Với những kiến thức về an toàn bức xạ vũ trụ, không thể hiểu được làm thế nào các nhà du hành Mỹ, 4 thập kỷ trước, có thể lên tới Mặt trăng mà không bị thương vong vì nhiễm xạ. Họ đã chống lại bức xạ vũ trụ như thế nào?
TIN LIÊN QUAN
Nhà khoa học Mỹ James Van Allen đã có những phát hiện quan trọng về vấn đề này. Trên vệ tinh đầu tiên Mỹ phóng lên vũ trụ, dù rất nhỏ, Van Allen đã gửi theo một máy đếm tia phóng xạ Geiger, nhờ vậy đã khẳng định được giả thuyết của nhà bác học Nicolas Tesla rằng Trái đất bị bao quanh bởi một vành đai bức xạ mạnh.
Тuy nhiên, giả thuyết trước đây của Tesla cho rằng Mặt trời là nguồn bức xạ khổng lồ bị coi là điên rồ và thuật ngữ “gió Mặt trời” của ông còn bị mang ra chế giễu. Chính nhờ Van Allen, giả thuyết của Tesla lại được nhắc đến.
Van Allen và nhiều nhà nghiên cứu khác đã xác định rằng vành đai bức xạ vũ trụ bắt đầu ghi nhận đáng kể khi cách mặt đất 800km và trải dài tới 24.000 km. Trong bầu khí quyển gần quả đất, phóng xạ vũ trụ giảm nhờ từ trường quả đất đẩy các bức xạ mang điện về phía hai cực của quả đất. Nếu không vậy, vành đai bức xạ sẽ “đốt cháy” Trái đất như nướng chiếc bánh trong lò hoặc làm Trái đất khô rang.
Van Allen viết: “Vành đai bức xạ có thể ví một chiếc bình cầu (chứa Trát đất bên trong) luôn luôn được Mặt trời bổ sung và xảy ra cả trong khí quyển. Phần lớn các hạt từ Mặt trời làm bình quá đầy và tràn ra ngoài, đặc biệt ở các vùng cực, dẫn tới hiện tượng cực quang (aurora), bão từ và các hiện tượng khác...”.
Mặt trăng không có vành đai Allen, không có bầu khí quyển bảo vệ và phải hứng chịu trọn vẹn gió Mặt trời. Nếu trong thời gian các nhà du hành vũ trụ đặt chân lên Mặt trăng mà xảy ra vụ chớp loé trên mặt trời (sun flare) thì một luồng khổng lồ các bức xạ đổ xuống sẽ thiêu trụi cả con tàu lẫn các nhà du hành.
Năm 1963, các nhà khoa học Liên Xô đã thông báo với nhà thiên văn nổi tiếng người Anh, Bernard Lovell rằng họ chưa biết phương pháp bảo vệ các nhà du hành khỏi tác động gây chết người của các bức xạ vũ trụ. Điều đó có nghĩa là ngay cả lớp vỏ kim loại của các thiết bị của Liên Xô dù rất dày cũng không thể chịu đựng nổi bức xạ. Như vậy các lớp vỏ mỏng hơn rất nhiều lần so với Nga của khoang trợ sinh (capsule) trong các con tàu của Mỹ làm sao bảo vệ được các nhà du hành của họ? Chắc NASA biết rõ điều này.
Con khỉ mà Mỹ phóng lên sau chưa đến 10 ngày đã chết nhưng NASA đã không báo cho Liên Xô nguyên nhân thực sự của cái chết này.
Những người đã bay trong vũ trụ đều không nghi ngờ sự tồn tại của các bức xạ với khả năng đâm xuyên mạnh qua cabin của họ có thể gây chết người. Sẽ không ngạc nhiên (vì ai cũng suy luận ra) trong cuốn “Từ điển bách khoa có minh họa về công nghệ vũ trụ” của Mỹ hoàn toàn không nói một lần nào đến cụm từ “bức xạ vũ trụ”. Các nhà nghiên cứu Mỹ (nhất là những người liên quan đến NASA) đều tránh nói đến thuật ngữ này.
Trong khi đó, Lovell sau khi trao đổi với các đồng nghiệp Nga vốn rất am hiểu về bức xạ vũ trụ đã gửi đến Hugh Dryden, Giám đốc của NASA những thông tin này, nhưng ông ta cố tình lờ đi. Chỉ trong cuốn sách của nhà du hành Mỹ đến Mặt trăng là Collins thì có nhắc đến bức xạ vũ trụ đến 2 lần. Ông viết: “Ít nhất Mặt trăng cũng xa giới hạn của vành đai bức xạ. Nó cảnh báo cho những ai chỉ đi qua đó và nó rất nguy hiểm cho những ai ở lại đó” và “Như vậy, cần phải hiểu biết về vành đai bức xạ Van Allen, bao quanh Trái đất, và đề phòng gió Mặt trời để không đưa phi hành đoàn vào vùng có liều lượng bức xạ cao”.
Nhưng “hiểu biết và đề phòng” là thế nào? Phải chăng những nơi nào trong vũ trụ mà không phải vành đai này thì hoàn toàn không có bức xạ vũ tru? Hay NASA có chiến lược bí mật nào đó để tránh được những vụ chớp loé trên Mặt trời khi chấp nhận những giải pháp cuối cùng về cuộc thám hiểm?
NАSА khẳng định là có thể đoán trước được những vụ chớp loé trên Mặt trời và chỉ đưa người lên Mặt trăng khi không có những vụ chớp đó và những nguy hiểm của bức xạ giảm tới tối thiểu.
Tuy vậy, các chuyên gia khác lại khẳng định: “Có khả năng dự báo được gần đúng ngày bức xạ cực đại và mật độ của nó”.
Nhà du hành vũ trụ Liên Xô, Leonov năm 1966 bay lên vũ trụ đã phải mặc một bộ quần áo “siêu trọng lượng” đúc bằng chì. Thế mà ba năm sau, các nhà du hành Mỹ đã “nhảy nhót” trên Mặt trăng, tuyệt nhiên không hề trang bị một bộ đồ “siêu nặng”, thậm chí mà hoàn toàn ngược lại. Phải chăng các chuyên gia Mỹ đã phát minh ra loại vật liệu “siêu nhẹ”, chống lại một cách hiệu quả các bức xạ vũ trụ chết người ấy?
Rồi đột nhiên các nhà nghiên cứu cho biết rằng chính vào thời gian phóng các con tàu Apollo-10, Apollo-11 và Apollo-12 thì các vết đen trên Mặt trời và các hoạt động khác của nó đang ở cực đại. Theo lý thuyết chung đã được thừa nhận thì thì chu kỳ thứ 20 của Mặt trời kéo dài từ tháng 12/1968 đến 12/1969. Trong thời gian này, các con tàu Apollo-8, Apollo-9, Apollo-10, Apollo-11 và Apollo-12 giả định là đều bay ra khỏi giới hạn của vùng bảo vệ của vành đai Van Allen và hoạt động ở khoảng không gian xung quanh Mặt trăng.
Việc nghiên cứu đồ thị hoạt động hàng tháng của Mặt trời cho thấy là có một vụ chớp loé duy nhất – đó là hiện tượng ngẫu nhiên xảy ra tự phát trong một chu kỳ kéo dài 11 năm. Ở giai đoạn chu kỳ hoat động yếu có nhiều vụ chớp rất ngắn và ở thời kỳ hoạt động mạnh thì số vụ chớp lại không đáng kể. Điều quan trọng là những vụ chớp loé rất mạnh có thể xảy ra vào bất cứ thời gian nào của chu kỳ.
Trong “chương trình Apollo”, các nhà du hành Mỹ đã ở trong không gian cực kỳ nguy hiểm ấy trong 60 ngày. Bức xạ từ những vụ chớp trên mặt trời không dự đoán được tới Trái đất và Mặt trăng không dưới 15 phút. Để bảo về khỏi sự nguy hiểm của chúng chỉ có thể được che chắn trong các contenơ bằng chì. Nếu quả thật tên lửa của Mỹ có thể đưa các tải trọng lớn lên vũ trụ thì sao họ lại chỉ chế tạo các khoang trợ sinh cho các nhà du hành rất yếu ớt (cụ thể chỉ là 0,1 mm nhôm lá) không chống được bức xạ vũ trụ? Sống và làm việc trong các điều kiện như vậy, các nhà du hành của Mỹ hẳn phải là những chàng trai được đúc không phải bằng sắt mà bằng chì mới đúng.
Thật bất ngờ, một thành viên có thẩm quyền của NASA, nhà vật lý tiếng tăm Bill Maudlin trong bài báo “Tương lai của việc du hành giữa các vì sao” viết một cách công khai: “Những vụ chớp Mặt trời có thể phát ra những proton GeV, chiếm phần lớn các hạt vũ trụ nằm trong cùng khoảng năng lượng nhưng mạnh hơn rất nhiều. Mỗi khi bức xạ mạnh lên là đặc biệt nguy hiểm, vì proton GeVcó thể xuyên qua vật liệu đến vài mét…
Những vụ chớp loé của Mặt trời (hoặc của các vì sao) phóng ra những luồng proton vô cùng nguy hiểm trong khoảng không gian giữa các hành tinh, lên tới hàng trăm nghìn roentgen trong vài giờ trên khoảng cách từ Mặt trời đến Trái đất. Liều lượng bức xạ ấy vượt hàng triệu lần so với mức cho phép. Chỉ 500 roentgen trong một thời gian ngắn là đủ chết người rồi”.
Các chàng trai dũng cảm của nước Mỹ, trong những điều kiện như thế chắc chắn phải bị “nướng” y như trong lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. “Các hạt vũ trụ nguy hiểm đến từ mọi phía mà bất cứ một sinh vật nào cũng cần một bức tường đặc xít, dày ít nhất là 2 mét che chắn xung quanh”, Maudlin cho biết. Và thực tế khoang trợ sinh vũ trụ mà NASA trình diễn hồi đó đường kính hơn 4 mét lại thêm cả chiều dày của tường bao. Làm thế nào để đưa nó lên vũ trụ?
Tuy nhiên, có thể là NASA đã tìm ra những bộ quần áo bay đầy tin cậy cho các nhà du hành vũ trụ của mình bằng vật liệu siêu nhẹ, bảo vệ được họ khỏi mọi loại bức xạ. Thế nhưng tại sao họ chẳng dùng một lần nào nữa vào mục đích hoà bình? Nếu có, vì sao họ không giúp đỡ Liên Xô khi xảy ra vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl? Hay thiết thực hơn nữa vì sao họ không sử dụng vào năm 1979 khi nhà máy điện hạt nhân Mỹ ở Three Miles Island xảy ra sự cố lớn, dẫn tới chảy thanh nhiên liệu của lò phản ứng. Sao họ không dùng những bộ quấn áo bay vũ trụ mà NASA từng nói trị giá không dưới 7 triệu đôla để thủ tiêu những bãi mìn nguyên tử trên lãnh thổ của mình?
Tuấn Hà (Theo KM.ru)
TIN LIÊN QUAN
Thêm bằng chứng Mỹ chưa từng lên Mặt trăng
Người Mỹ có lên Mặt trăng thật không?
Tên lửa Mỹ không đưa người lên Mặt trăng?
Người Mỹ có lên Mặt trăng thật không?
Tên lửa Mỹ không đưa người lên Mặt trăng?
Nhà khoa học Mỹ James Van Allen đã có những phát hiện quan trọng về vấn đề này. Trên vệ tinh đầu tiên Mỹ phóng lên vũ trụ, dù rất nhỏ, Van Allen đã gửi theo một máy đếm tia phóng xạ Geiger, nhờ vậy đã khẳng định được giả thuyết của nhà bác học Nicolas Tesla rằng Trái đất bị bao quanh bởi một vành đai bức xạ mạnh.
Ảnh Trái đất do nhà du hành vũ trụ William Anders chụp khi bay trên Apollo-8. Ảnh: NASA. |
Тuy nhiên, giả thuyết trước đây của Tesla cho rằng Mặt trời là nguồn bức xạ khổng lồ bị coi là điên rồ và thuật ngữ “gió Mặt trời” của ông còn bị mang ra chế giễu. Chính nhờ Van Allen, giả thuyết của Tesla lại được nhắc đến.
Van Allen và nhiều nhà nghiên cứu khác đã xác định rằng vành đai bức xạ vũ trụ bắt đầu ghi nhận đáng kể khi cách mặt đất 800km và trải dài tới 24.000 km. Trong bầu khí quyển gần quả đất, phóng xạ vũ trụ giảm nhờ từ trường quả đất đẩy các bức xạ mang điện về phía hai cực của quả đất. Nếu không vậy, vành đai bức xạ sẽ “đốt cháy” Trái đất như nướng chiếc bánh trong lò hoặc làm Trái đất khô rang.
Van Allen viết: “Vành đai bức xạ có thể ví một chiếc bình cầu (chứa Trát đất bên trong) luôn luôn được Mặt trời bổ sung và xảy ra cả trong khí quyển. Phần lớn các hạt từ Mặt trời làm bình quá đầy và tràn ra ngoài, đặc biệt ở các vùng cực, dẫn tới hiện tượng cực quang (aurora), bão từ và các hiện tượng khác...”.
Các quỹ đạo của hạt khí quyển trong tầng ngoại quyển (exosphere, tức khoảng cách mặt đất 500-1.000 km). |
Mặt trăng không có vành đai Allen, không có bầu khí quyển bảo vệ và phải hứng chịu trọn vẹn gió Mặt trời. Nếu trong thời gian các nhà du hành vũ trụ đặt chân lên Mặt trăng mà xảy ra vụ chớp loé trên mặt trời (sun flare) thì một luồng khổng lồ các bức xạ đổ xuống sẽ thiêu trụi cả con tàu lẫn các nhà du hành.
Năm 1963, các nhà khoa học Liên Xô đã thông báo với nhà thiên văn nổi tiếng người Anh, Bernard Lovell rằng họ chưa biết phương pháp bảo vệ các nhà du hành khỏi tác động gây chết người của các bức xạ vũ trụ. Điều đó có nghĩa là ngay cả lớp vỏ kim loại của các thiết bị của Liên Xô dù rất dày cũng không thể chịu đựng nổi bức xạ. Như vậy các lớp vỏ mỏng hơn rất nhiều lần so với Nga của khoang trợ sinh (capsule) trong các con tàu của Mỹ làm sao bảo vệ được các nhà du hành của họ? Chắc NASA biết rõ điều này.
Con khỉ mà Mỹ phóng lên sau chưa đến 10 ngày đã chết nhưng NASA đã không báo cho Liên Xô nguyên nhân thực sự của cái chết này.
Những người đã bay trong vũ trụ đều không nghi ngờ sự tồn tại của các bức xạ với khả năng đâm xuyên mạnh qua cabin của họ có thể gây chết người. Sẽ không ngạc nhiên (vì ai cũng suy luận ra) trong cuốn “Từ điển bách khoa có minh họa về công nghệ vũ trụ” của Mỹ hoàn toàn không nói một lần nào đến cụm từ “bức xạ vũ trụ”. Các nhà nghiên cứu Mỹ (nhất là những người liên quan đến NASA) đều tránh nói đến thuật ngữ này.
Trong khi đó, Lovell sau khi trao đổi với các đồng nghiệp Nga vốn rất am hiểu về bức xạ vũ trụ đã gửi đến Hugh Dryden, Giám đốc của NASA những thông tin này, nhưng ông ta cố tình lờ đi. Chỉ trong cuốn sách của nhà du hành Mỹ đến Mặt trăng là Collins thì có nhắc đến bức xạ vũ trụ đến 2 lần. Ông viết: “Ít nhất Mặt trăng cũng xa giới hạn của vành đai bức xạ. Nó cảnh báo cho những ai chỉ đi qua đó và nó rất nguy hiểm cho những ai ở lại đó” và “Như vậy, cần phải hiểu biết về vành đai bức xạ Van Allen, bao quanh Trái đất, và đề phòng gió Mặt trời để không đưa phi hành đoàn vào vùng có liều lượng bức xạ cao”.
Nhưng “hiểu biết và đề phòng” là thế nào? Phải chăng những nơi nào trong vũ trụ mà không phải vành đai này thì hoàn toàn không có bức xạ vũ tru? Hay NASA có chiến lược bí mật nào đó để tránh được những vụ chớp loé trên Mặt trời khi chấp nhận những giải pháp cuối cùng về cuộc thám hiểm?
NАSА khẳng định là có thể đoán trước được những vụ chớp loé trên Mặt trời và chỉ đưa người lên Mặt trăng khi không có những vụ chớp đó và những nguy hiểm của bức xạ giảm tới tối thiểu.
Khi Amstrong và Aldrrin thực hiện những công việc trong vũ trụ mở trên bề mặt Mặt trăng thì Collins lái con tàu trên quỹ đạo. Ảnh: NASA. |
Tuy vậy, các chuyên gia khác lại khẳng định: “Có khả năng dự báo được gần đúng ngày bức xạ cực đại và mật độ của nó”.
Nhà du hành vũ trụ Liên Xô, Leonov năm 1966 bay lên vũ trụ đã phải mặc một bộ quần áo “siêu trọng lượng” đúc bằng chì. Thế mà ba năm sau, các nhà du hành Mỹ đã “nhảy nhót” trên Mặt trăng, tuyệt nhiên không hề trang bị một bộ đồ “siêu nặng”, thậm chí mà hoàn toàn ngược lại. Phải chăng các chuyên gia Mỹ đã phát minh ra loại vật liệu “siêu nhẹ”, chống lại một cách hiệu quả các bức xạ vũ trụ chết người ấy?
Rồi đột nhiên các nhà nghiên cứu cho biết rằng chính vào thời gian phóng các con tàu Apollo-10, Apollo-11 và Apollo-12 thì các vết đen trên Mặt trời và các hoạt động khác của nó đang ở cực đại. Theo lý thuyết chung đã được thừa nhận thì thì chu kỳ thứ 20 của Mặt trời kéo dài từ tháng 12/1968 đến 12/1969. Trong thời gian này, các con tàu Apollo-8, Apollo-9, Apollo-10, Apollo-11 và Apollo-12 giả định là đều bay ra khỏi giới hạn của vùng bảo vệ của vành đai Van Allen và hoạt động ở khoảng không gian xung quanh Mặt trăng.
Việc nghiên cứu đồ thị hoạt động hàng tháng của Mặt trời cho thấy là có một vụ chớp loé duy nhất – đó là hiện tượng ngẫu nhiên xảy ra tự phát trong một chu kỳ kéo dài 11 năm. Ở giai đoạn chu kỳ hoat động yếu có nhiều vụ chớp rất ngắn và ở thời kỳ hoạt động mạnh thì số vụ chớp lại không đáng kể. Điều quan trọng là những vụ chớp loé rất mạnh có thể xảy ra vào bất cứ thời gian nào của chu kỳ.
Trong “chương trình Apollo”, các nhà du hành Mỹ đã ở trong không gian cực kỳ nguy hiểm ấy trong 60 ngày. Bức xạ từ những vụ chớp trên mặt trời không dự đoán được tới Trái đất và Mặt trăng không dưới 15 phút. Để bảo về khỏi sự nguy hiểm của chúng chỉ có thể được che chắn trong các contenơ bằng chì. Nếu quả thật tên lửa của Mỹ có thể đưa các tải trọng lớn lên vũ trụ thì sao họ lại chỉ chế tạo các khoang trợ sinh cho các nhà du hành rất yếu ớt (cụ thể chỉ là 0,1 mm nhôm lá) không chống được bức xạ vũ trụ? Sống và làm việc trong các điều kiện như vậy, các nhà du hành của Mỹ hẳn phải là những chàng trai được đúc không phải bằng sắt mà bằng chì mới đúng.
Thật bất ngờ, một thành viên có thẩm quyền của NASA, nhà vật lý tiếng tăm Bill Maudlin trong bài báo “Tương lai của việc du hành giữa các vì sao” viết một cách công khai: “Những vụ chớp Mặt trời có thể phát ra những proton GeV, chiếm phần lớn các hạt vũ trụ nằm trong cùng khoảng năng lượng nhưng mạnh hơn rất nhiều. Mỗi khi bức xạ mạnh lên là đặc biệt nguy hiểm, vì proton GeVcó thể xuyên qua vật liệu đến vài mét…
Những vụ chớp loé của Mặt trời (hoặc của các vì sao) phóng ra những luồng proton vô cùng nguy hiểm trong khoảng không gian giữa các hành tinh, lên tới hàng trăm nghìn roentgen trong vài giờ trên khoảng cách từ Mặt trời đến Trái đất. Liều lượng bức xạ ấy vượt hàng triệu lần so với mức cho phép. Chỉ 500 roentgen trong một thời gian ngắn là đủ chết người rồi”.
Các chàng trai dũng cảm của nước Mỹ, trong những điều kiện như thế chắc chắn phải bị “nướng” y như trong lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. “Các hạt vũ trụ nguy hiểm đến từ mọi phía mà bất cứ một sinh vật nào cũng cần một bức tường đặc xít, dày ít nhất là 2 mét che chắn xung quanh”, Maudlin cho biết. Và thực tế khoang trợ sinh vũ trụ mà NASA trình diễn hồi đó đường kính hơn 4 mét lại thêm cả chiều dày của tường bao. Làm thế nào để đưa nó lên vũ trụ?
Tuy nhiên, có thể là NASA đã tìm ra những bộ quần áo bay đầy tin cậy cho các nhà du hành vũ trụ của mình bằng vật liệu siêu nhẹ, bảo vệ được họ khỏi mọi loại bức xạ. Thế nhưng tại sao họ chẳng dùng một lần nào nữa vào mục đích hoà bình? Nếu có, vì sao họ không giúp đỡ Liên Xô khi xảy ra vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl? Hay thiết thực hơn nữa vì sao họ không sử dụng vào năm 1979 khi nhà máy điện hạt nhân Mỹ ở Three Miles Island xảy ra sự cố lớn, dẫn tới chảy thanh nhiên liệu của lò phản ứng. Sao họ không dùng những bộ quấn áo bay vũ trụ mà NASA từng nói trị giá không dưới 7 triệu đôla để thủ tiêu những bãi mìn nguyên tử trên lãnh thổ của mình?
Tuấn Hà (Theo KM.ru)