Sau tai họa thiên nhiên khủng khiếp gây ra cho Nhà máy điện hạt nhân Fukushima, hôm nay (11/8), Nhật Bản đã cho tái khởi động nhà máy điện hạt nhân đầu tiên.

{keywords}

Lò phản ứng số 1, số 2 ở Nhà máy Điện hạt nhân Sendai, tại Satsumasendai (Kyodo News/AP)

Tập đoàn Điện năng Kyushu (Nhật Bản) cho biết lò phản ứng số 1 tại Sendai, hôm nay, thứ Ba ngày 11/8/2015, đã bắt đầu hoạt động trở lại vào lúc 10h30 giờ địa phương (01:30 GMT). Lò phản ứng tái khởi động đầu tiên này ​​sẽ bắt đầu phát điện vào ngày thứ Sáu tới và đạt công suất toàn phần vào thời gian nào đó trong tháng sau.

Tất cả các nhà máy hạt nhân của Nhật Bản đã dần dần đóng cửa cả loạt sau một loạt tai nạn động đất sóng thần khủng khiếp tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima.

Sau khi vượt qua các khâu kiểm tra nghiêm ngặt mới, Tập đoàn Điện năng Kyushu báo tin sẽ cho khởi động lại lò phản ứng số một tại nhà máy Sendai vào sáng thứ Ba 11/8/2015 và tiếp theo sẽ là lò phản ứng số 2.

Các nhà điều hành năng lượng Nhật Bản cũng đã có chủ trương cho hoạt động nhằm khởi động lại 25 lò phản ứng, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của công chúng.

Thủ tướng Shinzo Abe hôm thứ hai cho biết rằng chính phủ muốn đẩy mạnh khởi động lại các lò phản ứng sau khi đã qua "sự sàng lọc an toàn nghiêm ngặt nhất thế giới".

"Tôi muốn Kyushu Electric đặt an toàn lên hàng đầu và áp dụng các biện pháp phòng ngừa tối đa cho việc khởi động lại", ông nói.

Chính phủ cho biết Nhật Bản cần năng lượng hạt nhân để cắt giảm hóa đơn nhập khẩu năng lượng lớn và cắt giảm lượng khí thải CO2 của Nhật Bản ngày càng tăng.

Phóng viên BBC Rupert Wingfield-Hayes ở Tokyo nói rằng hơn 100 triệu đôla đã được chi cho việc lắp các hệ thống an toàn mới tại nhà máy Sendai.

Cơ quan Pháp quy Hạt nhân của Nhật Bản đã thông qua hai lò phản ứng tại quần đảo Sendai trong tháng Chín năm ngoái theo những quy định nghiêm ngặt về an toàn. Sau lò thứ nhất được cho tái khởi động hôm nay, lò thứ hai đang chuẩn bị sẵn sang để tái khởi động vào tháng Mười sắp đến.

Mặc dù chính phủ đã có kế hoạch nói trên, như tiên liệu vẫn có sự phản đối mạnh mẽ của công cộng đối với sự khởi động lại các nhà máy điện hạt nhân và có sự tụ tập những người phản đối bên ngoài nhà máy Sendai thứ Hai hôm qua.

Cư dân địa phương nói rằng họ đang lo lắng về mối nguy hiểm tiềm tàng từ các núi lửa đang hoạt động trong khu vực. Mặc dù, ở tai họa động đất sóng thần tháng 3 năm 2011, trong số gần 16.000 người chết và hơn 2.500 người mất tích không có ai trong số các ca tử vong có liên quan đến thảm họa hạt nhân.

T.M. (Tổng hợp)