Các chuyên gia cảnh báo việc sản xuất ăcquy chì-axit để tích trữ năng lượng Mặt trời sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường và các bệnh nguy hiểm ở trẻ em.

TIN LIÊN QUAN

Việc sử dụng ăc quy chì-axit để tích trữ năng lượng thu được sẽ là nguồn gốc ô nhiễm tại các nước đang phát triển như Trung Quốc. Ảnh minh họa.

Năng lượng mặt trời thường được coi là nguồn năng lượng sạch về mặt sinh thái. Tuy nhiên, Chris Cherry, giáo sư về các công nghệ dân dụng và sinh thái thuộc trường Đại học Tennessy đã phát hiện rằng tại các nước đang phát triển, nguồn năng lượng này lại là nguồn gốc gây ra ô nhiễm.

Lý do giáo sư Chris đưa ra là, tại các nước này, người ta dùng ăcquy chì-axit để tích trữ năng lượng từ Mặt trờ, do đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Chẳng hạn riêng ở Trung Quốc và Ấn Độ ngành năng lượng mặt trời hàng năm sẽ thải ra môi trường trên 2,4 triệu tấn chì.

Công nghiệp ăcquy là một trong những ngành tiêu thụ chì lớn nhất, dùng tới khoảng 80% lượng kim loại này sản xuất ra trên thế giới. Tại các nước đang phát triển, ngành sản xuất ăcquy chì tăng rất nhanh vì họ có yêu cầu rất lớn về loại ăcquy giá rẻ này. Hiện tượng “bùng nổ chì” liên quan đến việc phổ cập năng lượng mặt trời và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của dân chúng và gây ô nhiễm môi trường.

Nạn ô nhiễm chì gây ra nhiều hậu quả, tác động xấu đến hệ thần kinh trung ương, thận, hệ tim mạch và hệ sinh sản. Trẻ em có nồng độ chì trong máu cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình nhận thức, có hành vi hiếu động và hung hãn.

Chris Cherry nghiên cứu kế hoạch nhà nước về triển khai năng lượng mặt trời và dự báo sự tình hình phảt triển đến năm 2022. Ông đã nhận ra sự thiếu hoàn thiện của quá trình công nghệ tại các nước đang phát triển sẽ dẫn đến sự rò rỉ nghiêm trọng chì trong quá trình sản xuất. Ví dụ khi khai thác, nấu chảy chì và sản xuất ăcquy, tại Trung Quốc 33% sản lượng kim loại độc hại này đã bị thất thoát ra môi trường, còn ở Ấn Độ là 22%.

Các phương tiện thông tin đại chúng vừa đưa tin, do ô nhiễm chì đã đạt đến mức độ quá tồi tệ, nên  chính phủ Trung Quốc đã buộc phải đóng cửa 583 nhà máy chế biến chì để sản xuất ăcquy.

Chris Cherry nhận ra sự kiện đáng buồn này: “Nếu không hiện đại hoá ngành sản xuất ăcquy chì, áp dụng những công nghệ hiện đại để lưu trữ nguồn điện năng (như ở các nước tiên tiến) và đưa vào mạng điện “thông minh”, thì tình hình ô nhiễm chì tại các nước đang phát triển càng xấu đi nếu càng phát triển công nghiệp năng lượng tái sinh”.

Tuấn Hà (Theo Rbc)