Viện Khoa học vật liệu quốc gia Nhật (NIMS) mới đây thông báo, các nhà khoa học nước này đã sáng chế được một loại vật liệu mới, rất hiệu quả trong việc khử chất phóng xạ Stronti và đồng vị phóng xạ của Iốt trong nước đã nhiễm xạ.
TIN LIÊN QUAN
Nhật báo Mainichi đưa tin, các nhà khoa học đã cho ra phát minh trên trong lúc đang nỗ lực thanh tẩy khối lượng nước nhiễm phóng xạ cực lớn tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 sau sự cố rò rỉ phóng xạ vì thảm họa kép động đất và sóng thần hồi tháng 3 vừa qua. Viện NIMS và Cơ quan năng lượng nguyên tử Nhật sẽ hợp tác để đưa loại vật liệu khử phóng xạ mới vào ứng dụng thực tế càng sớm càng tốt.
Vật liệu mới là Silic đioxít với vô số lỗ hổng bên trong có đường kính chỉ 2 - 20 nanomét (1 nanomét bằng 1/tỷ mét). Các thành bên trong của mỗi lỗ hổng này được phủ một hợp chất đặc biệt. Tùy thuộc vào loại vật liệu được sử dụng, nó sẽ liên kết với Stronti hoặc đồng vị phóng xạ của Iốt, rồi loại bỏ các chất phóng xạ này ra khỏi nước.
Theo Viện NIMS, một gram vật liệu Silic đioxít có thể hấp thụ 20 milligram đồng vị phóng xạ của Iốt hoặc 13 milligram Stronti hay khoảng 65 tỉ becquerel chất phóng xạ Stronti 90 sản sinh trong các lò phản ứng hạt nhân.
Các vật liệu đang được dùng để thanh tẩy phóng xạ hiện nay cũng có xu hướng lọc bỏ cả Clo (tương tự như Iốt), Magiê và Canxi (tương tự như Stronti). Khi nước biển được sử dụng để làm mát lò phản ứng hạt nhân Fukushima có nồng độ Clo và Magiê cao, các vật liệu khử xạ hiện nay sẽ tập trung loại bỏ những yếu tố này, làm giảm hiệu quả thanh tẩy. Tuy nhiên, vật liệu từ Silic đioxít đã khắc phục được nhược điểm này và thậm chí có thể tái sử dụng trong trường hợp khử đồng vị phóng xạ Iốt.
Kỹ sư trưởng của dự án Sherif El Safty cho biết thêm: "Nếu sản xuất trong nhà máy, bạn có thể tạo ra hàng tấn vật liệu mới này mỗi ngày. Và thậm chí trong phòng thí nghiệm, nó cũng chỉ tiêu tốn 60 - 70 Yen để chế ra một gram vật liệu đó. Nó vô cùng hiệu quả trong việc khử nhiễm xạ".
Thanh Bình
TIN LIÊN QUAN
Nhật cấm xuất cảng thịt bò Fukushima
Nhật kiểm tra an toàn mọi nhà máy hạt nhân
Nhật trồng hoa hướng dương chống phóng xạ
Nhật công bố bản đồ tích lũy phóng xạ
Nhật chế chất bột loại bỏ phóng xạ
Nhật kiểm tra an toàn mọi nhà máy hạt nhân
Nhật trồng hoa hướng dương chống phóng xạ
Nhật công bố bản đồ tích lũy phóng xạ
Nhật chế chất bột loại bỏ phóng xạ
|
Các nhân viên đang nỗ lực thanh tẩy phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân hạt nhân Fukushima số 1 bị rò rỉ sau thảm họa kép động đất và sóng thần ngày 11/3. Ảnh: Reuters |
Vật liệu mới là Silic đioxít với vô số lỗ hổng bên trong có đường kính chỉ 2 - 20 nanomét (1 nanomét bằng 1/tỷ mét). Các thành bên trong của mỗi lỗ hổng này được phủ một hợp chất đặc biệt. Tùy thuộc vào loại vật liệu được sử dụng, nó sẽ liên kết với Stronti hoặc đồng vị phóng xạ của Iốt, rồi loại bỏ các chất phóng xạ này ra khỏi nước.
Theo Viện NIMS, một gram vật liệu Silic đioxít có thể hấp thụ 20 milligram đồng vị phóng xạ của Iốt hoặc 13 milligram Stronti hay khoảng 65 tỉ becquerel chất phóng xạ Stronti 90 sản sinh trong các lò phản ứng hạt nhân.
Các vật liệu đang được dùng để thanh tẩy phóng xạ hiện nay cũng có xu hướng lọc bỏ cả Clo (tương tự như Iốt), Magiê và Canxi (tương tự như Stronti). Khi nước biển được sử dụng để làm mát lò phản ứng hạt nhân Fukushima có nồng độ Clo và Magiê cao, các vật liệu khử xạ hiện nay sẽ tập trung loại bỏ những yếu tố này, làm giảm hiệu quả thanh tẩy. Tuy nhiên, vật liệu từ Silic đioxít đã khắc phục được nhược điểm này và thậm chí có thể tái sử dụng trong trường hợp khử đồng vị phóng xạ Iốt.
Kỹ sư trưởng của dự án Sherif El Safty cho biết thêm: "Nếu sản xuất trong nhà máy, bạn có thể tạo ra hàng tấn vật liệu mới này mỗi ngày. Và thậm chí trong phòng thí nghiệm, nó cũng chỉ tiêu tốn 60 - 70 Yen để chế ra một gram vật liệu đó. Nó vô cùng hiệu quả trong việc khử nhiễm xạ".
Thanh Bình