Sau khi cấy ghép thành công tim nhân tạo không đập như những trái tim thông thường trên động vật thí nghiệm, Mỹ bắt đầu cấy ghép cho người.
TIN LIÊN QUAN
Trang Rian của Nga cho hay, lần đầu tiên trong lịch sử y học, các nhà khoa học Mỹ đã cấy ghép một “thiết bị”gọi là “tim nhân tạo không cần đập” lên người. Đặc điểm của “thiết bị” này là nó làm dòng máu luân chuyển liên tục. Như vậy, tim người không cần đập và người ta không thể đo được nhịp tim theo cách “truyền thống”.
Một bệnh nhân người Mỹ tình nguyện để các bác sĩ ghép trái tim nhân tạo “không cần đập” lên cơ thể mình. Ông ta đã tuyệt vọng vì biết rõ chẳng còn cách nào khác có thể mang lại cho mình cơ hội sống sót. Với “thiết bị” này ông ta có thể sống thêm được 5 tuần nữa, và sẽ chết vì các nguyên nhân khác không liên quan đến mổ tim.
Điều đáng chú ý là những thiết bị y tế giúp các bác sĩ đánh giá được tình trạng sức khỏe của một người mà tim không đập cũng là những thiết bị thường dùng. Trong, khi ghép tim, bệnh nhân vẫn tỉnh táo, nói chuyện với vợ.
Để đảm bảo cho máu tuần hoàn, các thiết bị thông thường dùng cho tim nhân tạo kiểu cũ không thể dùng được. Vì thế, cần phải chế tạo một thiết bị ghép tim hoàn toàn mới về nguyên lý và toàn bộ quá trình sẽ được truyền trên các kênh vô tuyến để các chuyên gia y học trên thế giới có thể chứng kiến.
Bảo Châu
TIN LIÊN QUAN
Cậu bé sống với nửa trái tim
Phát hiện 13 biến thể gen gây bệnh tim
Bé trai có trái tim nằm ngoài cơ thể
Phát hiện 13 biến thể gen gây bệnh tim
Bé trai có trái tim nằm ngoài cơ thể
Trang Rian của Nga cho hay, lần đầu tiên trong lịch sử y học, các nhà khoa học Mỹ đã cấy ghép một “thiết bị”gọi là “tim nhân tạo không cần đập” lên người. Đặc điểm của “thiết bị” này là nó làm dòng máu luân chuyển liên tục. Như vậy, tim người không cần đập và người ta không thể đo được nhịp tim theo cách “truyền thống”.
Các bác sĩ đang tiến hành ghép quả tim nhân tạo kiểu mới vào cơ thể bệnh nhân. |
Một bệnh nhân người Mỹ tình nguyện để các bác sĩ ghép trái tim nhân tạo “không cần đập” lên cơ thể mình. Ông ta đã tuyệt vọng vì biết rõ chẳng còn cách nào khác có thể mang lại cho mình cơ hội sống sót. Với “thiết bị” này ông ta có thể sống thêm được 5 tuần nữa, và sẽ chết vì các nguyên nhân khác không liên quan đến mổ tim.
Điều đáng chú ý là những thiết bị y tế giúp các bác sĩ đánh giá được tình trạng sức khỏe của một người mà tim không đập cũng là những thiết bị thường dùng. Trong, khi ghép tim, bệnh nhân vẫn tỉnh táo, nói chuyện với vợ.
Để đảm bảo cho máu tuần hoàn, các thiết bị thông thường dùng cho tim nhân tạo kiểu cũ không thể dùng được. Vì thế, cần phải chế tạo một thiết bị ghép tim hoàn toàn mới về nguyên lý và toàn bộ quá trình sẽ được truyền trên các kênh vô tuyến để các chuyên gia y học trên thế giới có thể chứng kiến.
Bảo Châu