Những con bọ cánh cứng "mù quáng" cứ cố giao hoan với một cái vỏ chai bia màu nâu cho đến khi mất mạng. Đó là kết quả của công trình nghiên cứu được trao giải Ig Nobel do giáo sư Darryl Gwynne thuộc ĐH Toronto thực hiện.
TIN LIÊN QUAN
Đây là trường hợp điển hình của hiện tượng sự thu hút nhầm lẫn, bởi vỏ bia có đầy đủ các đặc điểm quyến rũ đối với bọ kim cương đực: to, màu cam nâu, bề mặt hơi gợn sóng phản xạ ánh sáng giống như lớp cánh của bọ cái.
Trong cơn khao khát tình dục, con đực của một số loài thường phạm phải những sai lầm nghiêm trọng. |
Nhờ phát hiện này mà Gwynne cùng đồng nghiệp David Rent đã được giải Ig Nobel của năm nay. Họ thực hiện công trình nghiên cứu này ở miền tây nước Úc, nơi họ phát hiện ra điều bất thường giữa những con bọ và những chiếc vỏ bia bị vứt lại trên đường.
Giải Ig Nobel là giải thưởng "nhại" giải Nobel, được trao tặng vào đầu mùa thu hàng năm - gần với thời gian công bố giải Nobel chính thức - cho 10 thành tựu mà "đầu tiên làm con người cười, sau đó làm họ suy nghĩ". |
Ngoại hình của cái chai quyến rũ và giống với "người trong mộng" của chúng tới nỗi những con bọ đực khước từ luôn mạng sống của mình.
Khi công bố kết quả công trình nghiên cứu, hai tác giả của giải Ig Nobel này không chỉ muốn nói về một sự kiện hài hước. Theo Gwynne, thông điệp họ muốn chuyển tải nghiêm túc hơn nhiều: rác thải của con người không chỉ làm xấu cảnh quan, ảnh hưởng đến môi trường mà còn gây tác hại đến nhiều loài khác.
Gwynne cho biết, phát hiện này cũng củng cố cho một lý thuyết chọn lọc giới tính: những cá thể đực của một số loài, khi đang trong cơn khao khát tình dục, thường phạm phải những sai lầm nghiêm trọng."
Cao Nguyên