Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đang cố gắng nuôi cấy các bộ phận từ tế bào gốc để thay thế cho những người bị bệnh tim. Dự kiến, các bộ phận này sẽ được thử nghiệm trên người trong vòng 5 năm tới.
TIN LIÊN QUAN
Các nhà khoa học, đến từ Viện y tế quốc gia Hồng Kông, Viên nghiên cứu tế bào gốc Harvard và Trường đại học y tế Mount Sinai tại Mỹ, đã tạo thành công cơ tim từ tế bào gốc. Nhóm nghiên cứu muốn phát triển cơ tim để thay thế các bộ phận tim bị tổn thương, giúp trái tim hoạt động bình thường trở lại.
“Khi bạn lên cơn đau tim, có rất ít thời gian để hồi phục những bộ phận tim bị tổn thương. Nhưng bạn có thể hồi phục những tổn thương này bằng một mô cơ nhỏ, giúp trái tim hoạt động khỏe mạnh trở lại như ban đầu”, tiến sĩ Ronald Li, giám đốc Hiệp hội nghiên cứu tế bào gốc và y học tái sinh – đại học Hong Kong và là người đứng đầu nghiên cứu, cho biết.
Các nhà khoa học sẽ sử dụng tế bào gốc của bào thai người để nuôi cấy thành những bó cơ tim và máy điều hòa nhịp tim dành cho những bệnh nhân bị loạn nhịp tim hay tim đập không điều.
Sau khi nuôi cấy thành công trong phòng thí nghiệm, nhóm nghiên cứu dự định sẽ cấy các mô cơ tim tạo ra từ tế bào gốc và máy điều hòa nhịp tim trên cơ thể lợn. Tiến sĩ Ronald Li cho biết nhóm nghiên cứu của ông lựa chọn lợn để thí nghiệm đầu tiên bởi vì cơ chế hoạt động của tim lợn cũng tương tự như cơ chế hoạt động của tim người.
Nếu thành công, phương pháp này sẽ được tiến thành thử nghiệm trên người. Các nhà khoa học sẽ nuôi cấy các bộ phận tim bị tổn tương từ tế bào gốc của bệnh nhân trước khi cấy trở lại vị trí tim bị tồn thương.
Tế bào gốc là nguồn gốc của tất cả các tế bào và các mô của cơ thể. Chúng có thể tạo ra tất cả các loại tế bào của cơ quan sinh nó. Với khả năng tạo ra nhiều loại tế bào khác nhau và khả năng tự thay mới của tế bào gốc, các nhà khoa học hy vọng khai thác tế bào gốc để điều trị nhiều loại bệnh và các rối loạn, bao gồm bệnh ung thư, bệnh tiểu đường và các chấn thương.
Hà Hương
TIN LIÊN QUAN
"Nuôi" thành công tinh trùng từ tế bào gốc
Sản xuất thịt bò nhân tạo từ tế bào gốc
Cấy ghép tế bào gốc để chữa mù
Sản xuất thịt bò nhân tạo từ tế bào gốc
Cấy ghép tế bào gốc để chữa mù
Trong vòng 5 năm tới, các bộ phận tim "nuôi" từ tế bào gốc sẽ được thử nghiệm trên người. Ảnh minh họa. |
Các nhà khoa học, đến từ Viện y tế quốc gia Hồng Kông, Viên nghiên cứu tế bào gốc Harvard và Trường đại học y tế Mount Sinai tại Mỹ, đã tạo thành công cơ tim từ tế bào gốc. Nhóm nghiên cứu muốn phát triển cơ tim để thay thế các bộ phận tim bị tổn thương, giúp trái tim hoạt động bình thường trở lại.
“Khi bạn lên cơn đau tim, có rất ít thời gian để hồi phục những bộ phận tim bị tổn thương. Nhưng bạn có thể hồi phục những tổn thương này bằng một mô cơ nhỏ, giúp trái tim hoạt động khỏe mạnh trở lại như ban đầu”, tiến sĩ Ronald Li, giám đốc Hiệp hội nghiên cứu tế bào gốc và y học tái sinh – đại học Hong Kong và là người đứng đầu nghiên cứu, cho biết.
Các nhà khoa học sẽ sử dụng tế bào gốc của bào thai người để nuôi cấy thành những bó cơ tim và máy điều hòa nhịp tim dành cho những bệnh nhân bị loạn nhịp tim hay tim đập không điều.
Sau khi nuôi cấy thành công trong phòng thí nghiệm, nhóm nghiên cứu dự định sẽ cấy các mô cơ tim tạo ra từ tế bào gốc và máy điều hòa nhịp tim trên cơ thể lợn. Tiến sĩ Ronald Li cho biết nhóm nghiên cứu của ông lựa chọn lợn để thí nghiệm đầu tiên bởi vì cơ chế hoạt động của tim lợn cũng tương tự như cơ chế hoạt động của tim người.
Nếu thành công, phương pháp này sẽ được tiến thành thử nghiệm trên người. Các nhà khoa học sẽ nuôi cấy các bộ phận tim bị tổn tương từ tế bào gốc của bệnh nhân trước khi cấy trở lại vị trí tim bị tồn thương.
Tế bào gốc là nguồn gốc của tất cả các tế bào và các mô của cơ thể. Chúng có thể tạo ra tất cả các loại tế bào của cơ quan sinh nó. Với khả năng tạo ra nhiều loại tế bào khác nhau và khả năng tự thay mới của tế bào gốc, các nhà khoa học hy vọng khai thác tế bào gốc để điều trị nhiều loại bệnh và các rối loạn, bao gồm bệnh ung thư, bệnh tiểu đường và các chấn thương.
Hà Hương