Chỉ dựa vào nguồn điện hạt nhân, Nhật Bản mới có thể tuyên bố về chỉ tiêu dự kiến của quốc gia mình đáp ứng Bản thỏa thuận Khí hậu toàn cầu ở Hội nghị Paris vào tháng 12 năm nay.
Theo WNN, Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) ngày hôm qua đã công bố rằng họ đã nhận được Định mức đóng góp quốc gia dự kiến (INDC) của Nhật Bản.
Cụ thể, Nhật Bản đặt mục tiêu đến năm tài chính 2030 (kết thúc tháng ba năm 2031) giảm mức phát thải khí nhà kính một lượng 26% so với năm tài chính 2013. Điều này tương đương với lượng 1.042 tỷ tấn dioxide carbon (CO2) trong năm 2030.
Lò phản ứng đầu tiên của Nhật Bản tái khởi động ngày thứ Ba, 11/8/2015. Ảnh: Reuters. |
Cũng cần biết thêm rằng, khoảng 90% lượng khí nhà kính của Nhật Bản phát thải chủ yếu từ các ngành công nghiệp năng lượng kèm phát CO2. Như vậy, đến năm 2030 so với năm 2013, lượng khí nhà kính phát thải từ các ngành công nghiệp này sẽ giảm được 25%, tức giảm từ 1,235 tỷ xuống chỉ còn 927 triệu tấn.
Giới thiệu định mức đóng góp quốc gia dự kiến (INDC) của mình, Nhật Bản cho thấy rằng, họ phải đối mặt với một sự thay đổi mạnh mẽ trong hoàn cảnh ngành năng lượng chịu đựng cơn sóng thần và động đất kinh khủng ở phần miền đông rộng lớn và tai họa thiên nhiên bất khả kháng xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi.
Trong chính sách năng lượng mới của Nhật Bản, điện hạt nhân dự kiến sẽ chiếm 20-22% tổng sản lượng điện của Nhật Bản vào năm 2030 cộng với một phần tương đương từ các nguồn năng lượng tái tạo. Phần điện năng còn lại sẽ được đáp ứng bằng than (26%), LNG (27%) và dầu (3%). Ở đây, rõ ràng, chính sách "sử dụng điện hạt nhân có bảo đảm quy chế an toàn mới” đã được xác nhận là không thể loại bỏ được.
Hầu hết các nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản vẫn còn đóng cửa nằm yên sau thảm họa Fukushima Daiichi tháng 3/2011. Chỉ có lò phản ứng hạt nhân Sendai 1 ở tỉnh Kagoshima Prefecture thuộc đảo phía nam Kyushu vừa được cho tái khởi động ngày 11/8/2015 vừa qua là lò đầu tiên được tái khởi động.
Và theo báo chí Nhật Bản và quốc tế (như CNN và WNN) một lò thứ hai được tuyên bố đang được chuẩn bị để khởi động tiếp vào tháng 10 tới. Trong khi đó, khoảng 20 lò phản ứng khác cũng đã và đang được xem xét và chuyển động theo hướng tiến đến quá trình tái khởi động tiếp tục.
Cùng với Nhật Bản đến nay đã có 47 quốc gia đã chính thức nộp bản “Định mức đóng góp quốc gia dự kiến (INDC)” cho Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) khi Hội nghị biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc tại Paris COP-21 đang đến gần.
Trần Minh