TIN LIÊN QUAN
Theo Physorg, để kiểm tra mức độ ‘keo sơn’ trong mối quan hệ giữa con trống và con mái ở loài chim sẻ vốn có tiếng là những cặp vợ chồng chung thủy trọn đời trong lớp chim, nhóm nghiên cứu đã nuôi một bầy toàn sẻ đực từ lúc nhỏ đến lúc trưởng thành.
Khi trưởng thành, gần như một nửa số chim sẻ đực đã “kết bạn” và cặp đôi với nhau, biểu hiện ở đặc điểm luôn đậu sóng đôi cạnh nhau, luôn hót, rỉa lông và ‘hôn’ nhau.
Một khi các cặp sẻ đực này đã kết cặp như vậy, nhóm nghiên cứu cho những con sẻ mái xuất hiện trong bầy. Các nghiên cứu viên nhận thấy 5 trong 8 cặp đôi sẻ đực đã kết nhau từ chối hoàn toàn những con mái, thay vào đó chọn tiếp tục mối quan hệ cặp đôi với đối tác đực của mình.
Tờ BBC dẫn lời dẫn giải của Elie rằng việc chọn “bạn xã hội” bất kể giới tính của loài chim này có thể là ưu tiên quan trọng nhất. Nói theo cách khác, loài sẻ zebra tìm kiếm ở “bạn” mình sự chung sống có đôi cặp và sự hòa nhập xã hội hơn là để nhằm nhiệm vụ sinh sản.
Kết quả nghiên cứu này giúp chứng minh việc kết cặp ở các loài động vật có thể là vấn đề phức tạp, không đơn thuần chỉ nhằm mục đích ‘tái sản xuất’. Ít nhất đối với loài chim sẻ zebra, việc chọn được một ‘đối tác’ thích hợp là yếu tố quan trọng đối với sự sinh tồn hơn là một trò vui. Các con chim kết cặp với nhau để bảo vệ thức ăn chúng đã kiếm được và để chống lại những kẻ săn mồi, bà Elie nhấn mạnh thêm.
Tuy các tác giả nghiên cứu có đề cập đến các loại hoạt động mà những con chim đồng tính tham gia một khi chúng đã chọn bạn, các nhà nghiên cứu không đề cập liệu rằng các con chim trống có làm tình với nhau hay không, một vấn đề chìa khóa để nhận diện những con chim này đích thị là ‘gay’. Ngoài ra, vấn đề có hay không một mối quan hệ ‘đồng tính’ tương tự ở các con chim mái cũng chưa được nghiên cứu.
Có rất nhiều hiện tượng cặp đôi đồng tính trong tự nhiên như ở loài mòng biển và hải âu lớn, các con đực vẫn cặp đôi với nhau, trong khi chúng vẫn làm tình với con mái.
Phan Khôi
Các con chim sẻ zebra đực ‘đồng tính’ luôn đậu sóng đôi cạnh nhau, luôn hót, rỉa lông và ‘hôn’ nhau. Ảnh: Cltampa. |
Khi trưởng thành, gần như một nửa số chim sẻ đực đã “kết bạn” và cặp đôi với nhau, biểu hiện ở đặc điểm luôn đậu sóng đôi cạnh nhau, luôn hót, rỉa lông và ‘hôn’ nhau.
Một khi các cặp sẻ đực này đã kết cặp như vậy, nhóm nghiên cứu cho những con sẻ mái xuất hiện trong bầy. Các nghiên cứu viên nhận thấy 5 trong 8 cặp đôi sẻ đực đã kết nhau từ chối hoàn toàn những con mái, thay vào đó chọn tiếp tục mối quan hệ cặp đôi với đối tác đực của mình.
Tờ BBC dẫn lời dẫn giải của Elie rằng việc chọn “bạn xã hội” bất kể giới tính của loài chim này có thể là ưu tiên quan trọng nhất. Nói theo cách khác, loài sẻ zebra tìm kiếm ở “bạn” mình sự chung sống có đôi cặp và sự hòa nhập xã hội hơn là để nhằm nhiệm vụ sinh sản.
Kết quả nghiên cứu này giúp chứng minh việc kết cặp ở các loài động vật có thể là vấn đề phức tạp, không đơn thuần chỉ nhằm mục đích ‘tái sản xuất’. Ít nhất đối với loài chim sẻ zebra, việc chọn được một ‘đối tác’ thích hợp là yếu tố quan trọng đối với sự sinh tồn hơn là một trò vui. Các con chim kết cặp với nhau để bảo vệ thức ăn chúng đã kiếm được và để chống lại những kẻ săn mồi, bà Elie nhấn mạnh thêm.
Tuy các tác giả nghiên cứu có đề cập đến các loại hoạt động mà những con chim đồng tính tham gia một khi chúng đã chọn bạn, các nhà nghiên cứu không đề cập liệu rằng các con chim trống có làm tình với nhau hay không, một vấn đề chìa khóa để nhận diện những con chim này đích thị là ‘gay’. Ngoài ra, vấn đề có hay không một mối quan hệ ‘đồng tính’ tương tự ở các con chim mái cũng chưa được nghiên cứu.
Có rất nhiều hiện tượng cặp đôi đồng tính trong tự nhiên như ở loài mòng biển và hải âu lớn, các con đực vẫn cặp đôi với nhau, trong khi chúng vẫn làm tình với con mái.
Phan Khôi