Từ hồi chiến tranh lạnh, Liên xô và Mỹ chạy đua trong việc chế tạo đại bác laser trang bị cho máy bay (A-60 của Nga và Boeing-747 của Mỹ) song đã xếp lại khi chiến tranh lạnh kết thúc. Lâu nay, Nga đã âm thầm khôi phục chương trình này, nhưng Mỹ vẫn chưa động tĩnh, tạp chí Wired của Mỹ cho hay.

TIN LIÊN QUAN

Vào đầu những năm 1980, các kỹ sư Liên Xô đã bắt đầu trang bị đại bác laser cho những chiếc máy bay IL-76. Trong khuôn khổ chế tạo thử nghiệm đã từng có hai “Cánh chim bằng” (Sokol – tên riêng ký hiệu cho loại máy bay này) cất cánh trên không trung. Người ta cho rằng đây là đối trọng của Liên Xô trước sự nỗ lực của Mỹ hoàn thiện nhóm vũ khí laser có khả năng diệt tên lửa và vệ tinh. Nhưng với sự tan rã của cường quốc thứ hai này, chương trình “Những cánh chim bằng” bị xếp lại.

Chiếc máy bay trang bị "đại bác laser" A-60 của Nga. Ảnh: Wired.

Hồi những năm đầu 1990 là vậy. Nhưng hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều dẫn chứng cho thấy quân đội Nga đang phục hồi lại các dự án vũ khí laser từ thời Liên Xô chưa sụp đổ. Tạp chí Space Review trong số mới đây kể lại rằng giới quân sự đã phát hiện sự xuất hiện những khẩu đại bác phóng tia bức xạ lạ hướng lên trời, nhằm vào những vệ tinh của Mỹ.

Trong số nhiều máy bay của Tổ hợp hàng không Tagangorski, có loại A-60 giống như “Phòng thí nghiệm laser bay” (Airborn Laser Test Bed), tức loại Boeing -747 quân dụng có lắp dặt vũ khí laser. Cả 2 loại đều có phần mũi nhô ra và phần trên của thân máy bay có chỗ gồ lên như một cái bướu quái dị. Phần mũi của Boeing -747 của Mỹ chính là “phòng thí nghiệm laser”, bên trong là khẩu đại bác laser có thể bắn hạ các tên lửa đang bay đến gần.

Trong khi đó, phần mũi của A-60 có những lỗ hổng không nhìn thấy. Theo nhà sử học vũ trụ Mỹ Dwayne Day viết trên Tạp chí Space Review thì “chỗ phình ra ở phía trên phần đuôi máy bay A-60 của Nga, giống như chiếc vỏ hến úp lên chính là “ụ pháo” laser, công suất 1 megawatt. Laser rõ ràng được bố trí để bắn hướng vào các mục tiêu nằm ở phía trên, chứ không để bắn xuống mục tiêu dưới mặt đất hoặc hai bên sườn”.

Năm ngoái một quan chức quân sự Nga giấu tên, nói hệ thống A-60 “có mục đích để chuyển năng lượng laser đến các đối tượng rất xa nhằm chống lại các phương tiện quang-điện tử của đối phương”. Nói cách khác, laser được phóng ra để “làm mù” các vệ tinh gián điệp của Mỹ.

Ý tưởng đó không phải là chuyện viễn tưởng mà đã từng xảy ra rồi. Năm 1984, Liên Xô đã hướng laser mạnh vào tàu con thoi Challenger của Mỹ, cho rằng đó là vệ tinh gián điệp trên quỹ đạo. Tạp chí chuyên về vũ khí có tên là Jane’s Intelligence Review, cho biết, chùm laser này đã “làm tàu con thoi bị trục trặc, chao đảo mà phi hành đoàn hồi đó không đoán ra được nguyên nhân”. Năm 2006, Trung Quốc cũng bắn laser từ Trái đất vào các vệ tinh Mỹ và đã diệt trừ được những cặp “mắt vũ trụ” của Mỹ.

Chiếc Boeing 747 của Mỹ. Ảnh: Wired.

Những bức ảnh mô tả việc phục hồi các khẩu đại bác laser của Nga bắt đầu xuất hiện vào năm 2009. Vào mùa hè năm 2010, trên báo Pravda đã công khai tiết lộ việc xây dựng “căn cứ laser quân sự trên không” trên cơ sở lL-76, dùng để chống lại các phương tiện do thám của đối phương trong các tình huống khác nhau. Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã có nhiều làn đề cập đến việc trang bị “ký thuật laser và vũ trụ” của những thiết bị bay không người lái Israel.

Người ta còn chưa rõ trình độ nghiên cứu chế tạo đại bác laser của Nga tiến bộ đến đâu. Chỉ biết rằng trong khi Nga đã âm thầm khởi động lại Chương trình A-60 của mình từ khá lâu rồi, thì Chương trình “Phong thí nghiệm laser bay” của Mỹ vẫn còn rất chậm chạp.

Kế hoạch chế tạo máy bay quân dụng B-747 trang bị đại bác laser bị đình chỉ từ hồi kết thúc chiến tranh lạnh vẫn dừng lại ở tình trạng chỉ có một chiếc, mà việc thử nghiệm hồi đó chưa mấy thành công. Sau hàng chục năm thiết kế thử nghiêm và chi vào đó hàng tỉ đôla, “phong thí nghiệm laser bay” của Mỹ vẫn chưa bắn trúng vào mục tiêu.

Tuấn Hà