Thế giới ngày nay vẫn đang bất an. Tình Bắc Phi và các nước Trung Đông vẫn căng thẳng và có khả năng lan ra các nước khác, lôi kéo các quốc gia hạt nhân vào cuộc. Các nhà khoa học, do đó, vẫn luôn luôn lởn vởn câu hỏi: Liệu tình trạng bất ổn ấy có dẫn tới chiến tranh hạt nhân và hậu quả ra sao?
TIN LIÊN QUAN
Chắc nhiều người vẫn còn nhớ trong thời kỳ chiến tranh lạnh, các nhà khoa học đã từng hình dung ra các kịch bản của những cuộc chiến tranh hạt nhân. Chẳng hạn họ đã mô tả khá chi tiết về “mùa đông hạt nhân” mà nhân loại sẽ phải chịu đựng nếu như kho bom hạt nhân của hai siêu cường là Liên Xô và Mỹ cùng được huy động. Khi đó khói của những đám cháy khủng khiếp, bụi và tro sẽ che lấp mặt trời trong một vài tuần. Theo kịch bản này, ngay sau đó, nạn đói và bệnh tật sẽ giết chết khoảng một nửa nhân loại.
Ngày nay, các kịch bản như vậy liệu có trở thành hiện thực không? Tình trạng đối đầu của các siêu cường đã kết thúc. “Mùa đông hạt nhân” toàn cầu rất may chỉ còn là chuyện nói đến trong sách vở.
Tuy nhiên các cuộc chiến tranh nguyên tử “cục bộ” thì vẫn còn tiềm ẩn những nguy cơ như trước, là một sự đe doạ có thật. Chính điều này đã đã khiến cho các chuyên gia của NASA cũng như các nhà dự báo chiến lược phải mô hình hoá các hậu quả về khí hậu nếu như một trăm quả bom nguyên tử tương tự như quả bom Mỹ đã ném xuống Hiroshima cùng nổ trong một thời gian ngắn (tất nhiên không thể kéo dài) của cuộc chiến. Mỗi quả bom như vậy tương đương sức công phá của 15.000 tấn trotyl, mà đó mới chỉ là 0,03% kho vũ khí hạt nhân của nhân loại.
Kết quả nghiên cứu thảm hoạ này đã được trình bày tại Hội nghị của Hội nghiên cứu tác động của khoa học Mỹ vừa tổ chức gần đây.
Ông Luke Oman, nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm các chuyến bay vũ trụ Mỹ cho biết: “Theo những tính toán, chiến tranh hạt nhân, dù chỉ là chiến tranh khu vực cũng có thể gây ra hiện tượng lạnh giá trên toàn cầu không thể lường trước được và giảm hẳn những trận mưa và tuyết rơi trong nhiều năm. Tiếp theo đó sẽ là nạn đói và dịch bệnh xảy ra”.
Các nhà nghiên cứu dự đoán, do những đám cháy ở tầng đối lưu (troposphere), khoảng 5 triệu tấn muội than sẽ rơi xuống mặt đất. Sau đó lượng cacbon này sẽ hấp thụ nhiệt từ Mặt trời đổ xuống, tựa như một quả khinh khí cầu, nó sẽ bốc lên càng ngày càng cao, và ở lại trên đó rất lâu.
Nhiệt độ trung bình trên toàn cầu sẽ giảm xuống 1,25 độ C trong vòng 2 đến 3 năm. Tại các vùng nhiệt đới, châu Âu, châu Á và vùng Alaska sẽ lạnh hơn trước 3 đến 4 độ C. Tại một số vùng ở Bắc cực và Nam cực thì ngược lại, sẽ nóng lên đôi chút vì hướng gió và hướng của dòng hải lưu sẽ thay đổi.
Mười năm sau, nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ thấp hơn 0,5 độ C so với trước chiến tranh hạt nhân. Lượng mưa và tuyết rơi trên toàn hành tinh sẽ giảm khoảng 10% trong thời gian từ 1 đến 4 năm.Thậm chí, sau 7 năm lượng mưa và tuyết vẫn còn giảm 5% so với thời gian trước chiến tranh. Đất trên toàn cầu sẽ mất đi độ phì nhiêu, một số nơi rắn lại như đá. Nạn đói ở khắp nơi sẽ xảy ra.
Tuấn Hà (Theo KP.ru)
TIN LIÊN QUAN
Chắc nhiều người vẫn còn nhớ trong thời kỳ chiến tranh lạnh, các nhà khoa học đã từng hình dung ra các kịch bản của những cuộc chiến tranh hạt nhân. Chẳng hạn họ đã mô tả khá chi tiết về “mùa đông hạt nhân” mà nhân loại sẽ phải chịu đựng nếu như kho bom hạt nhân của hai siêu cường là Liên Xô và Mỹ cùng được huy động. Khi đó khói của những đám cháy khủng khiếp, bụi và tro sẽ che lấp mặt trời trong một vài tuần. Theo kịch bản này, ngay sau đó, nạn đói và bệnh tật sẽ giết chết khoảng một nửa nhân loại.
Chiến tranh hạt nhân dù là cục bộ cũng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho Trái đất. |
Ngày nay, các kịch bản như vậy liệu có trở thành hiện thực không? Tình trạng đối đầu của các siêu cường đã kết thúc. “Mùa đông hạt nhân” toàn cầu rất may chỉ còn là chuyện nói đến trong sách vở.
Tuy nhiên các cuộc chiến tranh nguyên tử “cục bộ” thì vẫn còn tiềm ẩn những nguy cơ như trước, là một sự đe doạ có thật. Chính điều này đã đã khiến cho các chuyên gia của NASA cũng như các nhà dự báo chiến lược phải mô hình hoá các hậu quả về khí hậu nếu như một trăm quả bom nguyên tử tương tự như quả bom Mỹ đã ném xuống Hiroshima cùng nổ trong một thời gian ngắn (tất nhiên không thể kéo dài) của cuộc chiến. Mỗi quả bom như vậy tương đương sức công phá của 15.000 tấn trotyl, mà đó mới chỉ là 0,03% kho vũ khí hạt nhân của nhân loại.
Kết quả nghiên cứu thảm hoạ này đã được trình bày tại Hội nghị của Hội nghiên cứu tác động của khoa học Mỹ vừa tổ chức gần đây.
Ông Luke Oman, nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm các chuyến bay vũ trụ Mỹ cho biết: “Theo những tính toán, chiến tranh hạt nhân, dù chỉ là chiến tranh khu vực cũng có thể gây ra hiện tượng lạnh giá trên toàn cầu không thể lường trước được và giảm hẳn những trận mưa và tuyết rơi trong nhiều năm. Tiếp theo đó sẽ là nạn đói và dịch bệnh xảy ra”.
Các nhà nghiên cứu dự đoán, do những đám cháy ở tầng đối lưu (troposphere), khoảng 5 triệu tấn muội than sẽ rơi xuống mặt đất. Sau đó lượng cacbon này sẽ hấp thụ nhiệt từ Mặt trời đổ xuống, tựa như một quả khinh khí cầu, nó sẽ bốc lên càng ngày càng cao, và ở lại trên đó rất lâu.
Nhiệt độ trung bình trên toàn cầu sẽ giảm xuống 1,25 độ C trong vòng 2 đến 3 năm. Tại các vùng nhiệt đới, châu Âu, châu Á và vùng Alaska sẽ lạnh hơn trước 3 đến 4 độ C. Tại một số vùng ở Bắc cực và Nam cực thì ngược lại, sẽ nóng lên đôi chút vì hướng gió và hướng của dòng hải lưu sẽ thay đổi.
Mười năm sau, nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ thấp hơn 0,5 độ C so với trước chiến tranh hạt nhân. Lượng mưa và tuyết rơi trên toàn hành tinh sẽ giảm khoảng 10% trong thời gian từ 1 đến 4 năm.Thậm chí, sau 7 năm lượng mưa và tuyết vẫn còn giảm 5% so với thời gian trước chiến tranh. Đất trên toàn cầu sẽ mất đi độ phì nhiêu, một số nơi rắn lại như đá. Nạn đói ở khắp nơi sẽ xảy ra.
Tuấn Hà (Theo KP.ru)