Hình chụp qua vệ tinh cảnh nước Nhật bị mất điện diện rộng sau trận siêu động đất và sóng thần, cảnh các ngôi sao tụ họp "tiệc tùng" ở trung tâm dải Ngân hà, ... nằm trong số những bức ảnh vũ trụ đẹp nhất tuần qua theo bình chọn của tạp chí National Geographic.
TIN BÀI LIÊN QUAN
Một bức ảnh chụp qua vệ tinh với những mảng màu nhân tạo đã cho thấy việc mất điện ở Nhật tiếp sau thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3. Các nhà khoa học đã so sánh dữ liệu thu được của Chương trình vệ tinh khí tượng học quốc phòng của Không quân Mỹ trong năm 2010 với những dữ liệu của ngày xảy ra thảm họa. Các khu vực màu vàng biểu thị nơi có điện, trong khi các vệt màu đỏ hé lộ những địa điểm từng có điện chiếu sáng trong năm 2010 nhưng nay đã trở nên tối om. Việc mất điện tập trung thành một dải trải dài từ khu vực ngoại ô phía bắc Tokyo tới các vùng phía bắc thành phố cảng Sendai, miền bắc Nhật, gần tâm chấn động đất nhất.
Các nhà thiên văn học điều khiển tàu thăm dò Chandra X-ray Observatory của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) vừa công bố một bức ảnh mới về phần còn sót lại của siêu tân tinh Tycho. Đám mây bụi phồng lên là tất cả những gì còn lại sau khi một ngôi sao khổng lồ phát nổ cách đây khoảng 13.000 năm ánh sáng. Ánh sáng từ vụ nổ khủng khiếp đã lan tới tận Trái đất vào năm 1572, khiến con người bằng mắt thường cũng quan sát được sự việc dù chỉ trong chốc lát vào ban ngày. Bức ảnh tổng hợp mới cho thấy các tia X có mức năng lượng thấp được hiển thị bằng màu đỏ và các tia X có mức năng lượng cao màu xanh. Nó cũng hé lộ lần đầu tiên các sọc tia X màu sáng (trong ảnh là màu trắng dọc gờ phải của phần còn sót lại), củng cố những giả thuyết rằng các siêu tân tinh là nguồn tạo ra những hạt tốc độ cao được biết đến như các tia vũ trụ.
Có một bữa tiệc trong trung tâm thiên hà của chúng ta và hàng ngàn ngôi sao đã tụ họp làm sáng khung cảnh. Trong ánh sáng có thể nhìn thấy bằng mắt thường, khu vực này của dải Ngân hà chói sáng đến mức gần như không thể quan sát những gì đang diễn ra. Tuy nhiên, các bức ảnh hồng ngoại mới do kính viễn vọng Spitzer của NASA chụp lại, như bức này, có thể hé lộ sự việc. Các tua khí ấm (vàng - đỏ) và bụi giàu khí các-bon (xanh lá cây) xếp nếp qua tâm tâm thiên hà, nơi các cụm sao sáng trắng đang quay quanh một hố đen siêu lớn.
Trong bức ảnh mới do tàu thăm dò Cassini của NASA mới chụp được, vệ tinh Helene nhỏ bé của sao Thổ trông giống như một bông hoa đơn sắc trong khoảng không đen thẫm. Với chiều rộng chỉ 33km, vệ tinh Helene có cùng quỹ đạo với vệ tinh Dione.
Tàu thăm dò Solar Dynamics Observatory của NASA đã may mắn ghi lại được khoảnh khắc một vòng tròn plasma bốc lên từ mặt trời. Được biết đến như một sự bùng nổ, đám mây khí tích điện đã bị cột chặt vào mặt trời bằng các lực từ tính, nhưng rốt cuộc nó đã trở nên bất ổn định và xoắn tách ra vào không gian.
Ngôi sao sáng, nóng CY Camelopardalis dường như đỏ rực lên do một đám mây bụi kim loại bao phủ trong bức ảnh mới thu được từ kính viễn vọng không gian WISE của NASA. Bức xạ mạnh siêu cực tím từ ngôi sao đã tạo nên một vỏ bụi cấu tạo chủ yếu từ các hyđrô các-bon thơm đa vòng (màu xanh), tương tự như bồ hóng trên trái đất. Các cụm đối tượng màu đỏ bên trong tấm chăn bụi ấm giàu các-bon cho thấy nơi ra đời những ngôi sao mới sinh.
Thanh Bình
TIN BÀI LIÊN QUAN
Một bức ảnh chụp qua vệ tinh với những mảng màu nhân tạo đã cho thấy việc mất điện ở Nhật tiếp sau thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3. Các nhà khoa học đã so sánh dữ liệu thu được của Chương trình vệ tinh khí tượng học quốc phòng của Không quân Mỹ trong năm 2010 với những dữ liệu của ngày xảy ra thảm họa. Các khu vực màu vàng biểu thị nơi có điện, trong khi các vệt màu đỏ hé lộ những địa điểm từng có điện chiếu sáng trong năm 2010 nhưng nay đã trở nên tối om. Việc mất điện tập trung thành một dải trải dài từ khu vực ngoại ô phía bắc Tokyo tới các vùng phía bắc thành phố cảng Sendai, miền bắc Nhật, gần tâm chấn động đất nhất.
Các nhà thiên văn học điều khiển tàu thăm dò Chandra X-ray Observatory của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) vừa công bố một bức ảnh mới về phần còn sót lại của siêu tân tinh Tycho. Đám mây bụi phồng lên là tất cả những gì còn lại sau khi một ngôi sao khổng lồ phát nổ cách đây khoảng 13.000 năm ánh sáng. Ánh sáng từ vụ nổ khủng khiếp đã lan tới tận Trái đất vào năm 1572, khiến con người bằng mắt thường cũng quan sát được sự việc dù chỉ trong chốc lát vào ban ngày. Bức ảnh tổng hợp mới cho thấy các tia X có mức năng lượng thấp được hiển thị bằng màu đỏ và các tia X có mức năng lượng cao màu xanh. Nó cũng hé lộ lần đầu tiên các sọc tia X màu sáng (trong ảnh là màu trắng dọc gờ phải của phần còn sót lại), củng cố những giả thuyết rằng các siêu tân tinh là nguồn tạo ra những hạt tốc độ cao được biết đến như các tia vũ trụ.
Có một bữa tiệc trong trung tâm thiên hà của chúng ta và hàng ngàn ngôi sao đã tụ họp làm sáng khung cảnh. Trong ánh sáng có thể nhìn thấy bằng mắt thường, khu vực này của dải Ngân hà chói sáng đến mức gần như không thể quan sát những gì đang diễn ra. Tuy nhiên, các bức ảnh hồng ngoại mới do kính viễn vọng Spitzer của NASA chụp lại, như bức này, có thể hé lộ sự việc. Các tua khí ấm (vàng - đỏ) và bụi giàu khí các-bon (xanh lá cây) xếp nếp qua tâm tâm thiên hà, nơi các cụm sao sáng trắng đang quay quanh một hố đen siêu lớn.
Trong bức ảnh mới do tàu thăm dò Cassini của NASA mới chụp được, vệ tinh Helene nhỏ bé của sao Thổ trông giống như một bông hoa đơn sắc trong khoảng không đen thẫm. Với chiều rộng chỉ 33km, vệ tinh Helene có cùng quỹ đạo với vệ tinh Dione.
Tàu thăm dò Solar Dynamics Observatory của NASA đã may mắn ghi lại được khoảnh khắc một vòng tròn plasma bốc lên từ mặt trời. Được biết đến như một sự bùng nổ, đám mây khí tích điện đã bị cột chặt vào mặt trời bằng các lực từ tính, nhưng rốt cuộc nó đã trở nên bất ổn định và xoắn tách ra vào không gian.
Ngôi sao sáng, nóng CY Camelopardalis dường như đỏ rực lên do một đám mây bụi kim loại bao phủ trong bức ảnh mới thu được từ kính viễn vọng không gian WISE của NASA. Bức xạ mạnh siêu cực tím từ ngôi sao đã tạo nên một vỏ bụi cấu tạo chủ yếu từ các hyđrô các-bon thơm đa vòng (màu xanh), tương tự như bồ hóng trên trái đất. Các cụm đối tượng màu đỏ bên trong tấm chăn bụi ấm giàu các-bon cho thấy nơi ra đời những ngôi sao mới sinh.
Thanh Bình