Virus Ebola có thể đang gieo rắc sự kinh hoàng, nhưng không phải là loại virus nguy hiểm nhất thế giới. Virus HIV cũng vậy, bởi "sát thủ" đáng sợ nhất với loài người là một virus họ hàng với Ebola.

Dưới đây là danh sách 10 loại nguy hiểm nhất hành tinh, theo thứ tự giảm dần qua đánh giá và bình chọn của nhiều chuyên gia:

{keywords}

1. Virus Marburg

Virus họ hàng của Ebola hiện được coi là virus đáng sợ nhất đối với loài người. Tên của nó được đặt theo tên của một thị trấn nhỏ, yên bình bên dòng sông Lahn ở bang Hessen, Đức, vốn không liên có liên hệ gì với căn bệnh mà virus gây ra. Virus Marburg thực tế là một virus gây sốt xuất huyết. Cũng như Ebola, virus Marburg sẽ làm co giật và chảy máu các màng nhầy, da và cơ quan nội tạng. Tỉ lệ tử vong vì bệnh do virus Marburg hiện lên tới hơn 90%.

2. Virus Ebola

Trên thế giới hiện có 5 chủng Ebola với mỗi chủng được đặt thên theo các quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Phi là Zaire, Sudan, rừng Tai, Bundibugyo và Reston. Trong đó, virus Ebola Zaire là loại nguy hiểm nhất, với khả năng gây tử vong tới 90%. Đây cũng là chủng đang hoành hành khắp Guinea, Sierra Leone, Liberia và Nigieria. Các nhà khoa học nhận định, loài cáo bay có thể đã mang virus Ebola Zaire tới các thành phố ở Tây Phi.

3. Virus Hanta

Virus Hanta là tên gọi chung của nhiều chủng virus. Nó được đặt theo tên của một dòng sông, nơi các binh sĩ được cho là lần đầu tiên bị nhiễm virus Hanta trong cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1950. Các triệu chứng bệnh bao gồm trục trặc ở phổi, sốt và suy thận.

4. Virus cúm gà

Các chủng cúm gà khác nhau thường xuyên gây hoảng loạn, có lẽ chủ yếu vì tỉ lệ tử vong do nhiễm phải ở người lên tới 70%. Tuy nhiên, trong thực tế, nguy cơ nhiễm chủng H5N1, một trong những chủng cúm gà được biết đến nhiều nhất, tương đối thấp. Bạn chỉ có thể có thể mắc bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với gia cầm và chim hoang dã. Đó được coi là lí do tại sao, hầu hết các ca nhiễm cúm gia cầm xuất hiện ở châu Á, nơi người dân thường sống gần gũi với gà, vịt.

5. Virus Lassa

Một y tá ở Nigeria là người đầu tiên nhiễm virus Lassa. Virus này lây lan do chuột. Các ca nhiễm bệnh có thể mang tính địa phương, đồng nghĩa với việc virus tấn công một vùng nhất định, chẳng hạn như Tây Phi, và có thể tái xuất bất kỳ lúc nào. Các nha fkhoa học ước tính, 15% các con vật gặm nhấm ở Tây Phi mang trong mình virus Lassa.

{keywords}

6. Virus Junin

Đây là loại virus gắn liền với bệnh sốt xuất huyết Argentina. Những người nhiễm virus sẽ bị viêm mô, nhiễm trùng và chảy máu da. Vấn đề ở chỗ, các triệu chứng này dường như phổ biến đến mức bệnh do virus Junin dễ bị nhầm lẫn với các chứng bệnh khác và hiếm khi được phát hiện ngay từ đầu.

7. Virus sốt Crimea-Congo

Virus sốt Crimea-Congo lan truyền do động vật trung gian mang mầm bệnh là các con bét. Loại virus này tương tự hai virus Ebola và Marburg về quá trình phát triển bệnh. Trong những ngày đầu tiên nhiễm trùng, bệnh nhân sẽ có các nốt xuất huyết ở mặt, miệng và họng.

8. Virus Machupo

Loại virus này gắn liền với bệnh sốt xuất huyết Bolivia. Khi xâm nhập vào cơ thể người, virus gây sốt cao kèm theo chảy máu nghiêm trọng. Diễn tiến bệnh tương tự như ở trường hợp của virus Junin. Virus có thể lây lan từ người sang người và chuột thường được coi là con vật trung gian truyền bệnh.

9. Virus rừng Kyasanur (KFD)

Các nhà khoa học đã phát hiện virus KFD ở các khu rừng vùng duyên hải miền tây nam Ấn Độ vào năm 1955. Virus được cho là lan truyền do các con bét, nhưng giới nghiên cứu nói rất khó để xác định bất kỳ trung gian truyền bệnh nào. Dơi, chim và lợn lòi đều có thể là vật trung gian truyền bệnh. Người nhiễm KFD sẽ bị sốt cao, đau đầu dữ dội, đau cơ và có thể bị xuất huyết.

10. Virus sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một hiểm họa thường trực. Nếu lên kế hoạch đi nghỉ mát ở vùng nhiệt đới, bạn cần nắm rõ các thông tin về bệnh sốt xuất huyết. Bệnh truyền nhiễm do muỗi và tấn công khoảng 50 - 100 triệu người  mỗi năm tại các điểm du lịch được ưa thích như Ấn Độ và Thái Lan. Vấn đề còn nghiêm trọng hơn đối với 2 triệu người dân đang sống trong khu vực chịu sự đe dọa của sốt xuất huyết.

Tuấn Anh (Theo Deutsche Welle)