Các nhà khoa học Canada tuyên bố đã phát hiện 9 loài ếch có răng nanh mới tại đảo Sulawesi, Indonesia.
Nhà sinh vật học Ben Evans thuộc ĐH McMaster, Canad cùng các cộng sự đã dành nhiều năm thám hiểm vào ban đêm dọc theo các con sông trong các khu rừng trên đảo Sulawesi, bất chấp nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là rắn hổ mang. Kết quả là, họ đã bắt được 683 con thuộc 13 loài ếch có răng nanh khác nhau.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích ADN và lập bản đồ phân bố của 13 loài ếch có răng nanh, xác định chúng thuộc chi ếch Limnonectes, trong số này có 9 loài mới đối với giới khoa học.
Theo bài báo đăng trên tạp chí National Geographic (Mỹ), răng nanh của các loài ếch này không phải là răng thực sự mà là phần xương hàm nhô lên và một vài chiếc răng trong số chúng không thể nhìn thấy qua khe nướu.
Giáo sư Evans hiện chưa biết rõ vì sao các loài ếch này lại tiến hóa có răng nanh, nhưng có một khả năng là chúng dùng răng giả như gai nhọn để giữ chặt con mồi bắt được trong nước như nòng nọc, côn trùng và cả những con cá nhỏ.
Ngoài ra, có thể chúng dùng răng nanh để chiến đấu với những con ếch đực khác nhằm bảo vệ lãnh thổ hoặc để tự vệ trước kẻ thù. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa ghi nhận được trường hợp nào ếch dùng răng để cắn người.
Các loài ếch có răng nanh trên đảo Sulawesi rất đa dạng về hình thái cơ thể, một vài loài to lớn với chiều dài cơ thể khoảng 10cm và màng chân rộng giúp chúng dễ dàng “bơi” nhanh trong nước. Ngược lại, một số loài khác nhỏ hơn với chiều dài cơ thể khoảng 5cm và có màng chân hẹp giúp chúng thích nghi tốt hơn với phần lớn cuộc sống trên cạn.
Bên cạnh việc phát hiện sự đa dạng của các loài ếch có răng nanh trên đảo Sulawesi, giáo sư Evans còn bày tỏ mối lo ngại: “Trong quá trình nghiên cứu, vài loài ếch có răng nanh được chúng tôi thu thập trong các khu vực rừng bị tác động nghiêm trọng bởi vấn nạn khai thác gỗ, nhiều nơi chúng tôi quay trở lại vài năm sau thì nhận thấy các khu rừng tại đây đã biến mất”.
Các nhà khoa học không nghĩ các loài ếch có răng nanh này có thể bị tuyệt chủng, nhưng chính quyền địa phương cần có những biện pháp bảo tồn ưu tiên chúng trên hòn đảo này.
Huỳnh Phương
Phát hiện mới: Bò sát biển không đẻ trứng
Cận cảnh 10 loài ếch mới phát hiện tại Ấn Độ
Phát hiện mới về người tiền sử
Cận cảnh 10 loài ếch mới phát hiện tại Ấn Độ
Phát hiện mới về người tiền sử
Nhà sinh vật học Ben Evans thuộc ĐH McMaster, Canad cùng các cộng sự đã dành nhiều năm thám hiểm vào ban đêm dọc theo các con sông trong các khu rừng trên đảo Sulawesi, bất chấp nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là rắn hổ mang. Kết quả là, họ đã bắt được 683 con thuộc 13 loài ếch có răng nanh khác nhau.
Một loài ếch có răng nanh mới phát hiện trên đảo Sulawesi. Ảnh: National Geographic. |
Theo bài báo đăng trên tạp chí National Geographic (Mỹ), răng nanh của các loài ếch này không phải là răng thực sự mà là phần xương hàm nhô lên và một vài chiếc răng trong số chúng không thể nhìn thấy qua khe nướu.
Một loài ếch có răng nanh khác mới phát hiện. Ảnh: National Geographic. |
Ngoài ra, có thể chúng dùng răng nanh để chiến đấu với những con ếch đực khác nhằm bảo vệ lãnh thổ hoặc để tự vệ trước kẻ thù. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa ghi nhận được trường hợp nào ếch dùng răng để cắn người.
Một loài ếch có răng nanh bảo vệ ổ trứng trên lá cây tại đảo Sulawesi. Ảnh: National Geographic. |
Một trong 9 loài ếch có răng mới đối với giới khoa học. Ảnh: National Geographic. |
Các nhà khoa học không nghĩ các loài ếch có răng nanh này có thể bị tuyệt chủng, nhưng chính quyền địa phương cần có những biện pháp bảo tồn ưu tiên chúng trên hòn đảo này.
Huỳnh Phương