Sau khám phá thú vị về loài bọ nước gây ồn bằng dương vật vừa qua, liệu trật tự những loài vật ồn ào nhất thế giới có được sắp xếp lại ngôi thứ? Cùng điểm mặt lại những ‘hiệp sĩ’ ồn ào nhất trong tự nhiên theo tạp chí National Geographic.
TIN LIÊN QUAN
Ca sỹ đại dương, ca sỹ hành tinh
Cá voi xanh là loài vật ồn ào nhất trong tất cả các loài vật từng được biết đến, với âm lượng lên đến 118 decibel. Cá voi xanh không hát những ‘bài hát’ phức tạp như những con cá voi lưng gù song những tiếng kêu tần số thấp của chúng – dưới ngưỡng con người có thể nghe thấy, có thể được nhận ra từ cách hơn 805 kilomet. Những tính toán từ những năm 1970 của hai nhà khoa học Roger Payne và Douglas Webb đã đoán, tiếng hát của cá voi xanh có thể lan truyền xuyên đại dương.
Cá voi xanh ‘hát’ to hơn máy bay phản lực (âm lượng 140 decibel). Tiếng hét to nhất của con người chỉ đạt hơn 70 decibel. Trong khi ngưỡng âm thanh gây đau tai cho con người là từ 120 – 130 decibel. Vài năm trước đây, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng cá voi đang giảm tần suất số lần hát đi.
Loài trên cạn ồn ào nhất
Khỉ hét là loài vật trên cạn ồn ào nhất. Dân số đông loài này sống trong các rừng mưa Nam Mỹ. Vài người cho rằng những tiếng hét của chúng thực ra giống với tiếng gầm hơn, và có thể nghe thấy được từ cách 4,8 kilomet. Âm lượng tiếng hét của khỉ hét đo được từ cách 5 mét lên đến 88 decibel, gần bằng âm thanh phát ra khi tàu điện ngầm đang chạy trên đường ray (95 decibel). Khỉ hét chỉ đứng sau cá voi xanh về âm lượng âm thanh nó tạo ra.
Nghiên cứu đã chỉ ra, khỉ hét ‘hét’ bằng chiếc xương móng hình chữ U trong họng con vật. Chiếc xương này không thực sự móc với bất kỳ chiếc xương nào khác, vì vậy nó chỉ có vẻ treo ở đó. Chiếc xương phóng đại đó tạo thành một chiếc túi họng giúp cộng hưởng tiếng hét trước khi nó vỡ thoát ra ngoài khỏi vòm miệng con vật.
Loài khỉ hét vì nhiều mục đích khác nhau, hét để thông báo địa điểm, để bảo vệ lãnh thổ, để bảo vệ bạn, nhưng con người vẫn chưa biết đến ‘từ vựng’ của chúng.
Đi ngủ vẫn gây ồn
Khi chim dầu (oilbird) trở về tổ là những cái hang để đi ngủ, đoàn đông loài chim ồn ào nhất từng được biết đến có thể gây điếc tai bạn. Chim dầu sử dụng cơ chế định vị bằng tiếng vang để tìm đường đi trong những hang động hoàn toàn tối. Tuy nhiên, không giống tiếng kêu của các loài dơi, tiếng quác quác của chim dầu ở trong ngưỡng nghe thấy của con người. Mỗi con chim có thể tạo ra âm thanh quác quác lên đến 100 decibel đo ở cự ly gần, cả bầy đoàn gồm hàng nghìn con chim dầu cộng hưởng âm thanh lên mức khủng khiếp.
Chim dầu dường như sử dụng cơ chế định vị bằng tiếng vang chỉ khi ở trong nhà là những cái hang mà không sử dụng chúng trong những cuộc tìm kiếm thức ăn ban đêm. Điều này có thể bởi vì độ nhạy của chúng không cao. Một thí nghiệm khoa học cho thấy chim dầu đâm đầu thẳng vào những đĩa nhựa rộng 10 centimet nhưng chúng có thể tránh được những cái đĩa rộng 20 centimet và rộng hơn.
Vua ầm ĩ lưỡng cư
Chỉ những con đực của loài nhái coqui phổ biến mới hát và tiếng hát của chúng từng ghi lại được lên đến 100 decibel (đo từ cách 1 mét), giúp chúng giành ngôi vua lưỡng cư ồn ào từng được biết đến. Tiếng hát của loài nhái ăn đêm này có hai ý nghĩa: để thông báo lãnh thổ với những con đực khác và hấp dẫn con cái.
Trong môi trường sinh sống bản địa ở Puerto Rico, nhái coqui được coi là một phần của di sản thiên nhiên của hòa đảo. Tuy nhiên ở Hawaii, người dân thường xuyên mất ngủ đêm vì tiếng ồn do các con nhái tụ tập đông đảo gây ra, tương đương như người ta đang bật máy cắt cỏ cho nó hoạt động suốt đêm, theo Bộ Nông nghiệp Hawaii (Mỹ).
Tiếng nổ ồn ào nhất do sinh vật sống gây ra
Loài tôm bắn súng không hát, không hót, không thét, không huýt mà đơn giản tạo ra độc một tiếng nổ ồn ào nhất từng được các loài sinh vật sống tạo ra. Tiếng ồn của tôm bắn súng đủ để ‘che’ được tàu ngầm tránh khỏi hệ thống siêu âm phát hiện tàu ngầm.
Tôm bắng súng làm con mồi ‘choáng’ bằng cách khép cực nhanh cặp càng đặc biệt của nó để bắn ra những vòi nước với tốc độ 100km/giờ, tạo ra một bong bóng khí áp suất thấp về đằng sau. Bong bóng khí vỡ tạo ra một vụ nổ mini với âm lượng 200 decibel, điều này làm con mồi bị choáng ngất và giết chết con mồi của nó.
Khuyếch đại tiếng hát bằng loa tự tạo
Loài dế chũi Gryllotalpa vinae là loài côn trùng ồn ào nhất. Loài dế này sử dụng chân trước chuyên hóa của nó để đào những cái hang hình loa. Đứng bên trong cái loa đã đào, con dế có thể kêu chíp chíp to đủ để một người đứng từ cách 600 mét cũng nghe thấy.
Máy ghi âm đặt cách 1 mét từ đầu hang con dế đã ghi lại được âm thanh có âm lượng lên đến 92 decibel, lớn hơn âm lượng máy cắt cỏ. Thực tế, loài G. vinae đã ‘chơi gian’ khi sử dụng cái hang đào để có thể kích âm thực thoát ra từ cơ thể, chuyển 30% năng lượng của nó thành âm thanh khuyếch đại.
Gây ồn nhờ dương vật
Mặc dù không phải là loài vật ồn ào nhất trong tự nhiên nếu xét trên cơ sở decibel đươn thuần, nhưng loài bọ nước Micronecta scholtzi thực sự tạo ra những âm thanh ồn ào nhất so với kích thước cơ thể của nó, theo công bố khoa học trên tạp chí PloS ONE đầu tháng này.
Các chuyên gia và các nhà sinh học tiến hóa ở Scotland và Pháp đã ghi âm lại tiếng ‘hát’ con bọ nước chỉ to bằng hạt gạo với cường độ lên đến 105 decibel, tương đương với tiếng chiếc búa tạ đập trong khoảng cách một sải tay. Tuy âm thanh vọng từ dưới đáy ao đã giảm đi nhiều khi lên đến mặt nước song ‘lời ca’ của bọ nước vẫn đủ to để một người đứng trên bờ ao có thể nghe thấy.
Đáng kể là, loài bọ nước tạo tiếng ồn bằng cách cọ dương vật vào bụng, quá trình tương tự như dế ‘hát’. Tạo tiếng ồn bằng cơ quan sinh dục ngoài tương đối hiếm trong vương quốc động vật tuy nhiên các loài động vật đã tiến hóa hàng trăm cách khác nhau để khuyếch âm tiếng ‘hát’ của chúng.
Phan Khôi
TIN LIÊN QUAN
Ca sỹ đại dương, ca sỹ hành tinh
Cá voi xanh là loài vật ồn ào nhất trong tất cả các loài vật từng được biết đến, với âm lượng lên đến 118 decibel. Cá voi xanh không hát những ‘bài hát’ phức tạp như những con cá voi lưng gù song những tiếng kêu tần số thấp của chúng – dưới ngưỡng con người có thể nghe thấy, có thể được nhận ra từ cách hơn 805 kilomet. Những tính toán từ những năm 1970 của hai nhà khoa học Roger Payne và Douglas Webb đã đoán, tiếng hát của cá voi xanh có thể lan truyền xuyên đại dương.
Cá voi xanh ‘hát’ to hơn máy bay phản lực (âm lượng 140 decibel). Tiếng hét to nhất của con người chỉ đạt hơn 70 decibel. Trong khi ngưỡng âm thanh gây đau tai cho con người là từ 120 – 130 decibel. Vài năm trước đây, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng cá voi đang giảm tần suất số lần hát đi.
Loài trên cạn ồn ào nhất
Khỉ hét là loài vật trên cạn ồn ào nhất. Dân số đông loài này sống trong các rừng mưa Nam Mỹ. Vài người cho rằng những tiếng hét của chúng thực ra giống với tiếng gầm hơn, và có thể nghe thấy được từ cách 4,8 kilomet. Âm lượng tiếng hét của khỉ hét đo được từ cách 5 mét lên đến 88 decibel, gần bằng âm thanh phát ra khi tàu điện ngầm đang chạy trên đường ray (95 decibel). Khỉ hét chỉ đứng sau cá voi xanh về âm lượng âm thanh nó tạo ra.
Nghiên cứu đã chỉ ra, khỉ hét ‘hét’ bằng chiếc xương móng hình chữ U trong họng con vật. Chiếc xương này không thực sự móc với bất kỳ chiếc xương nào khác, vì vậy nó chỉ có vẻ treo ở đó. Chiếc xương phóng đại đó tạo thành một chiếc túi họng giúp cộng hưởng tiếng hét trước khi nó vỡ thoát ra ngoài khỏi vòm miệng con vật.
Loài khỉ hét vì nhiều mục đích khác nhau, hét để thông báo địa điểm, để bảo vệ lãnh thổ, để bảo vệ bạn, nhưng con người vẫn chưa biết đến ‘từ vựng’ của chúng.
Đi ngủ vẫn gây ồn
Khi chim dầu (oilbird) trở về tổ là những cái hang để đi ngủ, đoàn đông loài chim ồn ào nhất từng được biết đến có thể gây điếc tai bạn. Chim dầu sử dụng cơ chế định vị bằng tiếng vang để tìm đường đi trong những hang động hoàn toàn tối. Tuy nhiên, không giống tiếng kêu của các loài dơi, tiếng quác quác của chim dầu ở trong ngưỡng nghe thấy của con người. Mỗi con chim có thể tạo ra âm thanh quác quác lên đến 100 decibel đo ở cự ly gần, cả bầy đoàn gồm hàng nghìn con chim dầu cộng hưởng âm thanh lên mức khủng khiếp.
Chim dầu dường như sử dụng cơ chế định vị bằng tiếng vang chỉ khi ở trong nhà là những cái hang mà không sử dụng chúng trong những cuộc tìm kiếm thức ăn ban đêm. Điều này có thể bởi vì độ nhạy của chúng không cao. Một thí nghiệm khoa học cho thấy chim dầu đâm đầu thẳng vào những đĩa nhựa rộng 10 centimet nhưng chúng có thể tránh được những cái đĩa rộng 20 centimet và rộng hơn.
Vua ầm ĩ lưỡng cư
Chỉ những con đực của loài nhái coqui phổ biến mới hát và tiếng hát của chúng từng ghi lại được lên đến 100 decibel (đo từ cách 1 mét), giúp chúng giành ngôi vua lưỡng cư ồn ào từng được biết đến. Tiếng hát của loài nhái ăn đêm này có hai ý nghĩa: để thông báo lãnh thổ với những con đực khác và hấp dẫn con cái.
Trong môi trường sinh sống bản địa ở Puerto Rico, nhái coqui được coi là một phần của di sản thiên nhiên của hòa đảo. Tuy nhiên ở Hawaii, người dân thường xuyên mất ngủ đêm vì tiếng ồn do các con nhái tụ tập đông đảo gây ra, tương đương như người ta đang bật máy cắt cỏ cho nó hoạt động suốt đêm, theo Bộ Nông nghiệp Hawaii (Mỹ).
Tiếng nổ ồn ào nhất do sinh vật sống gây ra
Loài tôm bắn súng không hát, không hót, không thét, không huýt mà đơn giản tạo ra độc một tiếng nổ ồn ào nhất từng được các loài sinh vật sống tạo ra. Tiếng ồn của tôm bắn súng đủ để ‘che’ được tàu ngầm tránh khỏi hệ thống siêu âm phát hiện tàu ngầm.
Tôm bắng súng làm con mồi ‘choáng’ bằng cách khép cực nhanh cặp càng đặc biệt của nó để bắn ra những vòi nước với tốc độ 100km/giờ, tạo ra một bong bóng khí áp suất thấp về đằng sau. Bong bóng khí vỡ tạo ra một vụ nổ mini với âm lượng 200 decibel, điều này làm con mồi bị choáng ngất và giết chết con mồi của nó.
Khuyếch đại tiếng hát bằng loa tự tạo
Loài dế chũi Gryllotalpa vinae là loài côn trùng ồn ào nhất. Loài dế này sử dụng chân trước chuyên hóa của nó để đào những cái hang hình loa. Đứng bên trong cái loa đã đào, con dế có thể kêu chíp chíp to đủ để một người đứng từ cách 600 mét cũng nghe thấy.
Máy ghi âm đặt cách 1 mét từ đầu hang con dế đã ghi lại được âm thanh có âm lượng lên đến 92 decibel, lớn hơn âm lượng máy cắt cỏ. Thực tế, loài G. vinae đã ‘chơi gian’ khi sử dụng cái hang đào để có thể kích âm thực thoát ra từ cơ thể, chuyển 30% năng lượng của nó thành âm thanh khuyếch đại.
Gây ồn nhờ dương vật
Mặc dù không phải là loài vật ồn ào nhất trong tự nhiên nếu xét trên cơ sở decibel đươn thuần, nhưng loài bọ nước Micronecta scholtzi thực sự tạo ra những âm thanh ồn ào nhất so với kích thước cơ thể của nó, theo công bố khoa học trên tạp chí PloS ONE đầu tháng này.
Các chuyên gia và các nhà sinh học tiến hóa ở Scotland và Pháp đã ghi âm lại tiếng ‘hát’ con bọ nước chỉ to bằng hạt gạo với cường độ lên đến 105 decibel, tương đương với tiếng chiếc búa tạ đập trong khoảng cách một sải tay. Tuy âm thanh vọng từ dưới đáy ao đã giảm đi nhiều khi lên đến mặt nước song ‘lời ca’ của bọ nước vẫn đủ to để một người đứng trên bờ ao có thể nghe thấy.
Đáng kể là, loài bọ nước tạo tiếng ồn bằng cách cọ dương vật vào bụng, quá trình tương tự như dế ‘hát’. Tạo tiếng ồn bằng cơ quan sinh dục ngoài tương đối hiếm trong vương quốc động vật tuy nhiên các loài động vật đã tiến hóa hàng trăm cách khác nhau để khuyếch âm tiếng ‘hát’ của chúng.
Phan Khôi