Khi nhắc tới Leonardo da Vinci (1452 - 1519), nhiều người trong chúng ta có thể chỉ nghĩ tới các kiệt tác hội họa của ông như "Nàng Mona Lisa", "Bữa tối cuối cùng", ... Tuy nhiên, không chỉ là một danh họa lỗi lạc thời Phục hưng, Da Vinci còn là nhà phát minh kiệt xuất với những ý tưởng mang tính cách mạng, vượt rất xa thời đại ông đang sống.


Dưới đây là 5 phát minh được coi là thực sự "đi trước thời đại" của Leonardo da Vinci:

Cỗ máy biết bay

{keywords}

Hàng trăm ghi chép về con người và việc bay như chim trong cuốn sổ nhật ký của Da Vinci cho thấy, ông khao khát được bay liệng trên không trung giống như các loài chim. Trong thực tế, các thiết kế của ông về cái gọi là cỗ máy biết bay, được phác họa chi tiết trong các cuốn sổ ghi chép, đã được mô phỏng theo các đặc điểm giải phẫu của chim và dơi.

Các thiết kế của Da Vinci khắc họa một đôi cánh rất lớn gắn liền với một khung bằng gỗ. Bên trong khu gỗ có đủ chỗ cho một phi công gan dạ nằm úp mặt và dịch chuyển đôi cánh lên - xuống bằng cách lái một quay tay điều khiển hàng loạt cánh tay đòn và ròng rọc.

Không may là, Da Vinci chưa bao giờ chế tạo thiết bị này, nhưng ngay cả khi ông làm điều đó, nhiều khả năng nó sẽ không thành công. Lí do vì, thiết kế cỗ máy không có động cơ, nên không rõ nó sẽ cất cánh khỏi mặt đất như thế nào. Và ngay cả khi Da Vinci đưa được cỗ máy bay lên từ một vách đá cao, khó có khả năng ông quay trở lại được mặt đất trong một mảnh nguyên vẹn.

Và thế giới đã phải đợi thêm ít nhất 400 năm nữa mới chứng kiến sự ra đời của một cỗ máy có thể bay thực sự. Mãi tới năm 1903, anh em nhà Wilbur và Orville Wright đã có chuyến bay thành công đầu tiên của họ trên một thiết bị bay, vận hành bằng sức máy.

Xe bọc thép

{keywords}

Điều thường bị bỏ qua trong một số cuốn sách sử là Da Vinci còn là một nhà sáng chế quân sự. Một trong những người đỡ đầu giàu có của ông là Công tước Mila Ludovico Sforza, người vào cuối thế kỷ 15 từng bị buộc tội bảo vệ đất nước Italia của ông trước một đội quân Pháp xâm lược.

Để giành được sự ưu ái của Sforza, Da Vinci đã thiết kế nhiều công cụ phục vụ chiến tranh, kể cả một cỗ xe bọc thép có thể được sử dụng để ngăn cản kẻ thù trong chiến trận. Phát minh này bao gồm một chiếc xe kéo chạy bằng sức người và được bao phủ trong các tấm kim loại. Các kẽ hở trong lớp kim loại sẽ cho phép các binh sĩ Italia bắn vũ khí mà không bị trúng hỏa lực của kẻ thù.

Giống như thiết kế cỗ máy biết bay, mẫu xe bọc thép của Da Vinci chưa bao giờ được chế tạo. Mãi tới 400 năm sau, trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các xe tăng bọc thép như vậy mới trở thành một phần không thể thiếu của các chiến trường ở châu Âu.

Bộ đồ lặn

{keywords}

Da Vinci không phải là nhà phát minh đầu tiên thiết kế ra một bộ đồ cho phép con người "thở" được dưới nước. Tuy nhiên, bộ đồ lặn do ông nghĩ ra chắc chắn nằm trong số những thiết kế được suy tính tỉ mỉ nhất.

Da Vinci mong muốn chế tạo một bộ đồ lặn gần như hoàn toàn bằng da, bao gồm một áo vét, quần và một mặt nạ được gắn các kính bảo vệ mắt bằng thủy tinh. Theo các ghi chép của ông, không khí có thể được dự trữ trong một phần phình ra trong áo vét da để giúp người thở dưới nước.

Bộ đồ lặn của Da Vinci còn được thiết kế có ô chứa nước tiểu và nhiều túi đựng các dụng cụ cần thiết dưới nước, chẳng hạn như một con dao và một cái còi thổi để báo hiệu khi kết thúc sứ mệnh lặn.

Mãi tới tận giữa thế kỷ 20, nhà thám hiểm và cũng là nhà phát minh nổi tiếng Jacques Cousteau cùng kxy sư Emile Gagnan mới phát minh ra Aqua Lung, bộ đồ lặn dùng bình khí nén hiện đại.

Súng máy

{keywords}

Danh họa Da Vinci cũng đã thiết kế ra một loại vũ khí trông như một súng máy thời hiện đại. Đó là một mẫu súng có biệt danh "đàn thùng", gồm 33 khẩu súng nhỏ xếp chồng lên một khung xoay vòng. Người sử dụng có thể bắn lượt đầu tiên của súng và nhanh chóng xoay khung để bắn lượt súng tiếp theo gần như ngay lập tức.

Mặc dù hệ thống này không tự động, nhưng nhiều khả năng nó là một cải tiến so với pháo thời Phục hưng. Tuy nhiên, loại súng này chưa từng được chế tạo. Mãi tới năm 1862, trong cuộc nội chiến Mỹ, vũ khí nã đạn nhanh Gatling Gun mới được sửa dụng thành công trong chiến trận.

Robot giống người

{keywords}

Nhiều thiết kế của Da Vinci vượt trước thời đại của ông, nhưng ý tưởng của ông về một robot giống người mới thực sự mang tính vị lai. Dưới sự bảo trợ của Công tước Sforza, Da Vinci đã phát minh một "hiệp sĩ người máy" có thể vẫy các cánh tay, cử động cổ và thậm chí mở, rồi khép miệng lại. Con búp bê kỳ lạ này chịu sự điều khiển của một thiết bị chỉnh hướng bên trong và các dây cáp bên ngoài thông qua một cái quay tay.

Khoảng 450 năm sau khi danh họa thời Phục hưng thiết kế nên hiệp sĩ người máy của mình, hậu thế mới tái khám phá ra những bản thảo chi tiết của ông về phát minh này.

Và vào đầu thế kỷ 21, một chuyên gia đã dựa theo một trang trong những ghi chép này để thiết kế nên robot hình người cho thời hiện đại. Mark Rosheim, người đã chế tạo ra nhiều hệ thống robot cho tập đoàn sản xuất vũ khí Lockheed Martin và Cơ quan hàng không Mỹ (NASA), rốt cuộc đã cho ra đời một mẫu hiệp sĩ robot có thể hoạt động được vào năm 2002.

Tuấn Anh (Theo Live Science)