Các chuyên gia cảnh báo, người dân thế giới đang lãng phí hàng tỉ tấn thực phẩm và đồ uống mỗi năm khi vứt bỏ những thứ còn dùng được, kể cả một số loại thực phẩm bị mốc. Câu hỏi đặt ra ở đây là những thực phẩm nào bị mốc chúng ta nên giữ lại và những loại nào thì không?


{keywords}
Một số loại thực phẩm và đồ uống vẫn dùng được dù quá hạn dùng trên bao bì hoặc bị mốc. Ảnh minh họa: SPL

Lời khuyên lâu nay đối với tất cả chúng ta là, không nên ăn hay uống bất kỳ thứ gì đã quá hạn dùng in trên bao bì. Điều này sẽ giúp chúng ta tránh được nguy cơ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng.

Tuy nhiên, theo chuyên gia nấm mốc, tiến sĩ Patrick Hickey, một số chủng loại thực phẩm và đồ uống vẫn có thể sử dụng được, dù đã qua thời kỳ tối ưu (hạn dùng trên bao bì). Ví dụ đầu tiên là pho mát cheddar hay parmesan .

Ông Hickey nói, khi cắt bỏ lớp mốc ở trên tảng pho mát, tất nhiên cần phải cẩn thận để dao không bị nhiễm nấm mốc, phần còn lại hoàn toàn ăn được. Điều này là vì, cheddar and parmesan là các loại pho mát khô, trong khi nấm mốc cần độ ẩm để sinh sôi phát triển, nên chúng thường không thâm nhập xuống sâu phía dưới bề mặt pho mát.

Ngoài ra, một số loại pho mát cố tình được cho nhiễm nấm. Chẳng hạn như, nấm penicillium roqueforti tạo hương vị đặc trưng cho các loại pho mát xanh như stilton và roquefort.

Tuy nhiên, với hầu hết các loại pho mát mềm, trừ khi nấm cố tình được sử dụng để tạo ra hương vị đặc trưng của chúng, việc xuất hiện mốc ám chỉ tình trạng nhiễm trùng không chỉ loại nấm "không mời" nào đó mà còn cả các vi khuẩn độc hại, chẳng hạn như vi khuẩn hình que hoặc khuẩn salmonella. Nếu điều đó xảy ra, hãy vứt bỏ pho mát.

Loại thực phẩm bị mốc thứ hai vẫn còn ăn được là các lát hoặc ổ bánh mì hơi bị mốc xanh - trắng bên ngoài. Theo tiến sĩ Hickey, khi cắt bỏ lớp vỏ bị mốc và nướng lại, chúng ta vẫn có thể ăn các lát hoặc ổ bánh mỳ đó, vì lớp mốc xanh - trắng không sâu. Thời điểm chúng ta cần lo lắng là khi bánh mỳ bắt đầu các đốm màu đen bên trong. Lúc đó, bạn có thể không ngần ngại mà vứt bỏ chúng đi để tránh bị ngộ độc.

{keywords}
Lát bánh mỳ bị mốc xanh - trắng vẫn ăn được sau khi cắt bỏ phần mốc, nhưng cần bị vứt bỏ khi xuất hiện các đốm màu đen bên trong. Ảnh: BBC

Về các loại rau củ để quên lâu ngày trong tủ lạnh, nếu bí xanh và cà rốt bắt đầu có lớp nhớt bao phủ dày đặc bên ngoài chúng, tiến sĩ Hickey khuyên chúng ta vứt bỏ chúng ngay. Lí do là, nhớt do các đám vi khuẩn phát triển trên bề mặt tạo thành và chúng có thể khiến người ăn phải bị đau bụng dữ dội trong vài giờ đồng hồ, tiếp sau là sự quặn thắt dạ dày và tiêu chảy.

Các loại quả thường có hạn dùng thực tế dài hơn rau, vì axit trong quả giúp xua đuổi các vi khuẩn gây hại. Do vậy, chúng ta vẫn có thể sử dụng mứt quả bị mốc sau khi cạo bỏ lớp mốc phía trên.

Tuy nhiên, chúng ta cần phải cẩn trọng với một loại quả - táo. Chỉ cần một lỗ thủng bên ngoài, nấm gây độc có thể thâm nhập vào bên trong quả táo. Suốt thời gian qua đã ghi nhận nhiều sự cố ngộ độc do uống phải nước ép táo hỏng, chứa một chất độc có tên là patulin.

Các quả hạch bị mốc cũng đặc biệt nguy hiểm, vì chúng dung dưỡng một loại nấm có tên gọi Aspergillus flavus. Nấm Aspergillus flavus sản sinh ra một trong những loại chất độc nguy hiểm nhất đối với con người. Chất độc này tích tụ ở gan và có thể gây ung thư gan. Nhưng nếu mốc chỉ xuất hiện ở vỏ và phần bên trong được đóng kín và bảo vệ, khi đó chúng ta vẫn ăn được phần ruột của quả hạch.

Tuấn Anh (Theo BBC)