trì phát triển điện hạt nhân
Lò hạt nhân Nhật chống chọi siêu động đất
Nhật Bản bắt tay ứng phó phóng xạ hạt nhân
Xem xét mức độ an toàn điện hạt nhân
Sau trận động đất 9 độ Richter kéo theo trận sóng thần cao 10 met chiều 11/3, Nhật Bản đang đứng trước mối đe dọa của một thảm họa hạt nhân khi các lò máy số 1, số 3 và số 2 tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I liên tiếp phát nổ. Lò phản ứng số 4 cũng bốc cháy 2 lần trong những ngày qua. Nhiều chuyên gia lo ngại rằng, Nhật Bản sẽ phải đối mặt với một thảm họa còn “tệ hơn cả Chernobyl” nếu như Nhật Bản không thể kiểm soát tình hình tại đây.
Sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I. |
Trước những diễn biến phức tạp tại Nhật, ngày 16/3, Thủ tướng Đức, Angela Merkel tuyên bố sẽ tạm thời đóng cửa 7 nhà máy điện hạt nhân đã quá cũ ở Đức. Bà Merkel còn cho báo chí biết thêm, “đây là thời kỳ tạm ngừng và sẽ kéo dài trong 3 tháng” để thực hiện cuộc kiểm tra kỹ lưỡng về các chuẩn an toàn với 17 nhà máy điện hạt nhân hiện có. Tuy nhiên, bà Merkel còn cảnh báo, khi ba tháng kết thúc, tình hình không chắc sẽ trở lại như trước khi áp dụng quyết định ngừng hoạt động.
Trước đó, hôm thứ 2, 14/3, Thụy Sĩ cũng đưa ra tuyên bố sẽ xem xét lại mức an toàn của các lò phản ứng hạt nhân và có khả năng giảm bớt sự phụ thuộc vào chúng. Doris Leuthard, Bộ trưởng Năng lượng Thụy Sĩ cho hay, nước này sẽ tạm ngừng các kế hoạch xây dựng và thay thế nhà máy hạt nhân. Hiện tại, Thụy Sĩ có 5 lò phản ứng hạt nhân, cung cấp khoảng 40% nhu cầu năng lượng của nước này.
Ngay sau Đức và Thụy Sĩ, Trung Quốc một quốc gia đầy tham vọng trong ngành công nghiệp điện hạt nhân cũng đưa ra tuyên bố tương tự. Trước đó, ngay sau những thông tin đầu tiên về rò rỉ phóng xạ tại Nhật, ngày 12/3, Thứ trưởng Bộ Môi trường Trung Quốc, Trương Lợi Quân tuyên bố nước này sẽ không thay đổi kế hoạch phát triển các dự án điện hạt nhân. Tuy nhiên, trước cuộc khủng hoảng hạt nhân liên tiếp leo thang tại nước này, ngày 16/3 Trung Quốc đã quyết định ngừng triển khai tất cả các dự án điện hạt nhân mới để xem xét lại mức độ an toàn ở các nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động.
Giới truyền thông Trung Quốc dẫn lời Thủ tướng Ôn Gia Bảo khẳng định, Trung Quốc sẽ tiến hàng tổng kiểm tra mức độ an ninh, an toàn hạt nhân, đồng thời nâng cao khả năng điều hành ở tất cả các nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động trên phạm vi cả nước.
Theo tuyên bố này, trước khi hoàn tất quá trình tái kiểm tra mức độ an toàn này kết thúc thì Trung Quốc sẽ không xem xét và triển khai bất cứ dự án điện hạt nhân mới nào nữa, kể cả là các dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị triển khai xây dựng.
Ngay sau Trung Quốc, đến lượt Venezuela cũng tuyên bố tạm dừng dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Cũng trong ngày 16/3, Tổng thống Venezuela, Hugo Chavez tuyên bố tạm ngừng phát triển chương trình nguyên tử hòa bình bao gồm xây dựng điện nguyên tử.
Tổng thống Hugo Chavez tuyên bố, việc Nhật Bản, một trong số các quốc gia đi đầu trong lĩnh vực hạt nhân cũng đang phải chật vật đối phó với những mối nguy cơ rò rỉ hạt nhân sau thảm họa động đất vừa qua chứng tỏ, nguy cơ mất an toàn đối với các nhà máy điện hạt nhân là rất cao, đặc biệt là những nước mới tiếp cận vào lĩnh vực này.
Điện hạt nhân vẫn là ưu tiên
Một nhà máy điện hạt nhân của Đức. |
Bất chấp cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Nhật đang gây ra những quan ngại về vấn đề an toàn điện hạt nhân tại nhiều quốc gia, tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khẳng định rằng, điện hạt nhân vẫn là hướng đi ưu tiên của nhiều quốc gia “đói” năng lượng như Ấn Độ, Trung Quốc.
New York Times dẫn lời ông Srikumar Banerjee, Chủ tịch Ủy ban năng lượng nguyên tử của Ấn Độ cho hay, nước này đang trong cơn khát năng lượng trầm trọng. Gần 40% dân số Ấn Độ không có điện dùng thường xuyên, do đó yêu cầu có thêm nguồn điện đang ngày càng trở nên cấp thiết tại quốc gia có 1,2 tỉ dân này.
Do vậy, mặc dù tuyên bố, cơ quan năng lượng nguyên tử nước này sẽ kiểm tra lại toàn bộ hệ thống đảm bảo an toàn tại các nhà máy hạt nhân, tmột điều chắc chắn là Ấn Độ sẽ không từ bỏ các dự án điện hạt nhân.
Ở Trung Quốc, động thái kiểm tra lại mức độ an toàn đối với tất cả các nhà máy điện hạt nhân hiện có của nước này chỉ là một bước đi trong chủ trương theo đuổi kế hoạch hạt nhân đầy tham vọng của nước này. Hiện Trung Quốc có 11 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động và dự kiến sẽ tiếp tục xây thêm mỗi năm 10 cơ sở mới trong vòng một thập kỷ tới.
Trong khi đó, Ý, Nga và Cộng hòa Séc đều tuyên bố vẫn tiếp tục theo đuổi các chính sách năng lượng của mình. Thủ tướng Vladimir V. Putin tuyên bố, chính phủ của ông sẽ không xem xét lại chương trình xây dựng các lò phản ứng hạt nhân nhưng sẽ “đúc rút các kết luận từ những gì đang diễn ra ở Nhật”.
Ở Đức, 7 nhà máy bị đóng cửa tạm thời đều là những nhà máy được xây dựng trên công nghệ cũ, hoạt động từ cuối 1980. Có lẽ, chính những sự cố đang xảy ra tại một nhà máy thế hệ cũ như Fukushima I là lý do khiến bà Merkel đưa ra quyết định này.
Tại nhiều quốc gia khác như Gioocđan, Côoát, Qata, Bahrain và Ai Cập cũng đang nghiên cứu về năng lượng hạt nhân và thậm chí đất nước giàu tài nguyên dầu mỏ như Ả rập Xêút cũng đang cân nhắc về một thành phố sử dụng điện hạt nhân.
Có thể thấy, cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Nhật Bản đang gây ra những vấn đề phức tạp về năng lượng hạt nhân thế giới. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, nó khó có thể làm thay đổi chiến lược năng lượng hạt nhân, đặc biệt là tại những nền kinh tế mới nổi với nhu cầu năng lượng ngày càng cao.
Lê Văn (Tổng hợp)