Nhật Bản vừa tuyên bố nhà máy điện hạt nhân Fukushima sẽ bắt đầu đóng cửa từ hôm nay.
Nhà máy Fukushima Daiichi nằm cách thủ đô Tokyo 240km, đã bị tàn phá nặng nề trong trận động đất – sóng thần ngày 11/3. Hệ thống làm mát của nhà máy đã bị hỏng nặng khiến cho các thanh nhiên liệu tan chảy, rò rỉ phóng xạ ra ngoài môi trường và buộc chính quyền phải sơ tán dân cư trong vùng.
Đã ổn định
“Đã đến lúc nhà máy cần phải đóng cửa”, Thủ tướng Yoshihiko Noda tuyên bố trong cuộc họp với lực lượng phản ứng khẩn cấp về hạt nhân của Chính phủ trưa nay. Theo ông Noda, tình hình hiện đã ổn định, mức độ phóng xạ ở rìa nhà máy đã được duy trì ở mức thấp. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng phải mất tối thiểu 40 năm khu vực này mới có thể thực sự “dọn sạch” và những sự cố có thể xảy ra trong tương lai tại đây là “không thể đoán trước”.
Kể từ tối nay, nguồn nước được dùng để làm mát các thanh nhiên liệu sẽ được giữ ở dưới mức điểm sôi, nhằm ngăn chặn nhiên liệu tăng nhiệt trở lại. Một trong những mục tiêu chính của nhà máy điện Tokyo Electric Power là có thể “đóng lạnh” các lò phản ứng trước cuối năm.
Sau nhiều tháng nỗ lực, nhiệt độ nước ở cả ba khu vực có lò phản ứng đều đã giảm xuống dưới điểm sôi (100 độ C) vào tháng 9. Tuy nhiên Tepco tỏ ra thận trọng về việc chính thức công bố đóng cửa nhà máy. Lý do mà họ đưa ra là muốn theo dõi thêm xem nhiệt độ và lượng phóng xa đã ổn định hay chưa.
Giảm nhẹ vai trò
Ông Kazuhiko Kudo, Giáo sư khoa Hạt nhân tại Đại học Kyushu cho rằng, trong thời gian tới, nhà chức trách vẫn cần xác định rõ tình trạng của các thanh nhiên liệu tan chảy bên trong lò phản ứng, đồng thời ổn định hóa hệ thống làm mát. “Những gì họ sẽ làm tiếp theo mới là quan trọng”, ông cho biết.
Chính phủ và Tepco dự định di chuyển những thanh nhiên liệu chưa bị hư hỏng khỏi Fukushima trong năm 2012. Trong khi đó, việc thu hồi thanh nhiên liệu đã bị nóng chảy sẽ không thể xúc tiến trước năm 2021.
Có thể nói, vụ khủng hoảng tại Fukushima đã làm lung lay nghiêm trọng niềm tin của dư luận về năng lượng hạt nhân và Nhật Bản hiện đang cân nhắc lại những kế hoạch trước đó về về việc tăng tỷ lệ đóng góp của điện hạt nhân từ 30% (năm 2010) lên 50% (vào năm 2030).
Tất nhiên, Nhật Bản sẽ không rút lui ngay khỏi điện hạt nhân, nhưng nhiều người tin rằng, điện hạt nhân sẽ giữ vai trò ít quan trọng hơn trong chiến lược phát triển của nước này thời gian tới.
Trọng Cầm
Nhật sa thải các quan chức hạt nhân
Nhật vừa công bố quyết định cách chức 3 quan chức cấp cao chịu trách nhiệm về chính sách và sự an toàn
điện nguyên tử trước cuộc khủng hoảng đang tiếp diễn tại nhà máy điện
hạt nhân Fukushima Daiichi.
Nhật kiểm tra an toàn mọi nhà máy hạt nhân
<div style="text-align: justify;">Nhà chức trách Nhật sẽ tiến hành các cuộc kiểm tra an toàn tại tất cả các nhà máy hạt nhân để xác định khả năng chống chịu của những cơ sở này trước các thảm họa lớn như sóng thần, động đất, ...
IAEA: Sự cố hạt nhân Fukushima khác xa Chernobyl?
Ngày 12/4, Phó Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA)
Denis Flory tuyên bố sự cố phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima
số 1 của Nhật Bản hoàn toàn khác so với thảm họa Chernobyl.
Nhật tăng báo động hạt nhân lên cấp cao nhất
Nhà chức trách Nhật Bản vừa tuyên bố nâng mức báo động hạt nhân tại
nhà máy điện Fukushima Daiichi lên cấp 7, cấp cao nhất trong thang xếp
hạng sự cố nguyên tử quốc tế.
|