Góc chụp nghiêng miếng hố thiên thạch lớn nhất trên vệ tinh sao Thổ khiến nó trông như bị khuyết thiếu một mảnh. Đây là một trong những bức ảnh về vũ trụ được tạp chí National Geographic bình chọn là đẹp nhất trong tuần vừa qua.

TIN BÀI LIÊN QUAN



Một cơn gió mặt trời, gồm các hạt mang điện tích từ mặt trời, đã va chạm với tầng khí quyển bên trên trái đất, tạo ra cực quang tuyệt đẹp ở phía trên hồ Superior ở Marquette, bang Michigan, Mỹ.



Các vòng khí nóng thoát ra từ tinh vân NGC 3582 trông giống như những xúc tu khổng lồ ngoài không gian trong một bức ảnh mới do Đài quan sát Nam Âu ở La Silla, Chile chụp. Đám mây khí và bụi giữa các đám mây là một khu vực hoạt động hình thành sao. Tuy nhiên, khi các ngôi sao rất lớn sống đoản thị và chết trẻ, vụ nổ kết liễu cuộc sống của chúng giải phóng các vật chất, nhiều khả năng hình thành các vòng khí như trên. Trong khi đó, các ngôi sao mới sinh đang phát ra bức xạ tia cực tím cường độ cao, làm nóng khí và khiến tinh vân phát sáng.



Nhờ một cụm thiên hà được gọi là Abell 383, các nhà thiên văn học đã có thể tìm thấy một thiên hà hình thành khi vũ trụ mới chỉ 950 triệu năm tuổi. Trong bức ảnh do kính viễn vọng Hubble của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) chụp, thiên hà này hiện lên như một chấm mờ nhạt ngay phía trên thiên hà trung tâm sáng chói. Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra thiên hà xa xôi này nhờ sử dụng hiện tượng thấu kính hấp dẫn. Nhiều thiên hà trong cụm Abell 383 nhìn chung lớn đến mức lực hấp dẫn của chúng hoạt động như một kính phóng đại rất lớn, uốn lượn và khuếch đại ánh sáng từ các đối tượng phía sau cụm thiên hà.



Vệ tinh Mimas của sao Thổ dường như bị khuyết thiếu một mảnh trong bức ảnh mới công bố của tàu thăm dò Cassini thuộc NASA. Hình ảnh bất thường này là do góc chụp nghiêng miệng hố thiên thạch Herschel lớn nhất trên Mimas với chiều rộng 130km.



Trong ánh sáng có thể nhìn thấy bằng mắt thường, tinh vân SH 2-235 trông giống như một đám mây nhỏ, màu hổ phách. Tuy nhiên, dưới góc chụp của tàu thăm dò WISE của NASA, tinh vân này trông như một con rồng xanh to lớn, với bề ngang cơ thể hơn 100 năm ánh sáng, đang uốn lượn trong vũ trụ.



Các dải phân tử khí sáng màu (màu hổ phách) kéo dài trong không gian, gần tinh vân Cocoon (màu xanh) trong một hình ảnh mới do kính viễn vọng không gian Herschel của Cơ quan vũ trụ châu Âu chụp. Bức ảnh kết hợp dữ liệu từ 3 bước sóng này cho phép các nhà khoa học quan sát 27 dải khí riêng biệt trong khu vực cũng như 45 điểm sáng bên trong những dải khí được cho là hạt giống tạo thành các ngôi sao.

  • Thanh Bình