Bộ trưởng Y tế Đức mới đây tuyên bố, có lý do để lạc quan một cách thận trọng rằng sự bùng phát một chủng vi khuẩn E. coli chết người mới đã qua giai đoạn đỉnh điểm.
TIN BÀI LIÊN QUAN
Phát biểu trước báo giới, Bộ trưởng Y tế Đức Daniel Bahr nói "có một số ý kiến nhận định chúng ta đã vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất" nhưng vẫn còn quá sớm để đưa ra tín hiệu cho biết rằng mối nguy hiểm không còn nữa.
Cho tới hiện tại, sự bùng phát dịch E.coli enterrrohemorragic (EHEC) đã lan tới 12 quốc gia, cướp đi sinh mạng của 24 người, làm 2.400 người bị lây nhiễm và để lại biến chứng tấn công thận của hàng trăm người.
Liên minh châu Âu (EU) đã đề xuất bồi thường 150 triệu Euro cho người nông dân. Tuy nhiên, các bộ trưởng nông nghiệp EU tuyên bố họ cần thêm sự bù đắp nữa và rằng các nhà sản xuất rau quả nước họ cần phải được bồi thường cho toàn bộ tổn thất, ước tính lên tới 417 triệu Euro một tuần.
Tuần trước, nhà chức trách y tế ở miền bắc Đức - tâm điểm bùng phát dịch từ giữa tháng 5 - đã đổ lỗi nhầm nguyên nhân sự cố cho sản phẩm dưa chuột của Tây Ban Nha. Sau khi dưa chuột Tây Ban Nha được minh oan, mọi nghi ngờ dồn sang giá đỗ nhưng các cuộc kiểm nghiệm không đưa ra được bằng chứng thuyết phục.
Các điều tra viên vẫn đang cố gắng xác định nguồn gốc thực sự của chủng vi khuẩn EHCE. Giới truyền thông tiếp tục đưa tin hàng ngày về các trường hợp lây nhiễm E.coli mới, kể cả 94 người ở Đức hôm 7/6.
Trong khi đó, Cao ủy EU về Y tế và các vấn đề người tiêu dùng John Dalli đã lên tiếng cảnh báo nhà chức trách Đức không nên đưa ra những kết luận quá sớm và thiếu chính xác về nguồn gốc thực phẩm nhiễm khuẩn. Theo ông, thông tin cần phải hợp lý về mặt khoa học và được kiểm chứng rõ ràng trước khi công bố.
Tiến sĩ Guenael Rodier, giám đốc phụ trách các bệnh có thể lây nhiễm tại Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhận định thêm rằng, nếu nguồn gốc của dịch E. coli mới không được nhận diện sớm thì nó có thể sẽ không bao giờ được tìm ra.
Theo các chuyên gia y tế, nhiễm vi khuẩn EHEC có thể dẫn đến hội chứng tán huyết - tăng urê máu (HUS) gây suy giảm chức năng thận và xuất huyết đường tiêu hóa. Các bệnh viện ở Đức đang kêu gọi hiến máu cho các bệnh nhân nhiễm EHEC ở nước này.
Cơ quan bảo vệ sức khỏe Anh khuyến cáo, để phòng chống dịch, mọi người cần phải rửa ra quả trước khi ăn; bóc vỏ hoặc nấu chín rau quả cũng như rửa tay thường xuyên để tránh việc lấy lan vi khuẩn E. coli từ người sang người.
TIN BÀI LIÊN QUAN
Ảnh chụp vi khuẩn E.coli enterrrohemorragic (EHEC) dưới kính hiển vi của Trung tâm bệnh truyền nhiễm Helmoholtz, Brunswick, Đức. Ảnh: Boston.com |
Cho tới hiện tại, sự bùng phát dịch E.coli enterrrohemorragic (EHEC) đã lan tới 12 quốc gia, cướp đi sinh mạng của 24 người, làm 2.400 người bị lây nhiễm và để lại biến chứng tấn công thận của hàng trăm người.
Liên minh châu Âu (EU) đã đề xuất bồi thường 150 triệu Euro cho người nông dân. Tuy nhiên, các bộ trưởng nông nghiệp EU tuyên bố họ cần thêm sự bù đắp nữa và rằng các nhà sản xuất rau quả nước họ cần phải được bồi thường cho toàn bộ tổn thất, ước tính lên tới 417 triệu Euro một tuần.
Tuần trước, nhà chức trách y tế ở miền bắc Đức - tâm điểm bùng phát dịch từ giữa tháng 5 - đã đổ lỗi nhầm nguyên nhân sự cố cho sản phẩm dưa chuột của Tây Ban Nha. Sau khi dưa chuột Tây Ban Nha được minh oan, mọi nghi ngờ dồn sang giá đỗ nhưng các cuộc kiểm nghiệm không đưa ra được bằng chứng thuyết phục.
Các điều tra viên vẫn đang cố gắng xác định nguồn gốc thực sự của chủng vi khuẩn EHCE. Giới truyền thông tiếp tục đưa tin hàng ngày về các trường hợp lây nhiễm E.coli mới, kể cả 94 người ở Đức hôm 7/6.
Trong khi đó, Cao ủy EU về Y tế và các vấn đề người tiêu dùng John Dalli đã lên tiếng cảnh báo nhà chức trách Đức không nên đưa ra những kết luận quá sớm và thiếu chính xác về nguồn gốc thực phẩm nhiễm khuẩn. Theo ông, thông tin cần phải hợp lý về mặt khoa học và được kiểm chứng rõ ràng trước khi công bố.
Tiến sĩ Guenael Rodier, giám đốc phụ trách các bệnh có thể lây nhiễm tại Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhận định thêm rằng, nếu nguồn gốc của dịch E. coli mới không được nhận diện sớm thì nó có thể sẽ không bao giờ được tìm ra.
Theo các chuyên gia y tế, nhiễm vi khuẩn EHEC có thể dẫn đến hội chứng tán huyết - tăng urê máu (HUS) gây suy giảm chức năng thận và xuất huyết đường tiêu hóa. Các bệnh viện ở Đức đang kêu gọi hiến máu cho các bệnh nhân nhiễm EHEC ở nước này.
Cơ quan bảo vệ sức khỏe Anh khuyến cáo, để phòng chống dịch, mọi người cần phải rửa ra quả trước khi ăn; bóc vỏ hoặc nấu chín rau quả cũng như rửa tay thường xuyên để tránh việc lấy lan vi khuẩn E. coli từ người sang người.
- Thanh Bình